Phân tích bài ca dao “Thân em như củ ấu gai”

Những bài văn mẫu hay lớp 10

Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài ca dao “Thân em như củ ấu gai” gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích bài ca dao “Thân em như củ ấu gai”

Người phụ nữ là một hình tượng tiêu biểu cho những số phận bi đát, đáng thương trong xã hội cũ. Họ là những người có đủ tài sắc đức hạnh nhưng bị xã hội vui dập đến ngõ cụt, họ đã tự mình cất lên những tiếng hát than thân từ cuộc đời nhiều đắng cay mà cho đến ngày nay vẫn vang vọng tiếng kêu cứu não nùng, đau đớn của những con người trong vũng lầy xã hội, tiêu biểu qua bài ca dao:

"Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi"

Chắc hẳn ai cũng biết người phụ nữ Việt Nam chứa đựng nhiều phẩm chất cao đẹp, họ là những viên ngọc sáng vô giá trị. Nhưng hỡi ơi! Dưới cái xã hội phong kiến suy đồi mục nát thì họ bị vùi dập xô đẩy, đối xử tệ bạc bất công thậm chí còn không có quyền quyết định số phận của mình mà chỉ bị phụ thuộc vào may rủi cuộc đời.

"Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen"

Củ ấu gai là một loại củ sống ở đồng ruộng bên ngoài sần sùi xấu xí thô kệch nhưng bên trong lại trắng nõn nà thanh tao. Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo hình ảnh người phụ nữ càng được tôn lên, họ xấu xí đen đuốt vì họ phải lam lũ nắng mưa ngoài đồng ruộng để tìm kế mưu sinh nhưng họ chứa đựng một vẻ đẹp tiềm tàng đó là tâm hồn trong sáng thanh cao, thuần khiết một vẻ đẹp thật giản dị mà không thể bị mất đi hay phai nhòa theo năm tháng như sự hào nhoáng bên ngoài kia.

Phân tích bài ca daoTương tự như thế hai câu ca dao tiếp theo họ đã một lần nữa khẳng định vẻ đẹp phẩm giá của mình là không thấy cân, đo, đong, đếm bằng hình thức bên ngoài mà phải dùng trái tim chân thành để cảm nhận mới hiểu thấu được hết:

"Ai ơi nếm thử mà xem

Ném ra mới biết rằng em ngọt bùi"

Bài ca dao như một tiếng than thân ai oán mà chắc hẳn ai nghe qua cũng phải nào lòng xót dạ, từng câu từng chữ như xoáy vào tâm hồn người đọc, cái âm điệu u buồn ấy nó lắng động sâu lắng như tiếng đàn cầm vân vẫn bên tai. Người phụ nữ Việt Nam hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp chung thủy, hiếu thảo, đảm đang và dành trọn cuộc đời mình cho cha mẹ chồng con. Không từ ngữ nào có thể diễn tả hết được đức hy sinh cao cả, nhưng chính xã hội đã khiến cuộc đời họ phải sa vào bế tắc đau khổ đến cùng cực đến rồi bà chúa thơ Nôm phải đau đớn mà thốt lên rằng:

"Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung"

Dù đã cố gắng nhưng rồi số phận bà bao giờ cũng lâm vào cảnh "chồng chung" nhưng đâu chỉ thế mà còn bị vùi dập:

"Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công"

Những hủ tục khắc khe thời phong kiến đã xô đẩy cuộc đời người phụ nữ đi đến ngỏ cụt, những quan niệm "trọng nam khinh nữ" hay "trai năm thê bảy thiếp gái chính chuyên một chồng "hết sức phi lý và bất công nhưng rồi họ cũng chỉ biết chấp nhận thôi, số phận hẩm hiu chỉ biết phụ thuộc vào may rủi nhưng dù có ra sao thì tấm lòng chung thủy sắc son luôn tồn tại vĩnh cữu trong họ. Họ khao khát hạnh phúc, cuộc đời họ chỉ mong được một lần hầu hạ chồng con mà có thể bỏ qua hết những quyền lợi hay nhiều thứ quan trọng của bản thân, thế nên mới có câu ca dao:

"Cầm trầu, cầm áo, cầm khăn

Cầm dây lưng lụa, xin đừng cầm em"

Phía sau bức màn thành công của người đàn ông, một gia đình hạnh phúc luôn hiện hữu hình ảnh người phụ nữ đảm đang nâng khăn sửa gối cho chồng, là một người có đủ các yếu tố "Công- Dung- Ngôn- Đức- Hạnh". Ngày nay người phụ nữ càng khẳng định giá trị của mình trên trường quốc tế, họ không hề thua kém đàn ông và biết đấu tranh dành quyền lợi cho mình. Là một nhà nước xã hội chủ nghĩa, pháp luật đã ban hành nhiều chính sách đòi lại công bằng cho phụ nữ vì thế mà họ càng phát huy được vẻ đẹp tài năng trong con người mình.

Thế đấy mà cũng thật đáng buồn khi mà người phụ nữ bị danh vọng phù hoa, tiền tài vật chất mà làm mai một đi sự trong sáng và vẻ đẹp thanh cao của người phụ nữ Việt Nam, làm nhiều điều không đúng để rồi lâm vào cảnh tù tội. Hơn thế nữa họ dùng thân xác của mình để đổi lấy tiền tài vật chất hoặc có nhiều nữ sinh khi xảy ra mâu thuẫn để dùng bạo lực để giải quyết. Thật làm xấu đi hình tượng cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh độc đáo, bài ca dao chị vẻn vẹn hai mươi tám từ mà giúp ta thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời đầy ngang trái. Đồng thời bài ca dao còn lên án gay gắt xã hội phong kiến đã đẩy con người vào bế tắc cũng từ đó ta thấy được tầm quan trọng của người phụ nữ. Dù cho bạn đang làm gì hay đang ở đâu luôn có một người phụ nữ luôn ngày đêm giỏi theo bạn đó chính là người mẹ kính yêu.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài ca dao “Thân em như củ ấu gai”. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 10 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 10.

Bài tiếp theo: Thuyết minh về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn

Đánh giá bài viết
4 1.293
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm