Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích đoạn đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng từ đó nêu lên quan niệm về người đàn ông lí tưởng trong xã hội hiện đại

Văn mẫu lớp 10: Phân tích đoạn đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết cho chúng ta thấy được nêu lên quan niệm về người đàn ông lí tưởng trong xã hội hiện đại gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

1. Dàn ý hướng dẫn làm bài

a. Lời của Kiều

- Xưng hô: “chàng- thiếp” → dịu dàng, ân cần.

- “Phận gái chữ tòng”: Ý thức bổn phận

- “Một lòng xin đi”: quyết tâm theo Từ Hải

=> Thúy Kiều kính trọng và hết mực yêu thương chồng. Xứng danh là tri kỷ của Từ Hải.

b. Lời của Từ Hải

* Lời đáp

- “Tâm phúc tương tri”: Coi Kiều là tri kỉ, hiểu mình hơn ai hết.

- “Nữ nhi thường tình”: Người phụ nữ ủy mị, yếu đuối

=> Khuyên Kiều vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ một anh hùng.

* Lời hứa

- Mười vạn tinh binh”, “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”: tương lai thành công.

- “Rõ mặt phi thường”: chứng tỏ được tài năng xuất chúng

=> Từ Hải nói lên niềm tin tưởng sắt đá vào tương lai, sự nghiệp

- “Rước nàng nghi gia”: cho Kiều danh phận, cuộc sống viên mãn

=> Từ Hải là người anh hùng có chí khí, thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ.

* Lời khuyên

- “Bốn bể không nhà”: thực tế khó khăn, gian nan.

- “Theo càng thêm bận”: việc lớn sẽ bị ảnh hưởng, không quan tâm, lo cho Kiều được

- “Đành lòng chờ đó ít lâu”: an ủi, mong Kiều bằng lòng chờ đợi.

- “Một năm sau”: thời gian cụ thể. Hứa hẹn sẽ thành công

=> Từ Hải là người chồng tâm lí-người anh hùng nhưng rất vẫn đời thường, gần gũi, chân thực.

=> Từ Hải là người anh hùng có khát vọng lớn lao, tin tưởng vào tương lai lại là người tâm lí, rất đời thường.

2. Phân tích đoạn đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng từ đó nêu lên quan niệm về người đàn ông lí tưởng trong xã hội hiện đại

Thời phong kiến, người đàn ông ít nhiều luôn hướng đến con đường dựng nghiệp lớn thế mới xứng “chí làm trai”, thế nhưng với một người đàn ông bên cạnh đang còn người mình yêu, tình yêu đôi lứa đang thuở mặn mà, nồng ấm, dễ sao cho việc dứt áo ra đi. Thấu nỗi ưu tư ấy, đại thi hào Nguyễn Du đã tài tình xây dựng hình ảnh hai nhân vật: Nếu Thúy Kiều là nàng mỹ nhân sống đời bấp bênh khiến bao độc giả xót thương thì Từ Hải hiện diên như một nhân cách sử thi, vẻ đẹp hào sảng của trang anh hùng mang trong khát vọng chinh phục lớn lao, “đầu đội trời, chân đạp đất” khiến bao người trầm trồ ngưỡng mộ. Người đàn ông kiên định, quyết đoàn sẵn sàng hy sinh những tình cảm của riêng để hướng đến con đường chung của thời đại – làm một đại trượng phu. Tất cả nỗi lòng của hai nhân vật đã được Nguyễn Du sử dụng bút pháp nghệ thuật tài tình của mình khắc họa đầy rõ nét, sống động qua từng câu nói giữa Thúy Kiều và Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng:

“Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.”

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia,

Bằng nay bốn bể không nhà,

Theo càng them bận, biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi.”

Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở tỉnh Hà Tĩnh. Từ thuở còn niên thiếu, ông lưu lạc khắp nơi vì biến cố gia đình, vì vậy trong những tháng ngày lam lũ gió bụi, tâm hồn ông rộng mở trước nhiều hoàn cảnh con người trong xã hội phong kiến tàn độc, từ đó viết lên bao tác phẩm đi vào lòng người, sống mãi với thời gian. Tấm lòng nhân đạo và cảm quan hiện thực sâu sắc của ổng được thể hiện qua rất nhiều tác phẩm như Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Thanh Hiên thi tập, Văn tế thập loại chúng sinh,… Trong đó kiệt tác Truyện Kiều được đánh giá là “kiệt tác độc nhất vô nhị của văn học trung đại Việt Nam” bằng sự sáng tạo của Nguyễn Du lấy nguồn cảm hứng từ tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân và bằng trái tim của một nhà nhân đạo, một tuyệt đỉnh văn phong trong một đại thi hào tài hoa của dân tộc.

Phân tích đoạn đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của tác phẩm Truyện Kiều

Truyện Kiều là một kiệt tác kinh điển được viết bằng chữ Nôm, gồm 3254 câu thơ lục bát. Tên in khắc đầu tiên của tác phẩm này là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột), tên gọi Truyện Kiều là do nhân dân truyền miệng về sau này. Cốt truyện của Truyện Kiều được chia làm ba phần: gặp gỡ và đính ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ, nội dung chính kể về nàng Kiều tài sắc nhưng bạc mệnh, vì gia biến phải bán mình chuộc cha, chấp nhận sống cô đơn nơi chốn lầu xanh đầy rẫy cám dỗ, hiểm nguy làm bao thế hệ xúc động, xót thương cũng như lên án gay gắt xã hội cũ tàn độc. Cho đến một ngày, nàng Kiều được một vị anh hùng khí chất hơn người đem lòng thương cảm, chuộc nàng ra khỏi lầu xanh, đưa nàng về sống những ngày tháng “hương lửa đương nồng”. Đoạn trích Chí khí anh hùng trích từ phần 2: Gia biến và lưu lạc. Chỉ mới bên nhau nửa năm, tình cảm còn mặn nồng thế nhưng vì sự nghiệp, vì khát khao con đường công lý vinh quang, Từ Hải đã dứt áo ra đi, chỉ để lại cho Kiều lời hứa hẹn “rước nàng nghi gia”

“Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.”

Lời Thúy Kiều tha thiết, chàng – thiếp không nỡ rời xa, mới vừa đây còn nồng nàn tình nghĩ, thế mà giờ Từ Hải kiên quyết ra đi, nàng làm sao không lo lắng cho được. Theo luật Nho giáo xưa, người phụ nữ phải: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.”, Kiều rằng “Phận gái chữ tòng” là lẽ đương nhiên, dù chưa lễ nghi nên duyên chồng vợ, nhưng với những tình cảm da diết, nàng coi Từ Hải là người chồng của mình, chồng đi đâu thì người vợ theo đó, cốt chỉ để quan tâm, lo lắng, chăm sóc miếng ăn giấc ngủ, làm trọn đạo phu thê. “Một lòng xin đi”, Kiều chẳng ngại gian nan phía trước, mong muốn theo chồng là mong muốn chính đáng của một người vợ, đặc biệt là vợ của một người anh hùng hảo háng. Từ đây, ta cảm động thay tình cảm nồng thắm Kiều dành cho Từ Hải, nàng không nỡ rời xa, nguyện đối mặt trước những khó khan, hy sinh vì chàng. Không phụ lòng nàng, Từ Hải vẫn đáp lại tình cảm, thừa nhận mối quan hệ phu thê, thế nhưng từ chối không cho nàng đi cũng chỉ vì lo cho nàng:

“Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

Từ đáp lại một cách dịu dàng, khẳng định hai người đã “tâm phúc tương tri”, tức họ đã sống cùng nhau, đã hiểu nhau ít nhiều, tình cảm chẳng thể chối bỏ. Tiếp đo Nguyễn Du khéo léo sử dụng câu hỏi tu từ chứa rất nhiều tâm tư của Từ Hải: “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”. Một người đàn ông muốn dựng nghiệp lớn, thế sao vẫn vướng bận phận nữ nhi nhỏ bé? Một chút oán trách, một chút giải thích rằng nay chàng ra đi lấy việc dựng nghiệp làm đầu, mai sau có danh có tài mới trở về bên nàng sống yên bề gia thế, cớ sao nàng còn muốn níu chân, làm chàng vướng bận. Thương Kiều, Từ Hải lập tức cho nàng một lời hẹn đầy kiên quyết làm yên lòng nàng ở lại cũng như vững tâm chàng ra đi:

“Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Bằng nay bốn bể không nhà,

Theo càng them bận, biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Người anh hùng tự tin mơ về một ngày vinh quang lẫy lừng với “mười vạn tinh binh”, “bóng tinh rợp đường” khiến người đọc trầm trồ ngưỡng mộ về tài năng hơn người cũng như hoài bão to lớn của Từ Hải. Nguyễn Du tài tình mang hình ảnh ước lệ, miêu tả về khát vọng của nhân vật nói riêng và của “đấng nam nhi” đương thời nói chung, nâng tầm vũ trụ. Kết hợp với hình ảnh là tràng âm thanh hào hùng “tiếng chiêng dậy đất” báo hiệu ngày vinh quang trở về. Ở đây biện pháp nghệ thuật thậm xưng thật sự thăng hoa, thành công tô nét lên vẻ đẹp của niềm tin sắt đá, khát vọng lớn lao, cao cả về một sự nghiệp lẫy lừng. Không dừng lại hình ảnh hoán dụ “mặt phi thường” càng tôn lên khí chất người anh hùng hào sảng bẩm sinh trong con người Từ Hải. Cái tài miêu tả nhân vật của Tố Như tiên sinh quả nhiên đã vượt qua trình độ văn học thời bấy giờ. Và với hình tượng to lớn, vĩ đại của đấng anh hùng, Từ Hải vẫn dành tình cảm dịu dàng cho Thúy Kiều khi buông lời hứa hẹn đầy chân thành, chắc chắn rằng một năm sau trở về chàng sẽ “rước nàng nghi gia”. Lời hứa làm xao xuyến tim độc giả vì tình cảm Từ Hải dành cho Thúy Kiều cũng như ngưỡng mộ trước sự tự tin, quyết tâm của Từ Hải khi chắc rằng chàng chỉ cần một năm để mang vinh quang trở về. Một năm ở đây chẳng quá dài để nàng Kiều trong đợi mòn mỏi, chẳng quá ngắn để chàng thực hiện hoài bão bằng tài năng của mình. Thúy Kiều lúc này phải chăng đã trở thành một người phụ nữ hạnh phúc? Nàng được yêu thương, trân trọng và có danh phận, gia thế đàng hoàng, nàng chẳng còn phải chịu cảnh bất công, day dứt những nỗi buồn chẳng biết tỏ cùng ai như những ngày tháng đày đọa nơi lầu xanh. Càng cảm động hơn khi Từ Hải chẳng ngại ngần phân trần cho nàng về lí do chàng không muốn nàng theo cùng, tất cả cũng vì lòng yêu thương lẫn nhau. Nay ra đi, Từ Hải sợ “bốn bể không nhà” sẽ làm Kiều phải sống trong cảnh gian nan, thiếu thốn, đồng thời cũng tỏ ý Từ muốn một mình vẫy vùng, tung hoành ngang dọc, tôi luyện bản thân khắc nghiệt. Cả Thúy Kiều và Từ Hải, họ coi nhau là tri kỷ, họ lo cho nhau, chẳng ngại ngần hy sinh cho nhau, một tình cảm đáng trân trọng và ngưỡng mộ. Gạt bỏ tình cảm ấy đi, hình ảnh Từ Hải dứt áo ra đi đã làm xao động lòng người về một người anh hùng chấp nhận hy sinh, đối mặt với gian lao để thực hiện hoài bão của đời người.

Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”

“Quyết lời dứt áo ra đi” chẳng hề do dự, nghĩ suy bởi tất cả tâm tư Từ Hải đã thổ lộ thật lòng với Kiều, đã hứa hẹn cho nàng một danh phận không thể chối bỏ. Tâm đã yên cớ sao còn chần chừ. Dứt khoát, Từ Hải hóa thành mây, hóa thành cánh chim bằng phiêu du đầy bản lĩnh. Hình ảnh ẩn dụ “chim bằng” đẹp hơn bao giờ hết, biểu tượng của tự do, sự hào sảng và khao khát vươn cao của một vị anh hùng thời phong kiến. Bút pháp lý tưởng hóa nhân vật đã thực sự nảy nở dưới ngòi bút tài hoa của đại thi hào Nguyễn Du. Tầm vóc Từ Hải phi thường, sánh tầm vũ trụ như lời ca ngợi của Hoài Thanh: “Từ Hải không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của đất trời, của bốn phương.”

Từ Hải được miêu tả bằng những từ ngữ Hán Việt trang trọng: “trượng phu”, “mặt phi thường” lồng ghép với hình ảnh ước lệ “động lòng bốn phương”, “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất”, “bóng tinh rợp đường”, “gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi” thật sự để lại một ấn tượng lớn trong lòng đọc giả về một bậc anh hùng cái thế, vĩ đại với khao khát chinh phục, đồng thời xao xuyến trước tình cảm Từ Hải dành cho Thúy Kiều. Chỉ đơn giản là miêu tả hành động, lời nói, chẳng cần đi sâu vào nội tâm thế nhưng nhờ tài khéo léo trong miêu tả, Nguyễn Du vẫn khai thác nên một bức tranh nội tâm sâu sắc của con người Từ Hải.

Từ hình ảnh “trượng phu” nổi bật trong đoạn trích, ta lại bắt gặp những lời ca ngợi hình tượng người nam nhi chí lớn thời phong kiến như danh tướng đời Trần Phạm Ngũ Lão đã mang trên mình trọng trách vị tướng tài ba của một nước, thế nhưng vẫn hổ thẹn khi chưa giúp được cho vua trong công việc “bình trị thiên hạ” như Vũ Hầu tức Gia Cát Lượng mưu cao, kế lớn không ít lần giúp lưu bị khôi phục nhà Hán:

“Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu.”

(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)

Hay đồng quan điểm “chí làm trai” anh hùng, bất khuất hy sinh tình cảm nam nữ để ra đi lập nghiệp của Đặng Trần Côn:

“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa

Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao.”

(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

Với xã hội ngày nay, đặc biệt là giới trẻ khi nhắc đến cụm từ “người đàn ông lí tưởng”, họ thường nghĩ đến hình tượng “soái ca” đẹp trai, nhà giàu, học giỏi, lúc nào cũng cưng chiều người mình yêu vô điều kiện. Thế nhưng sau khi cảm nhận được hình ảnh hào sảng của vị anh hùng Từ Hải quyết chí đối mặt với gian lao của xã hội phong kiến để mong lấy được ấn phong hầu, làm “rõ mặt phi thường” trở về cho nàng Kiều gia thế đàng hoàng, cuộc sống ấm no, trong trí tưởng tượng của em lại xuất hiện một người đàn ông luôn hết mình vì công việc, có chí tiến thủ, không ngừng cố gắng để kiếm tiền nuôi vợ, nuôi con. Sau những ngày giờ lam lũ vì công việc, người đàn ông đấy về với gia đình của mình bằng nụ cười, bằng sự thoải mái, sẵn sàng sẻ chia và thấu hiểu. Vui vẻ giúp vợ công việc bếp núc, nhà cửa, hồ hởi chơi đùa với lũ con mà không một lời than phiền, thế mới là một người đàn ông mẫu mực khi xây dựng và duy trì được một mái nhà hạnh phúc. “Người đàn ông lí tưởng” không nhất thiết phải đẹp, phải giàu vì những điều này chưa chắc làm gia đình hạnh phúc bằng việc họ luôn coi gia đình là trên hết, sẵn sàng hy sinh, bảo vệ những người mà họ yêu thương bằng trái tim rắn rỏi nhưng chân thành của một người đàn ông trưởng thành.

Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, ta càng ngưỡng mộ Nguyên Du về cái tài miêu tả nhân vật khéo léo bằng những hình ảnh ước lệ, bằng biện pháp nghệ thuật thậm xưng, khéo léo vẽ nên một trang anh hùng lay động lòng người không chỉ vì ý chí quyết tâm, hoài bão lớn lao mà còn về một tâm hồn tiến bộ biết tôn trọng, chở che cho người phụ nữ. Tác phẩm của ông luôn là tiếng nói cho cả một xã hội phong kiến đương thời về con người, hoàn cảnh và những ước mong to lớn, cho thấy tư tưởng của một nhà nhân đạo như ông vượt cả rào cản thời đại, cho thấy kiệt tác Truyện Kiều của ông là đỉnh cao của nền văn học trung đại, là tiếng kêu nhức nhối truyền bao đời của nàng Kiều hồng nhan bạc mệnh, về tranh anh hùng Từ Hải sẵn sàng gạt bỏ thứ tình cảm nhỏ nhặt đời thường, hướng đến chân trời của công lý, của vinh quang.

---------------------

Phân tích đoạn đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng từ đó nêu lên quan niệm về người đàn ông lí tưởng trong xã hội hiện đại vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Bài viết được tổng hợp gồm có dàn ý và bài văn mẫu. Bài viết cho ta thấy được Từ Hải hiện diên như một nhân cách sử thi, vẻ đẹp hào sảng của trang anh hùng mang trong khát vọng chinh phục lớn lao khiến bao người ngưỡng mộ. Người đàn ông kiên định, quyết đoàn sẵn sàng hy sinh những tình cảm của riêng để hướng đến con đường chung của thời đại – làm một đại trượng phu. Chỉ mới bên nhau nửa năm, tình cảm còn mặn nồng thế nhưng vì sự nghiệp, vì khát khao con đường công lý vinh quang, Từ Hải đã dứt áo ra đi. Người anh hùng tự tin mơ về một ngày vinh quang lẫy lừng với mười vạn tinh binh khiến người đọc trầm trồ ngưỡng mộ về tài năng hơn người cũng như hoài bão to lớn của Từ Hải. Cả Thúy Kiều và Từ Hải, họ coi nhau là tri kỷ, họ lo cho nhau, chẳng ngại ngần hy sinh cho nhau, một tình cảm đáng trân trọng và ngưỡng mộ. Gạt bỏ tình cảm ấy đi, hình ảnh Từ Hải dứt áo ra đi đã làm xao động lòng người về một người anh hùng chấp nhận hy sinh, đối mặt với gian lao để thực hiện hoài bão của đời người. Ngày nay hình ảnh hào sảng của vị anh hùng Từ Hải quyết chí đối mặt với gian lao của xã hội phong kiến để mong lấy được ấn phong hầu, làm rõ mặt phi thường”trở về cho nàng Kiều gia thế đàng hoàng, cuộc sống ấm no,thì tuổi trẻ chúng ta cần hương tới  suy nghĩ là một người đàn ông luôn hết mình vì công việc, có chí tiến thủ, không ngừng cố gắng để kiếm tiền nuôi vợ, nuôi con. Người đàn ông lí tưởng không nhất thiết phải đẹp, phải giàu vì những điều này chưa chắc làm gia đình hạnh phúc bằng việc họ luôn coi gia đình là trên hết.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 10: Phân tích đoạn đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng từ đó nêu lên quan niệm về người đàn ông lí tưởng trong xã hội hiện đại. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của đề thi rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 10 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 10. Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục Lịch sử lớp 10, Địa lý lớp 10...

Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu của các bài tiếp theo: Suy nghĩ của em về hai từ "phải chi" trong cuộc sống

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm