Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành

Chúng tôi xin giới thiệu bài Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nội dung thuộc về môn Tổ chức lao động khoa học nhằm giúp các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về môn học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành

1. Công đoạn sản xuất

Công đoạn sản xuất là những đơn vị của công việc được phân chia ra hợp thành một dãy công việc trong quá trình sản xuất. Hay nói cách khác, công đoạn sản xuất là quá trình sản xuất bộ phận, thực hiện một giai đoạn công việc nhất định trong quá trình sản xuất sản phẩm nhằm biến đối tượng lao động từ trạng thái này sang trạng thái khác đạt một trình độ kỹ thuật nhất định.

Một công đoạn sản xuất đôi khi được biểu thị bằng nhóm đơn vị (công đoạn làm cổ áo, công đoạn làm thân áo, công đoạn làm khuy, đơm nút, công đoạn hoàn thiện áo…) trong một loại công việc hoặc một đơn vị tối thiểu của công việc được chia ra (công đoạn làm cổ áo: công đoạn áp size, công đoạn cắt, công đoạn ráp…).

Công đoạn sản xuất được chia thành các bước công việc.

2. Bước công việc

Để tiến hành định mức lao động có căn cứ kỹ thuật, phải nghiên cứu cả quá trình sản xuất, các quá trình sản xuất bộ phận, mà quan trọng là các quá trình lao động… Do sự phát triển của phân công lao động quá trình lao động được chia thành các bước công việc.

Bước công việc là một phần của quá trình sản xuất do một hay một nhóm người lao động thực hiện trên một đối tượng lao động nhất định, tại nơi làm việc nhất định.

Đặc trưng cơ bản của bước công việc là có sự cố định của 3 yếu tố: người lao động, đối tượng lao động và nơi làm việc.

Có nghĩa là nếu thay đổi 1 trong 3 yếu tố trên thì sẽ xuất hiện bước công việc mới.

Ví dụ 1: Khi ráp một áo sơ mi có nhiều công việc, ví dụ như: Ráp thân, ráp tay, ráp cổ… Nếu các công việc này do một công nhân làm thì nó chỉ có một bước công việc là ráp áo sơ mi. Nhưng nếu cũng công việc đó, do phân công lao động trên dây chuyền sẽ có 03 người may từng công việc thì sẽ có 03 bước công việc.

Ví dụ 2: Gia công một cái trục trên máy tiện có các công việc: xén mặt 2 đầu, tiện thô, tiện tinh… Nếu các công việc này giao cho một công nhân thực hiện trên một máy tiện thì các công việc trên sẽ hợp thành một bước công việc, nhưng nếu giao cho 3 công nhân thực hiện trên 3 máy tiện thì đó là 3 bước công việc.

Việc phân chia quá trình lao động thành các bước công việc tỉ mỉ đến mức độ nào là phụ thuộc công nghệ sản xuất, quy mô sản xuất, loại hình sản xuất, tổ chức quá trình sản xuất… đang áp dụng tại doanh nghiệp.

Do có sự phân chia quá trình sản xuất thành các bước công việc mà các doanh nghiệp có thể:

- Giao việc cho người lao động hợp lý, đúng người đúng việc.

- Tiến hành tổ chức và kế hoạch hóa số lượng lao động và máy móc thiết bị hợp lý và cần thiết cho quá trình sản xuất.

- Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp tổ chức lao động cho người lao động một cách có căn cứ kỹ thuật và khoa học.

- Tiến hành định mức lao động cho người lao động có cơ sở khoa học tin cậy.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành về phân chia quá trình lao động thành các bước công việc tỉ mỉ đến mức độ nào là phụ thuộc công nghệ sản xuất, quy mô sản xuất, loại hình sản xuất, tổ chức quá trình sản xuất… đang áp dụng tại doanh nghiệp...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 648
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm