Phân loại dự trữ hàng hóa

Chúng tôi xin giới thiệu bài Phân loại dự trữ hàng hóa được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế thương mại đại cương để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Theo công dụng của hàng hóa dự trữ

Dự trữ hàng sản xuất bao gồm toàn bộ hàng hóa vật tư, nguyên, nhiên phụ liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng, công nghệ... là những “đầu vào” phục sản xuất được lưu thông trên thị trường.

Dự trữ hàng tiêu dùng bao gồm hàng lương thực, thực phẩm và hàng công nghiệp tiêu dùng được lưu thông trên thị trường phục vụ tiêu dùng đời sống dân cư.

Theo mục đích sử dụng

Dự trữ thường xuyên bao gồm toàn bộ những hàng hóa thường xuyên phải có bán trên thị trường. Nếu thiếu hàng sẽ gián đoạn lưu thông, gây khó khăn trở ngại cho sản xuất và đời sống (Ví dụ: xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng, lương thực, thực phẩm...). Dự trữ thời vụ, là những hàng hóa được hình thành ở vào thời vụ của sản xuất và tiêu dùng nhằm tận dụng tối đa các cơ hội trong mua và bán hàng hóa hoặc khắc phục tính thời vụ của sản xuất và tiêu dùng (chẳng hạn, kinh doanh hàng nông sản, hàng thuỷ sản ở vào mùa thu hoạch, hàng tiêu dùng trong các dịp lễ, tết, … và chính sách vĩ mô của chính phủ đối với dự trữ lưu thông đối với các mặt hàng có tính thời vụ đó) .

Dự trữ bảo hiểm là loại dự trữ đề phòng những rủi ro, bất trắc xảy ra (chẳng hạn, do bán nhanh hết hàng, do vận chuyển hàng đến chậm, do thiên tai, do chiến tranh ...).

Các phân loại khác (theo quy mô, thời gian, hình thức biểu hiện và sự vận động của dự trữ)

Theo quy mô gồm có dự trữ thấp nhất, cao nhất và bình quân. Theo thời gian gồm có dự trữ đầu kỳ, cuối kỳ. Theo hình thức biểu hiện có dự trữ hiện vật, trị giá dự trữ và thời gian (số ngày) dự trữ hàng hóa. Theo quá trình vận động gồm hàng hóa dự trữ trong các kho hàng, hàng hóa đang trên đường đi, hàng gửi bán hoặc quảng cáo tại các hội chợ thương mại.

Các nhân tố ảnh hưởng tới dự trữ hàng hóa

Các yếu tố thuộc về sản xuất như quy mô, cơ cấu, trình độ, tính chất và sự phân bố sản xuất.

Hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật: số lượng, chất lượng, cơ cấu các loại tuyến đường và phương tiện giao thông cũng như sự phân bố hạ tầng giao thông. Các hạ tầng kỹ thuật khác như thông tin, viễn thông, ngân hàng, điện năng,...

Mạng lưới thương mại và hệ thống phân phối bao gồm cửa hàng, kho hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, hội chợ triển lãm, các chợ bán buôn, bán lẻ,... Cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại gồm các phương tiện kinh doanh trong các khâu mua bán, kho hàng và vận chuyển hàng hóa.

Tình hình thị trường và cạnh tranh trong thương mại. Quan hệ cung cầu hàng hóa, giá cả, mức độ cạnh tranh và xu hướng biến động của các yếu tố và quan hệ đó.

Chính sách kinh doanh của doanh nghiệp và cơ chế quản lý nhà nước đối với hàng hóa lưu thông.

Các yếu tố khác (điều kiện tự nhiên, những bất trắc khác).

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân loại dự trữ hàng hóa về theo công dụng của hàng hóa dự trữ, theo mục đích sử dụng, các phân loại khác (theo quy mô, thời gian, hình thức biểu hiện và sự vận động của dự trữ) và các nhân tố ảnh hưởng tới dự trữ hàng hóa...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Phân loại dự trữ hàng hóa. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 815
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm