Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

08 khoản tiền nhà trường tuyệt đối không được thu của học sinh

Các khoản tiền chi bảo vệ cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học, hỗ trợ công tác quản lý tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục... là những khoản tiền không được phép thu của phụ huynh học sinh. Mời các bạn cùng các bậc phụ huynh tham khảo chi tiết 08 khoản tiền nhà trường tuyệt đối không được thu của học sinh. Biết các quy định này, phụ huynh học sinh sẽ nắm rõ quy định và cần nộp những khoản nào.

Các khoản phí phụ huynh không phải đóng góp trong năm học mới

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản thu mà ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học bao gồm:

TT

Các khoản nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh

không được thu của học sinh

1

Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện

2

Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường

3

Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh

4

Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường

5

Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường

6

Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường

7

Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục

8

Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường

Như vậy, ban đại diện cha mẹ học sinh cũng như nhà trường không được thu các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện và các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Đồng thời, được thu thêm các khoản có sự thỏa thuận với cha mẹ học sinh như: Tiền ăn bán trú, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú, tiền mua học phẩm với trẻ mầm non, tiền vệ sinh, tiền nước uống, tiền đồng phục học sinh, quần áo thể thao, phù hiệu trường, thẻ học sinh...

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 146/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 86/2015/NĐ-CP;
  • Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT;
  • Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT;
  • Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT.

Các nhà trường cũng cần lưu ý thực hiện việc giãn thời gian thu, không tổ chức thu gộp nhiều khoản trong cùng một thời điểm. Thông thường các khoản thu trên tại các địa phương đều có quy định cụ thể, các nhà trường tổ chức thu cũng phải được phê duyệt của cấp trên.

Những khoản tiền nhà trường được phép thu

  • Học phí
  • BHYT học sinh
  • Dạy thêm, học thêm tại trường
  • Các khoản tài trợ, viện trợ
  • Quần áo đồng phục, thể dục thể thao, phù hiệu

Tùy theo từng quy định của địa phương khác nhau mà tại một số nhà trường sau khi đã có sự trao đổi với phụ huynh học sinh và thống nhất còn có khoản thu khác với học sinh như:

  • Tiền học 2 buổi/ ngày
  • Nước uống học sinh
  • Tiền ăn, chăm sóc bán trú
  • Học phẩm cho học sinh mầm non

Ban đại diện cha mẹ học sinh được phép thu những khoản tiền nào?

Bên cạnh 08 khoản tiền nhà trường tuyệt đối không được thu của học sinh, thì sẽ có 2 khoản tiền Ban đại diện cha mẹ học sinh được phép thu như sau:

Theo Điều 10 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như sau:

- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:

+ Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.

+ Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.

- Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh:

+ Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến;

+ Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.

- Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:

+ Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.

+ Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Như vậy, theo quy định trên, ta thấy Ban đại diện cha mẹ học sinh được phép thu tiền từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.

Trên đây toàn bộ là 08 khoản tiền nhà trường tuyệt đối không được thu của học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản chỉ đạo và quán triệt thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
37
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm