Những việc giáo viên cần làm đầu năm học 2024 - 2025
Năm học mới với nhiều công việc cần chuẩn bị để chào đón các em học sinh quay trở lại lớp học sau kỳ nghỉ hè. Mời các thầy cô hãy tham khảo một số công việc cần chuẩn bị cho năm học mới dành cho giáo viên và giáo viên chủ nhiệm trong bài viết sau đây của VnDoc. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Dành cho giáo viên.
Những công việc giáo viên cần chuẩn bị đầu năm học
- 1. Một số công việc cần chuẩn bị cho năm học mới của giáo viên
- 2. Các công việc cần chuẩn bị đầu năm học của giáo viên chủ nhiệm
- 3. 10 cách giáo viên có thể chuẩn bị cho năm học mới
- 3.1. Tạo một checklist trước khi lập kế hoạch cho năm học mới
- 3.2. Chuẩn bị tất cả đồ dùng và tài liệu trong lớp học
- 3.3. Tạo nội quy và quy trình cho lớp học
- 3.4. Tạo trang web lớp học
- 3.5. Tạo các hoạt động cho buổi sáng và các trò chơi học tập
- 3.6. Xem lại kế hoạch giảng dạy của tuần và ngày đầu
- 3.7. Viết thư chào mừng học sinh và gửi cho phụ huynh
- 3.8. Thiết lập cách thức giao tiếp với phụ huynh
- 3.9. Trang trí bảng thông báo
- 3.10. Tổ chức lớp học
- 4. Cách gây ấn tượng tốt với học sinh trong ngày đầu năm học mới
- 5. Giáo viên cần làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học?
- 5.1. Tìm hiểu, nắm bắt đối tượng học sinh
- 5.2. Hoàn thiện tổ chức lớp
- 5.3. Lập sơ đồ tổ chức lớp học
- 5.4. Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể
- 5.5. Giáo dục đạo đức học sinh qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm
- 5.6. Học sinh tự giáo dục bằng sổ nhật kí
- 5.7. Phối hợp với giáo viên bộ môn
- 5.8. Liên hệ với phụ huynh học sinh
- 5.9. Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể
- 5.10. Giáo dục học sinh cá biệt
1. Một số công việc cần chuẩn bị cho năm học mới của giáo viên
- Xác định nhiệm vụ giáo dục, dạy học của cá nhân gắn với kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường và tổ chuyên môn;
- Xây dựng kế hoạch dạy học theo chương trình dạy học và chuẩn kiến thức kỹ năng;
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy mũi nhọn (nếu được phân công).
- Xây dựng kế hoạch, giáo dục.
- Soạn giáo án.
- Trang trí lớp học thân thiện với học sinh
- Chuẩn bị một số trò chơi cho học sinh tiểu học để tạo không khí vui vẻ trong lớp học.
- Tham khảo một số mẫu trang trí bảng chào đón học sinh
- Lên kế hoạch họp phụ huynh đầu năm học
2. Các công việc cần chuẩn bị đầu năm học của giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định của hiệu trưởng đối với cả lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch đồng thời theo dõi, đánh giá việc thực hiện của học sinh.
2.1. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
Để công tác chủ nhiệm đạt kết quả như mong muốn đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải lập kế hoạch chủ nhiệm lớp.
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, người giáo viên chủ nhiệm cần chú ý bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch công tác giáo dục của trường, của ngành; đặc điểm tình hình lớp, số lượng, mặt mạnh,mặt yếu, thuận lợi, khó khăn, học sinh có năng khiếu về các lĩnh vực, học sinh cá biệt; đặc điểm gia đình học sinh.
Sau khi nắm các cơ sở trên, giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch hoạt động cho năm học, cơ cấu lớp, mục tiêu phấn đấu (học tập, nề nếp, các phong trào khác) biện pháp thực hiện. Từ kế hoạch cả năm giáo viên chủ nhiệm lần lượt lập kế hoạch tháng, tuần.
2.2. Lựa chọn và phân công nhiệm vụ cho Ban cán sự lớp
Lựa chọn Ban cán sự lớp là khâu cực kì quan trọng góp phần đưa phong trào của lớp phát triển theo hướng tích cực. Ban cán sự lớp là những hạt nhân nòng cốt, là đầu tàu trong tất cả các công việc.
Không phải khi nào giáo viên chủ nhiệm cũng có mặt trên lớp, do đó Ban cán sự lớp chính là đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm. Làm tốt khâu này sẽ quyết định một nửa thành công trong công tác chủ nhiệm của người giáo viên.
2.3. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh
Nhằm nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực các phong trào hoạt động cũng như để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm, trong phiên họp phụ huynh đầu năm nên phổ biến cho phụ huynh nội dung các phong trào, nêu rõ tình hình lớp chủ nhiệm, những nội dung cần sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh.
Để tiện việc trao đổi thông tin, tránh đi lại nhiều, giáo viên chủ nhiệm đề nghị phụ huynh cung cấp số điện thoại liên lạc và lập thành danh bạ điện thoại cho lớp, cung cấp số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm, của trường để phụ huynh tiện liên hệ khi cần thiết; chủ động tiếp xúc với gia đình học sinh đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, tạo sự gần gũi, thân thiện, giúp học sinh tự tin và yên tâm hơn trong học tập và rèn luyện.
2.4. Đặt trọng tâm vào vai trò đoàn kết của tập thể lớp
Các hoạt động của tập thể lớp luôn luôn đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên trong lớp. Do đó để xây dựng tập thể đoàn kết, xây dựng phong trào thi đua của lớp, giáo viên chủ nhiệm cần nêu cao truyền thống học tập của trường, của lớp ở những năm học trước, từ đó có tác dụng cổ vũ, khích lệ các em vươn lên để giữ vững truyền thống đó; phát huy năng lực của các thành viên tích cực trong lớp;
Đề ra tiêu chí thi đua đầu năm học, tổ chức tổng kết đánh giá hàng tuần, hàng tháng, tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt phong trào thi đua.
Tăng cường vận động, thuyết phục, kích thích lòng nhiệt tình, sự say mê hoạt động đồng thời nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những học sinh có hành vi chây lười làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục chung.
2.5. Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường
Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm cần chú ý rèn luyện đạo đức, tác phong của bản thân, nêu cao trách nhiệm với công tác, với học sinh, đi đầu trong các phong trào; luôn đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động một cách sáng tạo để tạo không khí vui vẻ, tạo sự đoàn kết trong tập thể lớp; kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường để tạo sự đồng bộ trong khi giáo dục, nâng cao chất lượng của các phong trào lớp.
3. 10 cách giáo viên có thể chuẩn bị cho năm học mới
3.1. Tạo một checklist trước khi lập kế hoạch cho năm học mới
Điều này sẽ giúp bạn xác định tất cả các trách nhiệm trong lớp học của bạn và suy nghĩ về tất cả các chi tiết chính liên quan trước khi bước vào năm học . Nó chia danh sách kiểm tra thành các lĩnh vực quan trọng — chẳng hạn như các công việc cần thiết và giảng dạy. Khi bạn thực hiện công việc trong danh sách, hãy chắc chắn bạn đã đánh dấu từng công vệc mà bạn đã hoàn thành.
3.2. Chuẩn bị tất cả đồ dùng và tài liệu trong lớp học
Nếu bạn là giáo viên mới (hoặc nếu bạn thay đổi khối lớp), bạn nên liên hệ với trường học của mình để tìm hiểu các tài liệu và nguồn cung cấp sẵn có. Tận dụng mọi thứ mà bạn có thể nhận được miễn phí, và sau đó tạo danh sách tất cả các mục khác mà bạn có thể cần đến trong năm. Các vật phẩm bổ sung có thể bao gồm bút chì, bút, giấy, phong bì, dập ghim, bút đánh dấu khô và các đồ dùng cần thiết khác. Đây cũng là thời điểm tốt để làm biểu mẫu xin phép, phiếu điểm danh, và sơ đồ chỗ ngồi.
3.3. Tạo nội quy và quy trình cho lớp học
Đây là yếu tố then chốt để thiết lập một lớp học có kỷ luật tốt. Nhưng thay vì chỉ ra một loạt các quy định trong ngày đầu tiên, hãykhuyến khích học sinh của bạn cùng nhau đưa ra một danh sách các quy tắc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi học sinh cùng xây dựng kỷ luật chúng có xu hướng sẵn sàng tuân thủ theo, rất nhiều quy tắc mà học sinh vạch ra sẽ trùng với mong muốn của bạn.
3.4. Tạo trang web lớp học
Tạo một trang web đơn giản (ví dụ: WordPress, Blogspot) để giúp truyền đạt thông tin cho học sinh và phụ huynh. Thiết kế đơn giản và bao gồm những điều sau đây: số điện thoại, bài tập về nhà, ngày dự án, quy tắc và thủ tục, lịch học và hình ảnh.
3.5. Tạo các hoạt động cho buổi sáng và các trò chơi học tập
Tạo được thói quen hàng ngày, thói quen vào buổi sáng sẽ giúp tuần khởi đầu trôi chảy. Cách tốt nhất để làm điều này là chuẩn bị công việc tại chỗ cho học sinh một khi chúng đi vào cửa lớp. Tạo trước một số trò chơi học tập cũng sẽ đảm bảo rằng mỗi phút trong lớp sẽ được dành hết cho việc làm thế nào giảng dạy lôi cuốn.
3.6. Xem lại kế hoạch giảng dạy của tuần và ngày đầu
Ngày đầu tiên ở trường đầy ắp sự háo hức và phấn khích. Hãy chắc chắn rằng bạn đã xem xét những hoạt động phá băng của bạn để chắc chắn học sinh có thể cảm thấy an tâm và thoải mái trong lớp học mới của chúng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, hãy xem lại các kế hoạch bài học của tuần đầu tiên của bạn và đảm bảo tạo các kế hoạch dự phòng. Một vài ngày đầu sẽ cho phép bạn đánh giá tốc độ lớp học của bạn và kế hoạch tổng thể — bạn có thể bị sa lầy hoặc kết thúc sớm và tốt nhất là chuẩn bị cho những khoảnh khắc bất ngờ trong cả hai trường hợp.
3.7. Viết thư chào mừng học sinh và gửi cho phụ huynh
Điều này sẽ giúp bạn bắt đầu thuận lợi với học sinh và cha mẹ của chúng. Gửi email một vài tuần trước ngày đi học và bao gồm nội dung: Thông tin về bản thân bạn, đồ dùng cần thiết, những gì trẻ có thể mong đợi ngày đầu tiên đến trường, nội quy của trường, quy tắc lớp học, tổng quan về chương trình giảng dạy, cách cha mẹ có thể giao tiếp với bạn, cũng như cơ hội tình nguyện trong lớp học của con.
3.8. Thiết lập cách thức giao tiếp với phụ huynh
Điều quan trọng là mang đến cho phụ huynh những cơ hội rõ ràng và cách tiếp cận cởi mở cho lớp học của con họ. Khi làm như vậy, nó cũng giúp cung cấp cho cha mẹ nhiều tùy chọn (tin nhắn, email, bản tin, trang web, điện thoại) để giúp phục vụ cho các kiểu giao tiếp khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn thiết lập mối quan hệ và xây dựng quan hệ đối tác vững chắc trong năm.
3.9. Trang trí bảng thông báo
Các bảng tin là một nơi tự hào của lớp để trưng bày thành quả của học sinh, nơi cung cấp tài liệu tham khảo dễ dàng cho các bài tập trong lớp học, hoặc giống như một lịch biểu hàng ngày. Trang trí bảng của lớp bạn với vải hoặc giấy màu và thêm các yếu tố hình ảnh như một tiêu đề và đồ họa. Làm cho nó trở thành một nơi mà học sinh và phụ huynh luông mong muốn được ghé thăm.
3.10. Tổ chức lớp học
Đồ đạc trong phòng học phải được sắp xếp theo phong cách giảng dạy của bạn — bàn ghế có thể được sắp xếp thành các hàng truyền thống, theo cụm hợp tác hoặc hình móng ngựa. Một khi bạn đã quyết định việc đó, sắp xếp bàn một cách có chiến lược, nơi bạn có thể nhìn thấy tất cả học sinh rõ ràng. Dành không gian sẵn có cuối cùng cho một thư viện lớp học nơi chứa nhiều sách và có thể là một chiếc ghế thoải mái hoặc túi bean bag.
Lớp học của bạn sẽ là ngôi nhà của bạn cho năm tới. Và cũng giống như bạn dự định trang trí căn nhà của bạn, lập kế hoạch trước sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Hãy nhớ rằng, bí mật để một sự khởi đầu thành công của năm học mới là tỉ mỉ trong từng chi tiết. Chúc bạn có một năm học tuyệt vời!
4. Cách gây ấn tượng tốt với học sinh trong ngày đầu năm học mới
Bước 1: Quét mắt
Vì là buổi đầu nên chúng ta cấn thể hiện CÁI UY của người GV trước tiên bằng việc ĐỨNG IM GIỮA BỤC GIẢNG và QUÉT MẮT để kiểm soát lớp học.
Không nói gì cả cho đến khi lớp thực sự đã trật tự 100% và tất cả HS đều đứng dậy chào chúng ta.
Lợi ích:
+ Không mất nhiều thời gian cho việc ổn định lớp
+ Thể hiện được ai mới là người nắm giữ quyền lực mạnh nhất trong lớp học.
Bước 2: Phá băng lớp học
Dù là HS của lớp năm ngoái hay HS mới hoàn toàn thì HS đều có phản ứng phòng thủ, dò xét xem: GV này như thế nào, năm nay có thay đổi gì không ... Tức là có sự dè chừng nhất định.
+ Đưa ra 2 câu hỏi kiểm soát để kéo HS vào cuộc trò chuyện tiếp theo của mình.
Tôi lấy ví dụ mở đầu cho việc GV và HS sẽ thẳng thắn với nhau trong tiết học này (để chuẩn bị đưa ra các quy tắc, luật lệ chung trong môn học, tiết học...)
VD: GV: Bao nhiêu trong số các bạn (BNTSCB) chưa từng thấy cô/thầy trên tivi vui lòng giơ cao tay? (tạo thói quen giơ tay, giơ cao hơn thể hiện 100% năng lượng)
HS: Bắt đầu giơ tay. (vì GV lạ, chưa thấy bao giờ ...)
GV: : Bao nhiêu trong số các bạn (BNTSCB) chưa từng thấy cô/thầy trên báo đài, tiktok, youtube ... lại vui lòng giơ cao tay 1 lần nữa? (tạo thói quen giơ tay lần 2)
HS: Tiếp tục giơ tay
GV: Thực ra thầy cô đúng là chưa từng xuất hiện trên tivi và báo đài. Các bạn rất thẳng thắn và trung thực. Và với thái độ rất tốt về sự thẳng thắn và trung thực như vậy thì chúng ta sẽ cùng thẳng thắn trao đổi với nhau một số điều trong tiết học này. BNTSCB sẵn sàng trao đổi cùng với thầy/cô?
+ Giới thiệu tên, môn học và các nội dung tổng quát nhất bao trùm cả năm học.
Lợi ích:
+ Để HS nhớ tên, môn học, được tưởng tượng là mình sẽ học được những điều gì trong năm học với môn học này, tùy thuộc vào cách diễn đạt của từng GV.
+ Hãy để HS thấy được rằng: Tôi sẽ học được gì, trở thành, gì, nhận được gì khi học môn này, chứ không phải "Tôi phải làm những gì”.
Bước 3: Đưa ra các quy tắc, luật lệ chung (rõ ràng tạo ra sức mạnh)
+ Thưởng, phạt để HS tâm phục khẩu phục.
VD: Cộng điểm cho HS hăng hái giơ tay, giơ tay trả lời mà sai thì vẫn được cộng 0.5 vào điểm miệng: giơ tay trả lời đúng được cộng 1 điểm vào điểm miệng ...
+ Đưa điều lệ, nội quy, nguyên tắc cho cả GV và cả HS trong lớp.
Hai điều trên, GV có thể tự quy định hoặc "tung ra” để lấy ý kiến chung của tất cả HS, rồi thống nhất thành quy tắc chung. Việc đưa quy tắc chung cần đảm bảo HS chấp thuận và nằm trong giới hạn mà thầy cô đã đặt ra từ trước.
VD: Không làm bài về nhà thì ...; nói chuyện riêng trong lớp thì ... bị ghi trong số đầu bài thì ... nghỉ học không phép thì ..... trốn học thì ..., đạt điểm cao thì....
+ GV cần làm gương cho HS, viết vào bộ quy tắc chung như:
Nếu GV vào muộn thì ...
Nếu GV sử dụng điện thoại hoặc gọi điện thoại trong giờ thì ...
Nếu chúng ta chỉ "xin lỗi các em, tôi vào muộn” thì HS cũng sẽ " xin lỗi cô, em đi học muộn ...” và chẳng có chuyện gì xảy ra ở đây cả.
Điều này không chỉ giúp HS thấy sự công bằng mà còn ép bản thân mình vào khuôn khổ và làm gương cho HS. Có như vậy những điều chúng ta nói với HS mới có trọng lượng và HS tâm phục khẩu phục. Không chỉ áp dụng cho GV mà các bậc Phụ huynh học sinh cũng phải làm gương cho con cái, thưởng phạt công bằng.
+ Có sự nhất quán và thống nhất chung giữa GVCN và GVBM.
-> Tránh trường hợp: "Tránh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, thành ra HS không biết phải nghe ai và từ chối ai.
+) Giữ lời
Chúng ta đã hứa thì chúng ta phải làm, tránh trường hợp há miệng mắc quai, sợ bị "hớ' đâm ra chúng ta lại tạo thêm thử thách cho HS. Điều đó làm thui chột niềm tin của HS với chúng ta. HS từ nghe lời sẽ bất mãn và không phục. Còn chúng ta không làm được thì đừng hứa gì cả thầy cô nhé.
Khi mọi thứ đều đã được thông qua, việc tiếp theo là chúng ta bắt đầu với *PHƯƠNG PHÁP CHINH PHỤC MỌI ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH” bằng việc liên tục ghi nhận, cảm ơn, khích lệ động viên HS tham gia vào bài học.
Khi nhận lớp chủ nhiệm đầu năm, giáo viên nên làm gì luôn được các thầy cô đặc biệt quan tâm. Để đưa ra lời khuyên cho những giáo viên trẻ trong những ngày đầu nhận lớp trong năm học mới, VnDoc đã chia sẻ những kinh nghiệm để giúp giáo viên gây ấn tượng với học trò. Các giáo viên chủ nhiệm hãy luôn vui vẻ, hòa đồng, tạo tâm lý thoải mái. Thái độ vui vẻ của giáo viên chủ nhiệm sẽ lan tỏa đến học sinh tâm lý tốt. Sống yêu thương, sẻ chia, con đường ngắn nhất vào trái tim của các em học sinh; lan tỏa yêu thương, lớp học của bạn chắc chắn sẽ tràn đầy năng lượng và hạnh phúc. Chúc các thầy cô thành công!
5. Giáo viên cần làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học?
5.1. Tìm hiểu, nắm bắt đối tượng học sinh
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo viên chủ nhiệm khi nhận lớp mới là tìm hiểu, nắm bắt đối tượng học sinh. Đây là bước đầu tiên cần thực hiện để giáo viên có thể xây dựng được kế hoạch giáo dục và quản lý lớp học hiệu quả.
Để tìm hiểu về học sinh, giáo viên chủ nhiệm có thể sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau. Điều tra qua học bạ năm học trước của học sinh là một trong những cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất để có cái nhìn tổng quan về học lực, thói quen học tập và các mặt khác liên quan đến học sinh. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể hỏi ý kiến và tìm hiểu thêm thông tin từ giáo viên chủ nhiệm cũ của lớp.
Tuy nhiên, đối với những thông tin cơ bản về học sinh như tên, địa chỉ, sở thích, giáo viên chủ nhiệm cần lập phiếu điều tra để thu thập những thông tin này một cách đầy đủ và chính xác. Cùng với đó, giáo viên còn cần phân loại học sinh dựa trên những tiêu chí như học lực, tính cách, năng lực tổ chức,… để lựa chọn các học sinh có năng lực, nhiệt tình vào Ban cán sự lớp, BCH chi đoàn.
Tất cả các thông tin trên là căn cứ để giáo viên chủ nhiệm đưa ra những biện pháp phù hợp trong việc giáo dục và quản lý lớp học sinh lớp chủ nhiệm.
5.2. Hoàn thiện tổ chức lớp
Sau khi đã tìm hiểu và nắm bắt thông tin về học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần đến bước hoàn thiện tổ chức lớp. Việc hoàn thiện tổ chức lớp góp phần quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ tự quản mạnh mẽ và nền tảng cho công tác chủ nhiệm của giáo viên.
Để hoàn thiện tổ chức lớp, giáo viên chủ nhiệm cần lựa chọn đội ngũ cán sự phù hợp. Cơ sở lựa chọn đội ngũ cán sự có thể căn cứ vào hồ sơ học bạ, thông tin cá nhân và tính gương mẫu của học sinh, sự nhiệt tình, năng nổ, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự quản của học sinh trong tập thể lớp.
Sau khi lựa chọn được đội ngũ cán sự, giáo viên chủ nhiệm cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban cán sự lớp. Giáo viên có thể phân thêm tổ phó, bàn trưởng (có sự thay đổi luân phiên theo từng tháng để phát huy tốt vai trò tự quản của học sinh).
Điều quan trọng là xây dựng đội ngũ tự quản là nền tảng cho công tác chủ nhiệm và cũng là một việc làm quan trọng và khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm.
Khi đã tìm được đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng học sinh ý thức trách nhiệm cao đối với lớp, phục vụ tập thể lớp, biết phê bình và tự phê bình, phương pháp quản lý lớp.
Ngoài ra, để đảm bảo sự hoạt động của đội ngũ Ban cán sự diễn ra hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức họp một lần mỗi tháng để tổng kết rút kinh nghiệm, giao kế hoạch nhiệm vụ tháng tới, mua sổ theo dõi. Mỗi tuần, giáo viên chủ nhiệm cũng cần giao ban một lần vào 15 phút sinh hoạt đầu giờ thứ 6 để thứ 7 có số liệu sinh hoạt và khen, chê kịp thời.
Trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý chọn đúng nguồn, tránh việc thay cán bộ lớp, không phó mặc việc lớp cho đội ngũ cán bộ lớp.
5.3. Lập sơ đồ tổ chức lớp học
Khi sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh trong lớp, giáo viên không nên áp đặt hoặc đưa ra tiêu chí xếp nam, nữ ngồi cạnh nhau. Có thể dựa trên các cơ sở như tình trạng sức khỏe, học lực và nhiệm vụ của ban cán sự lớp.
Lưu ý: Học sinh cần ngồi đúng theo sơ đồ lớp học dưới sự giám sát của giáo viên bộ môn trong các tiết học, của bàn trưởng, tổ trưởng…
Giáo viên cần điều chỉnh chỗ ngồi của học sinh kịp thời nếu cần thiết.
5.4. Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể
Mỗi năm học, giáo viên nên lập tiêu trí thi đua, mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện rồi công bố trước lớp để tập thể học sinh nhất trí tại cuộc họp Chi đoàn, thông qua và xin ý kiến phụ huynh tại cuộc họp phụ huynh đầu năm. Sau đó, đưa ra cho tập thể lớp thực hiện và cập nhật theo tình hình thực hiện nội quy, nề nếp và ý thức rèn luyện của học sinh.
5.5. Giáo dục đạo đức học sinh qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm
Giáo viên có thể tổ chức tiết sinh hoạt theo tiến trình:
Nhận xét, đánh giá (từ 15 đến 20 phút)
Sinh hoạt tập thể (từ 25 đến 30 phút) với các hoạt động vui học, rèn kỹ năng sống để học sinh có cơ hội được thể hiện mình.
Cuối một học kì và cuối mỗi năm học, giáo viên có thể cho học sinh tự bộc bạch về ước mơ, hoài bão của bản thân, những vướng mắc gặp phải, những mong muốn, đề xuất (nếu có).
5.6. Học sinh tự giáo dục bằng sổ nhật kí
Học sinh sẽ ghi lại nhật kí học tập của mình vào sổ tự cập nhật. Giáo viên chủ nhiệm sẽ tổng kết nhận xét mỗi tuần và khen thưởng hoặc phê bình học sinh.
5.7. Phối hợp với giáo viên bộ môn
Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với giáo viên bộ môn để đạt hiệu quả trong dạy học. Họ cần tập hợp ý kiến của đồng nghiệp để đưa ra giải pháp giáo dục thống nhất.
5.8. Liên hệ với phụ huynh học sinh
Giáo viên chủ nhiệm cần liên hệ với phụ huynh học sinh để thông báo về việc giáo dục học sinh. Họ cần tổ chức tốt các kỳ họp phụ huynh học sinh và thăm gia đình học sinh khi cần thiết. Họ cũng nên thiết lập mối quan hệ qua sổ liên lạc và cung cấp số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm cho phụ huynh tiện liên hệ khi cần thiết.
5.9. Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với nhà trường và Đoàn thanh niên để phổ biến kế hoạch đến học sinh. Động viên học sinh tham gia hoạt động đoàn thể và phong trào thi đua do đoàn thể phát động. Nhắc nhở học sinh thực hiện nội quy và quy định của trường.
5.10. Giáo dục học sinh cá biệt
Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu về lý lịch, tính cách của học sinh và kết hợp với giáo viên bộ môn, nhà trường, gia đình để giáo dục học sinh. Uốn nắn học sinh cá biệt dần, giao cho họ những việc phù hợp với năng lực và động viên kịp thời khi làm tốt. Lập kế hoạch cho cán sự lớp để thành lập các cặp đôi bạn cùng tiến. Thông báo thông tin về học sinh cho gia đình và ngược lại. Gần gũi, thân thiện, lắng nghe để học sinh cá biệt giải bày tâm tư và khúc mắc cùng giáo viên bộ môn và gia đình.
Mời các bạn tham khảo thêm: