Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhà trường được thu những khoản gì đầu năm học?

Các khoản nhà trường được thu của học sinh đầu năm học 2023 - 2024

Nhà trường được thu những khoản gì đầu năm học? Năm học 2023 - 2024 nhà trường được thu những khoản phí nào? Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Những khoản phí đầu năm học nhà trường được phép thu

Ngoài nội dung các khoản thu từ Điều 3 đến Điều 12 (trừ Điều 11) của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, các cơ sở giáo dục công lập không được thu bất kỳ các khoản thu nào khác.

Về khoản thu học phí, các cơ sở giáo dục công lập thu học phí theo Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND thành phố quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2023-2024.

Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định; công khai mức thu học phí theo quy định.

Về các khoản thu khác, các cơ sở giáo dục công lập thực hiện theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND thành phố ban hành quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội, trừ Điều 11.

Các cơ sở giáo dục thực hiện thu, chi các khoản thu khác phải bảo đảm nguyên tắc thu đủ, chi đủ, đúng mục đích, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, thu nhập trên từng địa bàn. Mức thu căn cứ trên cơ sở dự toán chi phí, nội dung chi, phải được thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện, có sự thống nhất của ban giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên (UBND quận, huyện, thị xã hoặc Sở GD&ĐT theo phân cấp quản lý) trước khi ban hành.

Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý, đối với việc dạy thêm, học thêm, cần thực hiện nghiêm túc quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT, Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT về việc công bố hết hiệu lực các Điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT, Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội và các văn bản liên quan khác. Nhà trường thanh, quyết toán tiền học thêm đúng quy định hiện hành; Mức chi và tỷ lệ phân bổ chi phải được thông qua hội đồng trường và được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm của đơn vị.

Đối với khoản thu về quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu, nhà trường thực hiện theo Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên.

Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý, ngoài nội dung các khoản thu từ Điều 3 đến Điều 12 (trừ Điều 11) của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND, các cơ sở giáo dục công lập không được thu bất kỳ các khoản thu nào khác.

Những khoản nhà trường được phép thu

Ăn bán trú:

Tiền ăn: thỏa thuận với cha mẹ học sinh

Chăm sóc bán trú: Không quá 150.000 đồng/học sinh/tháng

Trang thiết bị phục vụ bán trú: Mầm non: Không quá 150.000 đồng/học sinh/năm; Tiểu học, THCS: Không quá 100.000 đồng/học sinh/năm.

Tiền học 2 buổi/ngày:

Học sinh Tiểu học: Không quá 100.000 đồng/ học sinh/tháng,

Học sinh Trung học cơ sở: Không quá 150.000 đồng/ học sinh/tháng.

Học phẩm: Học sinh Mầm non không quá 150.000 đồng/học sinh/năm học.

Nước uống: Học sinh (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên): Không quá 12.000 đồng/học sinh/tháng.

Bảo hiểm y tế học sinh: Thực hiện theo Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ qui định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điểu của Luật Bảo hiểm Y tế, Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của Liên Bộ Y tế - Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm Y tế.

Dạy thêm, học thêm trong nhà trường: Thực hiện theo Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 25/6/2013 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Viện trợ, quà biếu, tặng, cho:

Các trường được phép tiếp nhận các nguồn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật. Đây là nguồn thu hợp pháp của các trường. Các nguồn thu này phải được ghi chép, quản lý thống nhất qua hệ thống sổ sách kế toán vá được chi tiêu theo thỏa thuận với các đơn vị viện trợ, tặng, biếu và quy chế chi tiêu nội bộ của trường theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Thông tư sổ 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Tài trợ:

Thực hiện theo quy định tại Thông tư 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ GD&ĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Về quần áo đồng phục, quần áo thể dục thế thao, phù hiệu:

Thực hiện theo Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT ngày 30/9/2009 của Bộ GD&ĐT quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tổt nghiệp của học sinh và sinh viên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm