Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ôn thi đại học môn Văn: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Luyện thi Đại học môn Văn - Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Ôn thi đại học môn Văn: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu là tài liệu tổng hợp một số vấn đề về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, giúp bạn ôn thi tốt nghiệp môn văn, ôn thi đại học khối C, D dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG:

1. Đặt vấn đề:

- Giới thiệu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”:

+ Xuất xứ.

+ Đặc điểm truyện.

- Giới thiệu nhân vật:

+ Cuộc đời.

+ Phẩm chất.

2. Giải quyết vấn đề:

a. Giới thiệu chung về nhân vật:

- Hiện thân cho mảng đời tăm tối cơ cực.

- Vẫn toát lên những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

- Nhân vật quan trọng trong tác phẩm.

b. Phân tích nhân vật:

* Ngoại hình:

- Từ nhỏ đã có ngoại hình xấu xí, sau đó có mang với một anh con trai hàng chài, gã chồng hiện thời lúc đó cục tính nhưng hiền lành.

- Qua năm tháng lam lũ, vất vả, lo toan nên nét xấu xí càng được thể hiện rõ…

* Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng:

- Vừa ở dưới thuyền lội lên, chị đã bị chồng đánh tới tấp.

- Bị chồng đánh đập dã man, chị hoàn toàn cam chịu, nhẫn nhục.

* Lòng tự trọng:

- Bị chồng đánh đập tàn nhẫn, chỉ cắn răng chịu đựng.

- Khi biết chuyện mình bị Phác và Phùng chứng kiến, cảm thấy đau đớn, xấu hổ, nhục nhã; không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương hại, không muốn con trai chứng kiến cảnh dã man ấy.

* Vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn

- Khi ở toà án, chị đem đến cho Phùng, Đẩu và người đọc nhiều nhận thức mới mẻ:

  • Sự thay đổi ngôn ngữ và tâm thế: lúc đầu “thưa gởi”, xưng “con” và chắp tay vái lia lịa van xin; nhưng khi lấy lại sự tự tin, tâm thế đã thay đổi, chuyển cách xưng hô
  • Qua những lời giãi bày, Đẩu, Phùng và người đọc đã “vỡ ra” nhiều điều: đằng sau vẻ cam chịu, nhịn nhục, đáng thương là một tấm lòng vị tha, giàu đức hi sinh; chấp nhận đau khổ vì đàn con; có cách ứng xử rất nhân bản.
  • Nhận ra được lí do chị không thể bỏ chồng: cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, nuôi nấng đặng một sấp con, trong đau khổ triền miên vẫn có được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi…

- Biểu tượng cho tình mẫu tử, khát vọng hạnh phúc gia đình.

3. Kết thúc vấn đề:

- Nguyễn Minh Châu đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo khổ.

- Tấm lòng nhân đạo của nhà văn: yêu thương, thông cảm, phát hiện và khẳng định những phẩm chất cao đẹp, khao khát có một chỗ dựa tinh thần, một cuộc sống no ấm bình yên, hạnh phúc gia đình bình dị.

- Quan điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu: rất sâu sắc, nhiều chiều về con người và cuộc sống.

Đề 2:

Phân tích sự biến đổi trong nhận thức của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng về người đàn bà hàng chài để làm rõ quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.

1. Đặt vấn đề: Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trước và sau năm 1980:

- Nguyễn Minh Châu là nhà văn nổi tiếng thời chống Mĩ cứu nước.

+ Đề tài sáng tác chủ yếu của ông trước 1980 là đề tài về chiến tranh với nhân vật trung tâm là hình tượng người lính thời chống Mĩ anh dũng hay những cô thanh niên xung phong gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt.

+ Quan điểm sáng tác của ông thời kì này là ca ngợi con người Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.

+ Điều này đã được thể hiện qua những tác phẩm mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn như tiểu thuyết “Cửa sông” (1967), “Dấu chân người lính” (1970), tập truyện ngắn “Những vùng trời khác nhau” (1970).

- Từ thập niên tám mươi của thế kỉ XX cho đến lúc mất (1989):

+ Ông đã chuyển từ cảm hứng sử thi lãng mạn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh trong xã hội.

+ Nhân vật trung tâm của thời kì này là những con người đời thường trong hành trình nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.

+ Những tác phẩm của ông thời kì này như các tập truyện ngắn “Bến quê” (1985). “Chiếc thuyền ngoài xa” (1987), “Cỏ lau” (1989).

+ Trong số đó, đặc biệt là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện rõ quan điểm sáng tác của ông: Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn bó với cuộc đời và người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn cuộc sống và con người một cách đa dạng, nhiều chiều.

2. Giải quyết vấn đề: Phân tích nhân vật để làm rõ quan điểm sáng tác trên:

a. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:

* Phát hiện 1: Khung cảnh thiên nhiên vùng phá nước – một “cảnh đắt trời cho”

- Phùng – người chiến sĩ thời chống Mĩ cứu nước năm xưa- sau ngày thống nhất đất nước, anh đã trở thành một người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

+ Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, trưởng phòng đề nghị Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh về đề tài này.

+ Sau cả tuần “phục kích” ngoài bờ biển, anh đã chụp được một bức ảnh thật ưng ý, đẹp như “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”.

- Đó là cảnh một chiếc thuyền lưới vó ngoài khơi đang tiến vào bờ trong một buổi sáng mù sương có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào.

+ Vài bóng người lớn và trẻ em ngồi im phăng phắt như những pho tượng trên chiếc mui khum khum.

+ Tất cả những hình ảnh ấy được nhìn qua những cái mắt lưới nằm giữa hai gọng vó như một cánh dơi.

à Đó là một vẻ đẹp “trời cho”, một vẻ đẹp “thật đơn giản và toàn bích”

- Phát hiện ấy làm cho người nghệ sĩ cảm thấy thật xúc động

+ “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” .

+ Anh chợt nhận ra đó là cái “khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.

+ Điều đó cho thấy: Người nghệ sĩ chân chính luôn gắn bó với cuộc đời để tìm vẻ đẹp của nghệ thuật và khi phát hiện được một nét đẹp về nghệ thuật, họ cảm thấy hạnh phúc tột đỉnh và cảm nhận được “bản thân của cái đẹp chính là đạo đức”, cái đẹp chân chính có tác dụng thanh lọc tâm hồn.

b. Phát hiện thứ hai: Cuộc sống của gia đình hàng chài – một hiện thực nghiệt ngã đến xót xa về số phận con người.

- Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh thật bất ngờ và trớ trêu như một trò đùa quái ác của cuộc sống.

- Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ ấy lần lượt bước ra:

+ Một người đàn bà “trạc ngoài bốn mươi”, với những “đường nét thô kệch”, “rỗ mặt”, “khuôn mặt mệt mỏi”, “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá”, “cặp mắt nhìn xuống chân”, tay “buông thõng xuống” ra vẻ nhẫn nhục, cam chịu.

+ Một người đàn ông đi sau, “lưng rộng và cong như một chiếc thuyền”, “mái tóc tổ quạ”, “chân đi chữ bát”, “hàng lông mày cháy nắng rủ xuống”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”.

+ Lão đàn ông đưa vợ lên bờ với dáng điệu “hùng hổ, mặt đỏ gay”, rồi “rút trong người ra chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa” và “chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, vừa đánh “vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két” và nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ, đau đớn “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.

- Trước tình cảnh ấy, nghệ sĩ Phùng có thái độ kinh ngạc đến sững sờ, “cứ há mồm ra mà nhìn”, sau đó “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới” để cứu người đàn bà.

+ Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác đã lao tới để bảo vệ mẹ nó.

+ Nó giật chiếc thắt lưng từ tay người cha rồi đánh trả lại ông để bảo vệ mẹ nó.

+ Người cha đã dùng hết sức lực của mình tát nó “ngã dúi xuống cát” rồi lẳng lặng trở về thuyền.

- Ba hôm sau, cảnh người đàn ông đánh vợ lại tái diễn.

+ Không thể kìm nén được nữa, Phùng đã xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động ác độc.

+ Người đàn ông đã đánh Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của tòa án huyện để điều trị.

c. Tại tòa án huyện, câu chuyện của người đàn bà hàng chài đã đem đến những thay đổi trong nhận thức của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng:

-Theo quan điểm của Đẩu và Phùng, muốn giải quyết được những cảnh bạo hành trong gia đình của người đàn bà hàng chài chỉ có một cách tốt nhất là chị phải bỏ người chồng vũ phu tàn bạo ấy.

- Vì vậy, họ đã mời người đàn bà lên tòa án để giải quyết

+ Nhưng chánh án Đẩu đã tỏ ra giận dữ khi nghe người đàn bà yêu cầu: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.

+ Còn nghệ sĩ Phùng, khi nghe câu nói của người đàn bà, anh cảm thấy “ngột ngạt”, khó thở vì quá bất ngờ trước quyết định của chị.

- Tuy nhiên, qua những lời giãi bày rất chân tình của người đàn bà hàng chài, Đẩu và Phùng đã “vỡ ra” nhiều điều mà trước đây họ chưa hề biết về chị:

+ Các anh đã nhận ra đằng sau cái vẻ cam chịu, nhịn nhục, đáng thương của người đàn bà hàng chài là cả một tấm lòng vị tha và giàu đức hi sinh của chị. Chị nói: “đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”.

+ Các anh cũng nhận ra lí do chị không thể bỏ người chồng vũ phu và độc ác đó thật có lí. Điều đó chứng tỏ chị là một người phụ nữ sâu sắc và từng trải: Chị đã cho các anh biết: “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mà nhà nào cũng trên dưới chục đứa”

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Ôn thi đại học môn Văn: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12, Ôn thi khối C để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Luyện thi đại học khối C

    Xem thêm