Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong đoạn trích Ra-ma buộc tội

Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong đoạn trích Ra-ma buộc tội

Văn mẫu lớp 10: Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong đoạn trích Ra-ma buộc tội bao gồm dàn ý chi tiết và bài văn mẫu hay được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn học tốt môn Ngữ văn 10.

I. Dàn ý Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta

2.1. Mở bài

- Giới thiệu vị trí và nội dung đoạn trích Ra-ma buộc: Đoạn trích thuộc phần cuối của sử thi Ramayana, cửa ải để tìm ra hạnh phúc của Ra-ma và Xi-ta

- Giới thiệu và đánh giá về hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta: Là hai nhân vật trung tâm của đoạn trích. Vẻ đẹp phẩm chất của hai nhân vật này trở thành biểu trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Ấn Độ.

2.2. Thân bài

1.2.1. Nhân vật Ra-ma

a. Hoàn cảnh của cuộc tái hợp với Xi-ta

- Xi-ta phải đứng trước mọi người trong cộng đồng như một bị cáo.

- Ra-ma ngự trên ngôi như một vị thủ lĩnh, một quan tòa có quyền kết án.

- Ra-ma trong tư cách kép: một người chồng - một anh hùng, một đức vua

- Ra-ma trong ràng buộc kép: bổn phận người chồng nhưng vẫn phải giữ tròn bổn phận của một đức vua, anh hùng.

b. Tâm trạng của Ra-ma

* Trước lúc Xi-ta lên giàn hỏa thiêu

- Khi đứng trước cộng đồng:

+ Khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình.

+ Tuyên dương công trạng những người đã giúp đỡ mình.

→ Lời lẽ rành mạch, tự hào. Thể hiện tính công khai của sử thi.

- Khi đứng trước Xi-ta:

• Lời nói:

+ Xưng hô: ta -phu nhân, cách xưng hô trịnh trọng nhưng rất xa cách.

+ Nhấn mạnh mục đích chiến đấu không phải vì Xi-ta mà vì danh dự, phẩm giá của bản thân và cộng đồng “ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta…”

+ Bộc lộ nghi ngờ, ghen tuông về trinh tiết của Xi-ta: “nàng đã lưu lại lâu trong nhà kẻ xa lạ, đôi mắt tội lỗi của hắn hau háu nhìn nàng…”

+ Lăng nhục Xi-ta, không nhận làm vợ và đuổi nàng đi: “ta không ưng nàng nữa, ta không cần đến nàng nữa,…”

→ Lời nói lạnh lùng, tàn nhẫn

• Dáng vẻ, hành động:

+ Thấy người vợ xinh đẹp “lòng Ra-ma đau như cắt”.

+ Ra - ma đức hạnh nghe người nọ người kia thì thào bàn tán ngồi suy nghĩ ủ uê, thầm rỏ nước mắt

→ Thái độ đau đớn, xót xa.

→Có sự đối lập trong lời nói và dáng vẻ, hành động bởi Ra-ma đang đứng giữa thế phải chọn lựa giữa một bên là bổn phận của một quốc vương, một bên là tình yêu, hạnh phúc cá nhân.

* Khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu

- Kiên quyết không nói một lời, ngồi câm lặng “mắt dán xuống đất”

- Ra-ma tê dại “nom chàng khủng khiếp như thần chết”.

→ Một tâm lý phức tạp với nhiều cung bậc giằng xé trong con người Ra-ma: Anh hùng (cao thượng) >< Con người (mềm yếu)

⇒ Hoàn cảnh ngặt nghèo của Ra-ma: phải lựa chọn giữa tình yêu và danh dự . Chàng chọn danh dự, một con người đã hi sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ đạo đức xã hội. Đó là một hình mẫu lý tưởng của người anh hùng thời xưa.

⇒ Ra-ma không lạnh lùng cũng không ghen tuông, tàn nhẫn. Chàng hành động như vậy để thực hiện bổn phận cai trị của một quốc vương, lòng trung thành tuyệt đối với bổn phận

c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Ra-ma:

- Chú ý tới lí trí mạnh mẽ đến cực đoan trong nhân vật.

- Xây dựng nhân vật không chỉ trong lời nói, hành động mà còn trong tính cách (ghen tuông, ngờ vực,…)

- Đi gần đến nghệ thuật xây dựng nhân vật văn học hiện đại: không công thức, ước lệ mà sinh động, hấp dẫn.

1.2.2. Nhân vật Xi-ta

a. Hoàn cảnh của Xi-ta

- Xa chồng, quỷ vương dụ dỗ, nàng phải đấu tranh để giữ trinh tiết.

- Được giải cứu, nàng rất vui mừng và hạnh phúc.

b. Phản ứng trước những lời buộc tội của Rama

- Đứng lặng hồi lâu không thốt nên lời, mở tròn xoe đôi mắt đẫm lệ

→ Sự ngạc nhiên tột độ

- Thân thể héo hon như dây leo bị vòi voi quật nát

→ Đau đớn, xót xa

- Nước mắt đổ ra như suối, nghẹn ngào, nức nở, muốn chôn vùi cả hình hài lẫn thân xác.

→ Xấu hổ, nhục nhã

c. Sự thanh minh của Xi-ta

- Lời lẽ

+ Lấy tư cách của mình ra để thề: “hãy tin vào danh dự của thiếp”

+ Thanh minh cho mình bằng cách đổ cho số phận mình: “Số phận của thiếp đáng chê trách”

+ Trách móc, phê phán Ra-ma đã “không thể suy xét chín chắn” mà đánh đồng nàng với hạng phụ nữ tầm thường.

+ Khẳng định tình yêu dành cho Ra-ma: “trái tim thiếp thuộc về chàng”.

+ Nêu nguồn gốc xuất thân cao quý: con của "nữ thần Đất mẹ", kiêu hãnh và trong trắng

→ Cách lập luận của Xi-ta chặt chẽ, vừa có lí vừa có tình, có sự tự tin vào lí trí, phẩm giá mà cũng có nước mắt của nỗi yêu thương tha thiết nay bị nghi ngờ. Xi-ta là một người phụ nữ lí trí, đức hạnh và chung thủy.

- Hành động tự thiêu của Xi-ta

+ Xi-ta đi quanh Ra-ma, cúi lậy chư thần, đấng Bra-ma, cầu xin sự chứng giám của thần Lửa A-nhi.

+ Xi-ta dũng cảm chấp nhận cái chết để chứng minh cho sự chung thủy, cho tình yêu, cho phẩm hạnh của mình.

+ Thái độ của người xung quanh: ai nấy đều đau lòng đứt ruột, các phụ nữ kêu khóc thảm thương,..thể hiện lòng thương cảm, sự tin tưởng vào nhân cách của Xi-ta

+ Yếu tố kì ảo: Xi-ta nhảy vào lửa nhưng không chết bởi nàng được thần linh che chở và chứng giám cho sự chung thủy

⇒ Xi-ta là một người phụ nữ đức hạnh, bất khuất thủy chung, giàu lòng tự trọng. Xứng đáng là một hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ Ấn Độ thời xưa.

d. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Xi-ta.

- Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật

- Khắc họa nhân vật trong lời nói, hành động

- Sử dụng yếu tố kì ảo để khắc họa vẻ đẹp nhân vật

2.3. Kết bài

- Khái quát về phẩm chất, tính cách của hai nhân vật và nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật

- Thể hiện suy nghĩ, thái độ về hai nhân vật này: trân trọng, ngợi ca, tôn kính.

II. Văn mẫu Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta

1. Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta - Mẫu 1

“Ra – ma buộc tội” là một trích đoạn trong sử thi “Ra – ma – ya – na” - câu chuyện phi thường về người anh hùng Ra – ma của người Ấn Độ. Trong đó, hình tượng Ra – ma và Xi – ta hiện lên vô cùng mĩ lệ và tươi đẹp, thể hiện những khát vọng cao cả về công lí, tình yêu của nhân dân.

Sau chiến thắng, Ra – ma và Xi– ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của tất cả anh em, bạn hữu của Ra – ma và quân đội khỉ và quan quân dân chúng của vương quốc khỉ. Đây là một không gian công cộng rất rộng lớn thường thấy trong các tác phẩm sử thi. Lúc này, Ra – ma đang đứng trên tư cách của một vị vua, một người anh hùng chính nghĩa của người dân. Đồng thời, chàng vẫn là người chồng của Xi – ta. Chính vì vậy mà Ra – ma dù xót thương vợ nhưng vẫn phải giữ gìn bổn phận gương mẫu của một kẻ trị vì: “Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mặt những người khác…”. Lời trần thuật mang tính nửa trực tiếp cho thấy Ra – ma có phần mâu thuẫn giữa những gì chàng nói và những suy nghĩ thật sự trong lòng.

Có thể thấy rằng, trong toàn bộ sử thi, ta thấy được động cơ chiến đấu của Ra – ma được thống nhất giữa bổn phận anh hùng và tình yêu cá nhân dành cho Xi – ta. Nhưng ở phần này, Ra – ma nhắc đi nhắc lại nhiều về “tài năng”, “uy tín”, “dòng họ lẫy lừng”, “trả thù sự lăng nhục” mà phủ nhận tình cảm vợ chồng. Điều này xuất phát một phần từ sự ghen tuông. Tâm lí này rất chân thực. Hơn nữa, Ra – ma thấu hiểu vị trí của chàng trong xã hội, rằng chàng là tấm gương để dân chúng soi vào và noi theo nên “nào lại lấy về một người vợ đã từng sống trong nhà kẻ khác”. Con đường của bổn phận vô cùng nghiệt ngã, Ra – ma phải kìm lòng để nói những lời gay gắt, khó tả chưa từng có. Ý chí sắt đá, sự dứt khoát của Ra – ma dù được nhấn mạnh nhưng ta vẫn cảm nhận được sự bối rối, lúng túng nơi chàng.

Như vậy, ở đây, với nhân vật Ra – ma, ta thấy được tinh thần trách nhiệm dành cho cộng đồng, ý thức của người anh hùng và tình yêu chân thành dành cho Xi – ta dù có phải trải qua đấu tranh nội tâm gay gắt.

Với nhân vật Xi – ta, nhân dân đã khắc họa một người phụ nữ với vẻ đẹp phẩm cách cao quý mà dịu dàng như bông hoa sen. Ban đầu, khi được đưa đến trước chồng và dân chúng, Xi – ra “như muốn giấu mình đi vì xấu hổ”, tỏ ra khiêm nhường trước Ra – ma. Lắng nghe những lời tố cáo cay nghiệt, nàng muốn giấu đi cả thân xác của mình. Đây là nỗi đau bị vấy bẩn danh dự của một người vợ và cũng là một hoàng hậu của thần dân. Lời nàng nói với Lắc – ma – na cũng là lời nói với cộng đồng: “Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc như vậy”. Xi – ta cũng ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng. Cuối cùng, nàng thưa với thần Lửa tối cao để chứng minh lời thề son sắt của mình: “Nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra – ma thì cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con”.

Được đoàn tụ với chồng, Xi – ta vui vẻ “chẳng khác mặt trăng xinh đẹp”. Thế nhưng, số phận một lần nữa tráo trở với nàng. Hạnh phúc bống chốc sụp đổ thành vực thẳm nhục nhã. Còn gì đau khổ hơn khi phải nghe những lời ruồng bỏ từ người chồng nàng yêu thương và hết lòng chung thủy? Nỗi đau khổ khiến Xi – ta nghẹn ngào, nức nở. Nhưng sau đó, Xi – ta đã tự tìm lại được sự tự chủ, nàng tự thanh minh cho mình một cách khảng khái và thấu tình đạt lí. Trước hết, Xi – ra khẳng định tư cách và phẩm hạnh của mình, trách Ra – ma không suy xét kĩ. Nàng nhấn mạnh nguồn gốc của mình là con của thần Đất Mẹ. Tiếp đến, nàng phân biệt rạch ròi giữa số phận của nàng, quyền lực của kẻ khác ảnh hưởng đến nàng và điều trong vòng kiểm soát của nàng. Việc bị quỷ Ra – va – na bắt cóc là điều Xi – ta không ngờ tới nhưng trái tim, tình yêu của nàng thì vẫn luôn dành cho Ra – ma. Và thế là tất cả những điều trên đã dẫn đến quyết định táo bạo, quyết liệt. Đối với Xi – ta, bị ruồng rẫy chẳng khác gì cái chết. Xi – ta dám chấp nhận thử thách, tin tưởng vào sự thông thái của thần linh để chứng minh phẩm hạnh của mình.

Qua lời nói và hành động của Xi – ta, ta thấy được nàng là người có tấm lòng thủy chung, tình yêu chân thành dành cho Ra – ma và sự thông minh, khôn khéo cùng tính cách mạnh mẽ, quyết đoán, giàu lòng tự trọng.

Đoạn trích “Ra – ma buộc tội” chính là thử thách cuối cùng mà cả Ra – ma và Xi – ta phải vượt qua. Nếu cả hai bên không chứng minh được danh dự của mình thì Ra – ma không còn là bậc quân vương mẫu mực, chiến thắng trở nên vô nghĩa. Đây là một đặc trưng của thể loại sử thi khi tất cả tập trung vào làm rõ chiến công của vị anh hùng. Ra – ma và Xi – ta, với những phẩm chất cao đẹp là hiện thân của tình yêu, lòng dũng cảm, niềm tin của nhân dân Ấn Độ.

2. Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta - Mẫu 2

Tác phẩm Ra-ma-ya-na có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Đây là một trong những bộ sử thi vĩ đại nhất của Ấn Độ nói riêng và của thế giới nói chung. Đoạn trích Ra-ma buộc tội nằm ở khúc ca thứ 6 chương 79 với tình huống truyện hết sức đặc sắc qua đó thể hiện được những phẩm chất, tính cách của hai nhân vật chính là Ra-ma và Xi-ta.

Ra-ma hiện lên là một người anh hùng, kiên cường, dũng cảm đã đánh bại quỷ vương để cứu người vợ thân yêu của mình trở về. Trong đoạn trích, Ra-ma còn hiện lên với những phẩm chất, tính cách khác mà trước hết là tình yêu với vợ. Tình yêu đó được thể hiện ở quyết tâm đi cứu vợ khỏi quỷ vương Ra-va-na. Vợ rơi vào tay kẻ thù chắc chắn một người chồng sẽ đi cứu vợ và Ra-ma cũng không phải một ngoại lệ. Chàng cứu được Xi-ta vừa vui, vừa lo âu, buồn bã. Tình yêu còn được thể hiện trong sự ghen tuông rất đỗi đời thường, vợ rơi vào tay một người đàn ông khác lâu như vậy, nếu yêu vợ chẳng có ai lại không ghen, lời nói, hành động ruồng bỏ của Ra-ma cũng là vì lẽ ghen tuông ấy mà ra. Ngoài ra, tình yêu của chàng với Xi-ta còn được thể hiện ở nỗi lòng của Ra-ma khi phải buộc tội vợ, lòng chàng đau như cắt, mỗi lời chàng nói ra như có trăm ngàn vết dao cứa vào tim. Nhưng chàng không thể làm điều gì khác ngoài lời buộc tội ấy, bởi ngoài tư cách là một người chồng, chàng còn là vị quân vương tương lai sau này.

Những bên cạnh đó, Ra-ma còn hiện lên với tư cách công dân, vị quân vương tương lai, trọng danh dự, nhân phẩm. Bởi vậy dẫn đến hành động quyết liệt từ bỏ vợ. Hành động của Ra-ma cho thấy chàng luôn luôn đứng trên quyền lợi của cộng đồng để ra quyết định, điều đó cho thấy Ra-ma là người biết nhìn xa trông rộng, bởi lẽ yêu thương luôn đi liền với danh dự, bỏ mất danh dự tình yêu thương chỉ còn là sự thương hại. Điều này khiến cho trong Ra-ma nảy sinh mẫu thuẫn một mặt muốn yêu thương, bảo vệ Xi-ta mặt khác lại muốn bảo vệ danh dự dòng dõi. Tuy có xung đột như vậy nhưng quyết định cuối cùng vẫn phải trên lập trường nhân vật, cộng đồng. Đây chính là vẻ đẹp nói chung của các vị anh hùng trong sử thi, đặt quyền lợi cá nhân sau quyền lợi cộng đồng, kiên quyết bảo vệ danh dự đến cùng.

Về phía Xi-ta nàng cũng mang trong mình nhiều phẩm chất tốt đẹp. Đầu tiên phải kể đến là tình yêu, sự thủy chung của nàng với Ra-ma. Trong những ngày bị quỷ vương bắt nàng luôn giữ gìn tiết hạnh, không cho quỷ vương động đến người mình, bởi cả thể xác và tâm hồn nàng đều thuộc về Ra-ma. Khi Ra-ma đánh thắng quỷ vương, nhận được tin đó Xi-ta nóng lòng muốn gặp lại ngay người chồng yêu thương của mình. Nàng bỏ cả điểm trang, nàng bỏ qua tục lệ tắm rửa vì muốn đến gặp chồng cho nhanh. Việc làm đó chứng tỏ tình yêu nồng nhiệt, cháy bỏng Xi-ta giành cho chồng.

Nhưng đồng thời nàng cũng là một phụ nữ hết sức thông minh, hành động kiên quyết để chứng minh phẩm giá, sự trong sạch của bản thân. Khi gặp chồng nàng phải đứng trước không gian cộng đồng, ngay lập tức nàng đã hiểu ý nghĩa cuộc gặp gỡ này, nàng tỏ ra vô cùng khiêm nhường trước Ra-ma. Bị Ra-ma đặt vào tình thế bất ngờ, từ niềm mong mỏi được gặp chồng nàng bỗng bị đặt trước những lời phán xét cay nghiệt của chính người mà mình yêu thương, nàng đã đưa ra những lí lẽ để chứng minh sự trong sạch của bản thân.

Lập luận của nàng hết sức chặt chẽ, có trước có sau, giọng điệu từ tốn mà vô cùng kiên quyết. Nàng trách Ra-ma đã không suy xetsm đánh đồng nàng với những phụ nữ tầm thường: “giống như kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn”. Và nàng khẳng định phẩm hạnh, tư cách của mình, với những lời lẽ thanh minh hết sức sắc sảo “Ra-va-na đã đụng đến thiếp khi mà thiếp đang chết ngất đi, làm thế nào tránh được”, còn khi nàng tình táo, nằm trong tầm kiểm soát thì “trái tim thiếp đây, là thuộc về chàng”. Những lập luận đanh thép vừa cho thấy tình yêu với Ra-ma vừa cho khẳng định sự trong sạch của Xi-ta. Xi-ta thay đổi cách xưng hô, khi gọi Ra-ma là chàng tự xưng mình là thiếp, khi lại gọi Ra-ma là đức vua. Không chỉ vậy, lời thoại của nàng còn hướng đến những người xung quanh, như một cách để thanh minh, bào chữa cho chính mình.

Nhưng lời bào chữa cũng không thể lấy được niềm tin của Ra-ma, nàng đi đến một hành động kiên quyết, đặt cược cả mạng sống của mình bằng cách tự thiêu, nhờ thần lửa A-nhi chứng minh cho sự trong sạch của bản thân. Nàng bước lên tự tin, không chút sợ hãi, bởi nàng trong trắng, vô tội nên các vị thần linh sẽ chứng giám cho sự trong trắng toàn vẹn của nàng. Với hành động đó, Xi-ta vừa chứng minh được trước toàn thể cộng đồng sự trong sạch, nhân phẩm cao quý của mình, vừa loại bỏ mọi sự ghen tuông đang ngùn ngụt trong lòng Ra-ma. Hành động của Xi-ta còn cho thấy, tự bản thân nàng cũng ý thức được trách nhiệm công dân của mình trong cộng đồng. Bởi vậy nàng phải tìm mọi cách để chứng minh, bảo vệ danh dự cá nhân, danh dự cộng đồng. Ý thức về danh dự, nhân phẩm chính là yếu tố qua trọng nhất ở cả Ra-ma và Xi-ta.

Để tạo nên thành công trong việc xây dựng hai nhân vật ta cần phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc, giúp các nhân vật bộc lộ phẩm chất bản thân. Ngôn ngữ nhân vật tài tình, tinh tế giúp diễn tả được tâm trạng nhân vật. Ngôn ngữ thường tập trung thuyết giảng đạo đức dựa trên lí tưởng cộng đồng. Nghệ thuật so sánh được vận dụng linh hoạt, giúp tái hiện tâm lí nhân vật.

Với tình thế, thử thách ngặt nghèo đặt ra cho cả Ra-ma và Xi-ta tác giả đã giúp người đọc khám phá những nét tính cách đẹp đẽ trong hai nhân vật. Đó là tình yêu tha thiết, sâu nặng, là ý thức về vai trò của bản thân trong tập thể, cộng đồng. Hai nhân vật là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của người Ấn Độ.

3. Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta - Mẫu 3

Ra-ma-ya-na là một trong hai bộ sử thi rất nổi tiếng của Ấn Độ, được xưng tụng là kiệt tác thi ca đầu tiên của Ấn Độ mang tầm vóc vĩ đại, có sức ảnh hưởng sâu rộng và lâu bền trong nền văn hóa, đời sống tinh thần của người dân Ấn Độ và vượt ra ngoài cương vực lãnh thổ đến với các quốc gia khác trên thế giới, điển hình là một số nước Đông Nam Á. Được hình thành vào khoảng thế kỷ IV-III trước công nguyên, sử thi này đã từng được bổ sung, hoàn thiện bởi rất nhiều các thế hệ văn nhân-tu sĩ Ấn, sau cùng trở thành tuyệt tác văn hóa nghệ thuật dưới đôi bàn tay của đạo sĩ Van-mi-ki. Tác phẩm kể về cuộc đời và những kỳ tích của hoàng tử Ra-ma, con trai trưởng của nhà vua Đa-xa-ra-tha trong quá trình bị lưu đày, đề cao đạo đức của hoàng tử Ra-ma, đồng thời ca ngợi mối tình chung thủy của nàng Xi-ta, phản ánh ước mơ của người dân Ấn về một vị minh quân, và hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ Ấn Độ cổ đại. Đoạn trích Ra-ma buộc tội nằm ở chương 9, khúc ca thứ VI, kể về mâu thuẫn của vợ chồng Ra-ma và vợ, sau khi hoàng tử cứu được Xi-ta - vợ mình từ tay quỷ dữ Ra-va-na, mà thông qua đó nội tâm sâu sắc và những nét tính cách của hai nhân vật Ra-ma và xi-ta được khai thác và bộc lộ một cách rõ nét.

Sau khi đã giải quyết xong xung đột cộng đồng, giết quỷ Ra-va-na, cứu thoát vợ để giành lại danh dự và chứng minh sức mạnh không được phép ai khinh nhờn, thì Ra-ma lại tiếp tục rơi vào một xung đột khác đó là xung đột cá nhân, xung đột giữa tình yêu với danh dự và bổn phận. Ra-ma và Xi-ta đã gặp lại nhau trong một bối cảnh cộng đồng có sự chứng kiến của công chúng, bao gồm anh em bạn hữu của Ra-ma, đội quân của loài khỉ, quan quân dân chúng của loài quỷ. Chính vì vậy Ra-ma và vợ đã đối thoại với nhau bằng tư cách của những người đứng giữa cộng đồng, chàng xuất hiện với tư cách kép, thứ nhất là tư cách của một vị vua, thế nên ngài đã chọn cách xưng hô với vợ mình là "Hỡi phu nhân cao quý", một cách xưng hô khách sáo và xa lạ. Trước cộng đồng Ra-ma khẳng định và tuyên bố việc tiêu diệt quỷ vương Ra-va-na không phải vì Xi-ta mà trước hết là vì danh dự cá nhân, với Ra-ma "kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra để trả thù là kẻ tầm thường". Sau đó quan trọng hơn cả danh dự cá nhân chính là danh dự cộng đồng, Ra-ma chiến đấu là "để bảo vệ uy tín và danh dự lẫy lừng của dòng họ lẫy lừng tiếng tăm", để "chứng tỏ ta không thuộc về một gia đình bình thường".

Sau tư cách của vị vua, tư cách của người dẫn đầu một cộng đồng dân tộc, Ra-ma trở lại với tư cách của một người chồng, tư cách của một người chồng bị lăng nhục, cho nên khi gặp lại Xi-ta sau bao tháng ngày xa cách chàng đã có những biểu hiện của sự tức giận vì ghen tuông. Chàng có rất nhiều cơ sở để chứng minh cho sự ghen tuông của mình là đúng đắn, thứ nhất là vì nàng Xi-ta "đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ", thứ hai là vợ chàng đã bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na, và cuối cùng chính là bởi nhan sắc xinh đẹp yêu kiều của Xi-ta thì theo lô-gic bình thường tên quỷ háo sắc hẳn là không chịu đựng được lâu. Từ những nghi ngờ này dẫn đến việc Ra-ma đã xua đuổi, rũ bỏ Xi-ta bằng những lời nói cạn tình, cạn nghĩa, xoáy sâu vào tấm lòng người vợ tội nghiệp: "Ta không cần đến nàng nữa, nàng muốn đi đâu tùy ý". Có thể lý giải cho hành động ghen tuông và thái độ nhẫn tâm này của Ra-ma bằng một nguyên nhân khác nữa, đó chính là do xuất phát từ tư cách cộng đồng, tư cách của một vị vua được biết bao người tôn kính, nhìn vào, thế nên dù chỉ một vết xước nhỏ cũng khiến cho chàng và cả dòng họ chàng chịu sự chỉ trích, điều ấy khiến chàng khó có thể giữ lại Xi-ta. Và cũng ngay lúc này đây trong lòng của Ra-ma xuất hiện một mâu thuẫn dữ dội, giằng xé nội tâm của chàng không dứt, đó là mâu thuẫn giữa trách nhiệm, tư cách với cộng đồng và tình yêu thương sâu sắc đối với vợ. Đâu ai biết được sau những lời nói kiên quyết, sắc bén như dao làm tổn thương Xi-ta, thì ngay tại chính tâm hồn chàng cũng phải chịu những nỗi đau tương tự, đau đớn vì sự nhẫn tâm của mình với người vợ yêu dấu, bàn tay chàng đang tự hủy hoại đi tình yêu 14 năm của họ, chỉ vì gánh nặng cộng đồng. Ta có thể nhận thấy tình yêu tha thiết của Ra-ma dành cho vợ qua một vài chi tiết nhỏ đó là ánh mắt nhìn "người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt", rồi khi nghe thấy Xi-ta quyết định bước lên giàn hỏa thiêu, Ra-ma đã không dám nhìn đến nàng lấy một lần, mà mắt chàng chỉ dán xuống đất, bởi chàng sợ chàng sẽ không kìm nén được mà giữ Xi-ta lại. Trong khi tất cả những người xung quanh đều có quyền được đau khổ được xót thương cho Xi-ta thì chỉ riêng chàng là không được, bởi cái gánh nặng cộng đồng, gánh nặng dòng họ vẫn còn đang đè nặng trong trái tim của chàng. Những thứ ấy khiến tình yêu của Ra-ma bị ép lại, không được phép thể hiện ra, dù chính bản thân chàng cũng đang bị dày vò, đau đớn đến vô cùng, bởi chàng là người yêu Xi-ta nhất, và cũng chính chàng đã bức nàng đến bước đường hiến thân cho thần Lửa này. Sự đớn đau và mâu thuẫn đã khiến Ra-ma trở nên khủng khiếp như thần Chết vậy, có lẽ lòng của Ra-ma cũng sắp chết theo từng bước chân của Xi-ta rồi, nhưng chàng là một vị vua, chàng phải cai trị cả một cộng đồng, chàng không được phép mềm yếu vì tình yêu, chàng phải đứng vững vì danh dự của cả dòng họ, thật khốn khổ cho một người anh phải mang vác quá nhiều trách nhiệm.

Về nhân vật Xi-ta, nàng là người phụ nữ xinh đẹp và đức hạnh có một tình yêu đẹp và một cuộc hôn nhân hạnh phúc với Ra-ma người nàng yêu trong suốt 14 năm trời, thế nhưng bất hạnh thay vì một kiếp nạn bị quỷ Ra-va-na bắt cóc mà nàng bị chồng nghi ngờ và ruồng rẫy. Sau khi được giải thoát nàng đã nôn nóng biết bao nhiêu khi ngay lập tức đến gặp lại người chồng dấu yêu, thế nhưng đáp lại nàng là một cách xưng hô thật xa lạ của Ra-ma "Hỡi phu nhân cao quý", khiến nàng cảm thấy lạnh lẽo và có linh cảm chẳng lành. Nghe những lời đối thoại của chồng trước bao người, chàng chỉ nhắc đến những nhân vật chẳng mấy liên quan, chàng chẳng hề đoái hoài tới nàng, Xi-ta đã "mở tròn đôi mắt đẫm lệ", với trí tuệ và sự nhạy bén của mình nàng biết chắc chồng mình đang cố gắng lảng tránh điều gì đó, và nàng đã đúng bi kịch đã ập ngay xuống đầu người phụ nữ tội nghiệp. Nàng bị chồng vu cho tội danh thất tiết, không chung thủy, rằng nàng đã bị tên quỷ Ra-va-na vấy bẩn, nàng đã không còn xứng đáng với Ra-ma và dòng họ của chàng nữa. Ra-ma đang xua đuổi nàng bằng những lời nói độc ác và tàn nhẫn đến cực điểm, chàng bảo nàng đi đâu thì tùy, chàng không còn cần nàng nữa, nàng đi đâu được với tội danh ô nhục không có thực. Những điều đó đã khiến Xi-ta đau khổ và bàng hoàng "đến nghẹt thở", tâm hồn nàng như một "cây dây leo bị vòi voi quật nát", trái tim nàng tan vỡ vì những lời bạc nghĩa của Ra-ma. Thế nhưng nàng sao có thể để bản thân bị những lời sai sự thật làm ô uế, nàng phải cứu vãn danh dự, nàng phải cứu vãn tình yêu của nàng, Xi-ta đã dùng chính tư cách của bản thân, tư cách con gái của nữ thần Đất để bảo đảm cho sự trong sạch của nàng. Có thể thấy trong những lời minh oan, nức nở, nghẹn ngào của Xi-ta ngoài sự đau khổ thì còn là sự tức giận, bởi Ra-ma người chung sống với nàng 14 năm cũng không hề tin tưởng nhân phẩm của nàng. Xi-ta đã chất vấn Ra-ma bằng một với tư cách một người vợ "Cớ sao chàng lại dùng những lời lẽ gay gắt khó tả như vậy đối với thiếp, giống như một kẻ thấp hèn đang chửi mắng một con mụ thấp hèn?", nàng cũng dùng tư cách một hoàng hậu, một con người của cộng đồng để chất vấn Ra-ma "Suy từ hành vi của loại phụ nữ thấp hèn, chàng đã ngờ vực tất cả giới phụ nữ, nhưng thế đâu có phải". Có thể thấy Xi-ta không phải là một người phụ nữ yếu đuối, nàng sẵn sàng mạnh mẽ chống lại những lời không đúng sự thật để bảo vệ danh dự bản thân và danh dự của tất cả phụ nữ trong cộng đồng. Thế nhưng dù cho nàng có chất vấn, Ra-ma vẫn giữ nguyên thái độ, lòng Xi-ta và trái tim Xi-ta đã hoàn toàn nguội lạnh nàng dành cho chồng mình cách xưng hô xa lạ giống như chàng đã đối với nàng "Hỡi đức vua!", nàng đã có quyết định cho riêng mình và để lại cho Ra-ma lời cuối "Tình yêu của thiếp, lòng trung thành của thiếp nay xem ra hoàn toàn vô ích".

Không còn cách nào hơn nữa, chỉ có thần Lửa mới có thể chứng minh được tấm lòng trung trinh của nàng, dù cho thân xác nàng có phải chịu đau đớn thường tổn, nhưng như thế có là gì so với những lời buộc tội như xát muối vào tim của Ra-ma. Xi-ta nàng sẽ bước lên giàn hỏa thiêu, thứ nhất là để rửa oan cho chính bản thân, thứ hai là để hoàn thành cho cái danh dự cộng đồng của Ra-ma, để rửa sạch mối nghi ngờ, cùng với những xung đột trong lòng Ra-ma. Hành động của Xi-ta chính là minh chứng cho tấm lòng thủy chung, trong sạch một lòng hướng về chồng, đồng thời cũng thể hiện sự dũng cảm, bản tính ngay thẳng "cây ngay không sợ chết đứng", nhân cách cao đẹp của Xi-ta, đối với nàng ngoài tình yêu của chồng, thì danh dự là thứ không thể bị xúc phạm, nàng cũng có tư cách của riêng mình, mà không kẻ nào được làm tổn thương nó. Có thể nói rằng vẻ đẹp và nhân cách của Xi-ta chính là đại diện cho hình mẫu phụ nữ lý tưởng trong nền văn hóa Ấn Độ cổ đại.

Qua đoạn trích Ra-ma buộc tội với những lời thoại dài thể hiện một cách rõ nét nội tâm sâu sắc và những nét tính cách của hai nhân vật chính là Ra-ma và Xi-ta cùng những mâu thuẫn nội tại cá nhân và mâu thuẫn giữa vợ-chồng. Đoạn trích đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc về nền văn hóa Ấn Độ cổ xưa, về vai trò và vị trí của con người bị ràng buộc bởi nhiều thứ, nhưng lẩn khuất trong đó ta vẫn thấy được những giá trị của tình yêu, tình nghĩa vợ chồng bị bao bọc bởi cái vỏ mâu thuẫn và xung đột khó giải quyết.

4. Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta - Mẫu 4

Người Ấn Độ thường tự hào rằng: “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì sử thi Ramayana còn làm say lòng người và cứu giúp họ ra khỏi tội lỗi”. Từ xưa, họ đã coi "Ramayana" là bộ sách quý báu của cả dân tộc cần được tôn vinh và ngưỡng mộ. Nhân vật Rama trong tác phẩm ẩn chứa những vẻ đẹp sâu sắc để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.

Rama được xây dựng như một vị anh hùng, một nguồn sáng chói lóa của dân tộc, kết tinh hết thảy mọi vẻ đẹp chuẩn mực trên cõi đời này, hiện lên sự lí tưởng của con người nơi trần thế. Về nguồn gốc xuất thân .Theo truyền thuyết , Rama là hóa thân thứ 7 của thần Visnu - đấng tối cao của đẳng cấp quý tộc Bà la môn. Visnu được giáng thế làm người cứu nhân loại ra khỏi vòng trầm luân đau khổ trong chiến tranh loạn lạc. Mục đích giáng trần vô cùng cao quý đó là cứu nhân độ thế, tiêu diệt cái ác, bảo vệ cái thiện. Ngay từ xuất thân đã cho thấy Rama là người xuất chúng như thế nào. Chàng có nhiệm vụ tiêu diệt con quỷ Ravana – hiện thân của cái ác, cái xấu trong xã hội. Và chàng anh hùng với xuất thân vô cùng cao quý kia phải làm một việc cũng hết sức kiêu hùng : diệt trừ cái ác, bảo vệ cái thiện và đem lại cuộc sống ấm no cho mọi người.

Rama là hình tượng đặc trưng cho nhân vật lí tưởng kiểu mẫu của đạo Hinđu, đẳng cấp của một vương tôn quý tộc, đồng thời cũng là niềm mong muốn và khát khao của nhân dân Ấn Độ tới một vị anh hùng có sức mạnh lớn lao có khả năng che chở và bảo vệ quần chúng, đem lại công bằng và công lí cho cả xã hội.

Xuyên suốt cả tác phẩm đồ sộ ấy, những người nghệ sĩ dân gian luôn dành cho Rama một sự kính trọng, đề cao chàng là người thông minh, tài giỏi nhất trong bốn vị hoàng tử, là người chiếm được niềm tin yêu của Đức vua cũng như vị đạo sĩ, hội tụ đầy đủ tài năng, được công chúng yêu quý và ủng hộ khi bước lên ngai vàng. Chàng là người giàu lòng tự trọng, biết quý trọng nhân phẩm và danh dự của bản thân cũng như luôn luôn bày tỏ lòng hiếu thảo với đức vua cha. Vào trước hôm Rama lên ngôi vua, Kakeyi đã nhắc lại với nhà vua điều hứa năm xưa và muốn nhà vua nhường ngôi cho con trai bà ta – Bharata thay vì Rama, và nhà vua phải ra lệnh cho Rama chịu lưu đày trong rừng 14 năm. Vì không muốn cha phải trở thành kẻ thất hứa bị mọi người chê cười , muốn bảo vệ danh dự cho cha , Rama đã thực hiện lời hứa của cha với thứ phi Kakeyi cho dù chàng hoàn toàn có thể ở lại và dù Bharata cũng từ chối ngôi vua này. Sống quen trong nhung lụa nhưng Rama vẫn chấp nhận rời bỏ cuộc sống ấy để bảo toàn danh dự và lời hứa với vua cha.

Chàng là người có trí thông minh phi phàm, có sức mạnh phi thường mà không ai có thể sánh nổi. Chàng có đôi mắt sáng như trời và trăng, có đôi tai thấu âm nhạc trời đất, là kẻ thù của những sự giả dối, ghen tuông, những điều xấu, điều ác trên thế giới này, là hiện thân của những vẻ đẹp và sức mạnh phi thường. Chàng đã nâng được cây cung thần bằng chính sức mạnh của mình và sự thông minh hiếm có, chàng đã chiếm được trái tim của nàng Sita. Sau này, hai vợ chồng Rama giúp đỡ dân làng và đã lập được rất nhiều chiến công. Chàng bảo vệ dân làng khỏi bọn quỷ dữ: từ con quỷ Vali, con quỷ khổng lồ vô địch, đánh quỵ trâu thần Dundubbi. Rama diệt trừ quỷ Thataka và đặc biệt là quỷ vương Ravana . Với tinh thần hiệp nghĩa, Rama đã chiến đấu giành lại ngôi báu cho Sugriva khi Sugriva bị quỷ Vali cướp vợ và đuổi đi. Rama chính là hiện thân của ước mơ công lí, chính nghĩa sẽ chiến thắng của nhân dân Ấn Độ. Chàng đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho dân làng cũng chính là đang chuyên chở những mong muốn, ao ước của người dân Ấn về một cuộc sống công bằng xã hội được đặt lên hàng đầu.

Tuy là hóa thân của thánh thần, nhưng Rama cũng nổi bật bởi "tính người" rất chân thành của mình, thể hiện qua tình yêu với nàng Sita. Thánh thần nhưng chàng vẫn biết yêu, chàng yêu Sita say đắm, tin tưởng vào sự chung thủy của vợ nhưng đã từng có lúc chàng ghen, chàng nghi ngờ về sự trinh bạch của tâm hồn nàng Sita. Thế nhưng khi nhìn thấy vợ trước đám lửa thiêu, Rama đã không giấu nổi sự đau xót. Lòng ghen đã khiến chàng đánh mất đi sự sáng suốt của một đấng minh quân, chỉ đến khi thần Agni làm chứng cho sự trong sạch của vợ, Rama mới tin tưởng vào lòng chung thủy của người vợ. Và nhờ tính cách này trong con người Rama mà chàng không xa lạ với nhân dân, chàng cũng chỉ là một con người bình thường, có những cảm xúc riêng tư, có tình yêu trong sáng và cũng có những phút hờn dỗi ghen tuông như những con người bình thường. Điều này không làm cho chàng tầm thường hóa mà khiến nhân vật Rama trở nên gần gũi hơn.

Nghệ thuật miêu tả nhân vật hết sức sắc sảo, có thể sáng ngang với ngòi bút của Wiliams Shakespear ở bầu trời phương tây xa xôi. Tài năng của Valmiki đã biến bộ sử thi "Ramayana" trở nên có sức hút lớn lao cho mỗi thế hệ độc giả cả xưa và nay.

5. Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta - Mẫu 5

Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” có vị trí nằm ở khúc ca thứ sáu, chương 79 trong Ra-ma-ya-na. Nhất là sau khi chiến thắng Ra-va-na, Ra-ma cứu được nàng Xi-ta trở về. Có thể thấy được khi giải quyết những xung đột lớn của xã hội, của cộng đồng rồi thì đến lượt Ra-ma lúc này đây chàng cũng phải tự giải quyết xung đột cá nhân. Chính cái cơn ghen tuông, rồi một mối nghi ngờ về lòng chung thủy, sự trong sạch của Xi-ta dường như cũng đã nổi lên trong lòng Ra-ma như là đỉnh điểm của mọi xung đột. Và chính với tình tiết này làm tăng thêm tính hấp dẫn của tác phẩm và cả nhân vật cũng bộc lộ được tính cách của mình, điển hình là Ra- ma.

Ra-ma cứu Xi-ta là vì danh dự nhưng buộc tội rồi chính chàng cũng ruồng bỏ nàng cũng là vì danh dự. Thực sự chúng ta không thể khẳng định rằng Xi-ta không còn trong sáng thế nhưng Ra-ma cùng không thể chấp nhận bất cứ một sự mờ ám nào có thể làm ảnh hưởng tới danh dự và vinh quang của chàng. Thông qua đây người đọc cũng phần nào hiểu được tính cách của Ra – ma là một người chính trực, ngay thẳng, rất phân minh.

Có thể nói rằng đối với người anh hùng thời xưa, danh dự là yếu tố quan trọng nhất, bởi vậy tuy vừa cứu Xi-ta xong lại ruồng bỏ nàng, nhưng những hành động của Ra-ma vẫn rất nhất quán. Rất nhiều, có thể nhận thấy mâu thuẫn trong lòng Ra-ma là mâu thuẫn giữa tình yêu và danh dự. Nhân vật Ra-ma tuy xuất thân là thần thánh, đồng thời cũng chính lại là bậc quân vương nhưng tính cách, tình cảm của chàng không khác con người bình thường. Thế rồi chính chàng yêu hết mình, ghen cực độ, đồng thời sẽ có lúc oai phong lẫm liệt nhưng có lúc quá mềm yếu, có lúc cao thượng vị tha. Không chỉ thế mà người đọc còn nhận thấy Ra – ma có lúc quá nhỏ nhen ích kỉ. Người đọc có thể nhận thấy được cái tối – sáng, cái xấu – tốt, cái thiện – ác luôn luôn tương phản trong tính cách của Ra-ma.

Xây dựng lên nhân vật Ra-ma lúc này đây như cũng được miêu tả rất “đời thường”, sự biến đổi tâm lí thật sắc sảo, vượt qua được mọi ước lệ cứng nhắc và khuôn sáo. Nhân vật Xi – ta muốn để cho Ra-ma tin mình, Xi-ta đã bình thản bước vào ngọn lửa với một lời cầu nguyện tới Thần Lửa A-nhi. Và có thể thấy được ánh lửa cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn trong đời sống Ấn Độ. Ánh lửa như đã tượng trưng cho sự quang minh chính đại. Người đọc có thể nhận thấy được chính với hành động khoan thai bước vào ngọn lửa của Xi-ta được coi là đỉnh cao chói lọi trong tính cách của Xita cũng như thấy được tính cách của Ra-ma luôn bất nhất, không dao động.

Với đoạn trích “Ra-ma buộc tội” cũng được cấu tạo bởi hai yếu tố tự sự: lời kể, lời thoại, thế nhưng lời thoại chiếm vị trí quan trọng nhất. Người đọc có thể nhận thấy được lời thoại vừa tham gia vào quá trình phát triển của câu chuyện. Câu chuyện như cũng vừa đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng, thêm với đó chính là tâm trạng và cảm xúc của các nhân vật. Chính với lời Ra-ma lạnh lùng, lời Xi-ta đẫm trong nước mắt thể hiện sự đau khổ tột cùng của nàng.

Đọc đoạn trích cùng với nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả thể hiện rõ nhất qua hai hình tượng Ra-ma. Người đọc có thể thấy được tâm trạng của Ra-ma được thể hiện qua xung đột tâm lí. Nhất là sau khi giải quyết những xung đột cộng đồng thì Ra-ma lúc này đây cũng phải giải quyết xung đột cá nhân, trong đó đỉnh điếm là cơn ghen tuông và mối nghi ngờ về đức hạnh của Xi-ta. Mâu thuẫn trong con người Ra-ma thì lại thể hiện sự mâu thuẫn giữa danh dự, bổn phận và cả tình yêu nữa. Nhân vật Ra – ma ghen tuông cực độ, chàng sẵn sàng để cho ngọn lửa ghen tuông đốt cháy mình và ruồng bỏ Xi-ta. Không những thế thì Ra-ma cũng luôn luôn sẵn sàng chấp nhận để cho Xi-ta nhảy vào lửa.

Tóm lại, đoạn trích Ra-ma buộc tội thể hiện rõ phẩm chất cao quý của nhân vật Xi-ta thủy chung. Đặc biệt đó là tính cách Ra-ma, người anh hùng sử thi Ấn Độ. Hình tượng nhân vật Ra – ma sẽ không bao giờ phai nhòa được trong ký ức của mỗi chúng ta.

6. Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta - Mẫu 6

Xi-ta là một người phụ nữ được lí tưởng hóa: thông minh, chung thủy, giàu lòng tự trọng, tự tin và vô cùng can đảm.

Phẩm chất thông minh ở nàng thể hiện trước hết ở sự linh cảm. Nóng lòng đến gặp chồng sau khi được chồng cứu thoát khỏi bàn tay nhơ bẩn của quỷ vương Ra-va-na, nhưng "Gia-na-ki mở tròn đôi mắt đẫm lệ" nhìn Ra-ma không chỉ là vì thất vọng (cái mà Xi-ta chờ ở chồng là sự âu yếm của cuộc đoàn viên). Sự mẫn cảm ở Xi-ta dường như mách bảo điều gì ghê gớm, rất hệ trọng với nàng sắp sửa diễn ra. Một cơn bão chỉ giây phút nữa thôi sẽ bất ngờ đổ ập xuống mà dấu hiệu của nó lúc này là sự im lặng rất đáng nghi ngơ. Tai Xi-ta nghe Ra-ma nói mà trí tuệ nàng đã đọc ra những ý nghĩa ở ngoài lời. Bao nhiêu những dấu hiệu không lành giúp cho Xi-ta nhận biết. Nào là chính chàng đã cứu thoát cho nàng. Điều này đã quá rõ ràng nên thật là khó hiểu. Bởi thật ra cứu vợ tai qua nạn khỏi là nghĩa vụ muôn đời của mọi người đàn ông chân chính, chưa nói là người quyền quý như Ra-ma. Vậy mục đích của nó là gì? Nào là tại sao gặp nàng, đối thoại với nàng. Ra-ma chỉ nhắc đến những nhân vật không quan trọng (so với bản thân nàng) là Ha-nu-man và Vi-phi-sa-na? Cũng là còn chưa nói đến sự lảng tránh của chính Ra-ma trong đôi mắt có phần thảng thốt của chàng lúc nhìn Xi-ta (mà người dẫn truyện nhận thấy và miêu tả: "lòng Ra-ma đau như dao cắt"), hoặc cách xưng hô bằng cách các đại từ nhân xưng trang trọng là "phu nhân cao quý" nữa,...

Chỉ người vợ yêu chồng mới cảm nhận được nỗi đau khi tình yêu của mình bị chính người chồng làm thương tổn. "Đôi mắt đẫm lệ" của Xi-ta nhìn chồng là đôi mắt bi thương. Bởi lẽ với Xi-ta, điều cao quý và thiêng liêng nhất là tình yêu với chồng. Ngay cả vẻ đẹp thể chất của nàng mà trời phú cho cũng là vì tình yêu ấy. Và bây giờ vẻ đẹp ấy đang sáng lên, đang chờ đợi như một lần trước đây chờ đợi. Chỉ có điều lúc này nó trở nên lạc lõng biết bao. Nó đã là một nghịch cảnh thật trớ trêu khi tình yêu ở chàng đã hết. Nhưng điều đó đầu tiên mới chỉ là cảm giác thoáng qua. Chỉ sau khi nghe hết lời luận tội của Ra-ma, Xi-ta "đau đớn đến nghẹt thở, như một cái dây leo bị vòi voi quật nát".

Tác giả đã sử dụng phép so sánh để đặc tả nỗiđau của Xi-ta. Rồi cả một trường đoạn tiếp theo như những con sóng ào ạt miêu tả cảnh xô đẩy dập vùi. Mỗi lời nói của Ra-ma nhằm vào Xi-ta như những mũi tên trúng đích. Nàng bị săn đuổi đến cùng: "nghe những lời tố cáo chưa từng có, trước mặt đông đủ mọi người, Gia-na-ki xấu hổ cho số kiếp của nàng. Nàng muốn tựchôn vùi cả hình hài thân xác của mình..." Rồi sau đó, lời biện minh của Xi-ta một phần dựa vào lí lẽ, nhưng đến hai phần lại dựa vào tình yêu. Cái lí lẽ ấy thuộc về hoàn cảnh khách quan, bị động (Ra-va-na bắt cóc khi Xi-ta sợ chết khiếp mà ngất đi).Còn tình yêu của nàng thì chưa bao giờ thay đổi. Đó mới là vũ khí, là sức mạnh của nàng để qủy vương không sao chiếm đoạt nổi: "chỉ có số mệnh của thiếp là đáng bị chê trách, nhưng những gì nằm trong vòng kiểm soát của thiếp, tức trái tim thiếp đây là thuộc về chàng". Thật đáng kiêu hãnh, tự hào khi người phụ nữ có trái tim son sắt ấy!

Nàng đang bị phán xét và trước mắt Ra-ma, nàng là người mắc trọng tội (tội không chung thủy), nhưng chưa một lúc nào Xi-ta cảm thấy mình đuối sức để cần đến một sự cầu xin. Có hai niềm tin mà Xi-ta dựa vào. Một là nguồn gốc xuất thân cao quý của nàng cũng y hệt như Ra-ma. Thứ hai, nàng tin vào trái tim của mình như tin vào hi vọng. Lòng tin ấy dõng dạc cất lên: "Hỡi Đức vua! Như một người thấp hèn bị cơn giận giày vò, Người đang nghĩ về thiếp như một phụ nữ tầm thường. Tên thiếp là Gia-na-ki, bởi vì thiếp có liên quan đêía lễ tế sinh của nhà vua Gia-na-ka... Vì không thể suy xét cho đúng đắn, chàng đã không hiểu được bản chất của thiếp... Tình yêu của thiếp, lòng trung thành của thiếp nay xem ra hoàn toàn vô ích!". Nói đến điều này, Xi-ta òa khóc như một người chịu oan ức. Nàng mới là kẻ đáng thương chứ không phải Ra-ma là kẻ đáng thương.

Hành xử cuối cùng của Xi-ta là bước vào giàn lửa. Trong tín ngưỡng của đạo Bà La Môn thì thần lửa A-nhi giữ vai trò phán xét tối cao. Lấy cái chết để giải oan là một mô típ nghệ thuật trong văn học bác học và văn học dân gian nhiều nước, nhất là các nước phương Đông. Nhưng có điều trong lời khấn thần linh, nhận ra hai giải pháp sóng đôi: nếu trong sạch thì thế này còn nếu không thì thế khác. Biết rất rõ tấm lòng mình là một dạ kiên trinh, Xi-ta cần đến thần Lửa A-nhi như một sự bao dung, che chở chứ không phải là sự phán xét đúng, sai. Tâm thế của Xi-ta vì thế mà bình tĩnh đến lạ lùng. Trong lúc ấy, mọi người lại đinh ninh là nàng sẽ chết, vì oan ức mà chết. Chính sự so le của hai thế giới quan (một thần thoại và một hiện thực) đã làm cho hành vi tử vì đạo của Xi-ta đột ngột thăng hoa trong sự cao cả tuyệt vời. Một chấn động tinh thần ghê gớm của những người chứng kiến đã xảy ra không gì kiềm giữ nổi cũng là một lẽ đương nhiên khi tiễn biệt một tâm hồn cao cả về với thần linh vĩnh viễn. Nhưng thần Lửa A-nhi đã giải thoát cho nàng. Kết thúc đầy chất lãng mạn này là sự gửi gắm một niềm tin, niềm hi vọng của con người.

7. Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta - Mẫu 7

“Ra-ma-ya-na” là một thiên sử thi Ấn Độ nổi tiếng trên toàn cầu, ra đời khoảng thế kỉ thứ 3 trước Công Nguyên. Tác phẩm này đã liên tục được các thế hệ tu sĩ và nhà thơ bổ sung nội dung, hoàn thiện nghệ thuật, và cuối cùng, đạo sĩ Van-mi-ki là người hoàn thiện cuối cùng.

Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” kể về sự kiện sau khi hoàng tử Ra-ma đánh bại quỷ vương Ra-va-na và giành lại nàng vợ yêu quý, Xi-ta, người đã bị bắt cóc. Khi họ gặp lại nhau, Xi-ta rất vui mừng. Tuy nhiên, Ra-ma nghi ngờ về danh dự của vợ mình sau thời gian bị bắt cóc, và anh tuyên bố bỏ rơi Xi-ta. Xi-ta không thể bào chữa, nên cô quyết định hy sinh bằng cách tự thiêu trên giàn lửa, kết hợp với sự chứng giám từ thần Lửa A-nhi. Trong đoạn trích này, tác giả thể hiện quan điểm về Vị vua mẫu mực (Ra-ma) và về người phụ nữ lí tưởng (Xi-ta) của dân tộc Ấn Độ cổ xưa.

Ra-ma có thể được coi là hình mẫu hoàn hảo của một vị vua anh hùng, mang trong mình tất cả những phẩm chất mà người dân thời đại ấy ao ước. Tính cách cao quý của anh được thể hiện rõ trong mọi tình huống, đặc biệt trong đoạn trích này. Thay vì niềm vui vô bờ bến khi gặp lại vợ, Ra-ma thể hiện sự kháng khái. Anh nói với Xi-ta rằng việc anh đã đánh bại kẻ thù và giành lại cô đã trải qua rất nhiều khó khăn, và anh đã thực hiện mọi điều mình có thể. Anh nghi ngờ danh dự của Xi-ta trong thời gian bị bắt cóc và quyết định từ bỏ cô. Ra-ma cho rằng ai bị xúc phạm mà không trả thù bằng tài nghệ của mình là người tầm thường.

Rõ ràng, vũ khí của người anh hùng tài ba và tôn trọng danh dự hơn cả sự tồn tại của bản thân. Ra-ma đã chiến đấu và đánh bại quỷ vương Ra-va-na, không chỉ vì danh tiếng cao quý của gia tộc, mà còn vì phẩm giá của chính bản thân anh. Ra-ma luôn thẳng thắn, trung thực và không che giấu suy nghĩ về vợ mình, Xi-ta, người anh đã giành lại từ tay quỷ vương. Anh tuyên bố: “… Phải hiểu rằng không phải vì nàng mà ta đã đánh bại kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì phẩm giá của ta, để xóa đi những sự sỉ nhục, bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ nổi tiếng. Ta thực hiện hành động đó để chứng tỏ ta không thuộc về một gia đình bình thường.”

Tuy nhiên, bây giờ anh phải nghi ngờ về phẩm giá của Xi-ta, bởi cô đã sống lâu trong ngôi nhà của kẻ khác. Ra-ma mắt thấy Xi-ta đứng trước mặt anh, nhưng ánh mắt anh không chịu đón nhận, giống như ánh sáng khiến người bị đau mắt. Anh tuyên bố rằng anh không còn chấp nhận Xi-ta nữa và cho cô tự do đi đâu cô muốn. Anh không hiểu sao người sinh ra trong gia đình cao quý lại có thể chấp nhận một người vợ đã sống trong ngôi nhà của kẻ khác, chỉ vì mình thích thú với cảm xúc. Xi-ta đã bị quấy rối trong bộ quần áo của Ra-va-na, những ánh mắt tội lỗi của hắn đã lươn lẹo quanh người cô. Vì vậy, Ra-ma không thể đón cô về khi suy nghĩ về danh dự và gia tộc cao quý mà anh đến từ.

Sự gặp gỡ giữa Ra-ma và Xi-ta diễn ra trước đám đông, bao gồm anh em, bạn bè và dân chúng. Vì vậy, Ra-ma phải đối mặt không chỉ với tư cách của một người chồng, mà còn cả với tư cách của một anh hùng đã đánh bại kẻ thù một cách ấn tượng, và thậm chí là tư cách của một vị quân vương. Vì lẽ đó, chúng ta không thể trách móc Ra-ma vì sự lạnh lùng và tàn nhẫn của anh, vì anh phải đối diện với các trách nhiệm xã hội, với con người của giai cấp và vị trí anh đang đảm nhận.

Suy nghĩ của hoàng tử Ra-ma thể hiện quan điểm đạo đức của tầng lớp quý tộc Ấn Độ thời kia. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh suy tư chung của đa số nam giới trong một xã hội phong kiến với nhiều ràng buộc khắt khe. Đối với Ra-ma, danh dự cá nhân, gia đình và dòng tộc có giá trị cao nhất. Do đó, mặc dù anh yêu quý người vợ Xi-ta, dẫu nàng có tài năng và xinh đẹp đến đâu, anh vẫn quyết định phải từ chối vì không thể vi phạm chuẩn mực xã hội. Cách anh nói khiến cho tâm trạng của Xi-ta tan nát, đau đớn đến mức khó thở, như dây leo bị voi quật nát. Với tất cả mọi người chứng kiến, Gia-na-ki cảm thấy xấu hổ cho số phận của mình.

Xi-ta mong muốn tự chôn vùi bản thân. Mỗi lời của Ra-ma thâm thúy như mũi tên xuyên vào trái tim cô, đổ nước mắt như suối. Dùng tà áo lau nước mắt, với giọng nức nở, cô nói: “Vì sao anh lại sử dụng những lời tàn nhẫn đối với tôi, như thể tôi là một con mụ thấp bèn? Tôi không phải là người anh nghĩ! Tôi có thể đứng lên bảo vệ tư cách của mình. Xin hãy tin vào danh dự của tôi. Anh đã nghi ngờ tất cả phụ nữ dựa trên hành động của một số ít, nhưng thật không phải vậy. Nếu anh thực sự hiểu biết tôi, xin hãy từ bỏ sự nghi ngờ vô căn cứ đó.”

Dưới sự đau khổ và xấu hổ vì bị chồng nghi ngờ và từ bỏ, Xi-ta – một phụ nữ xinh đẹp, vẫn thể hiện sự kiên nhẫn lạ thường. Giống như Ra-ma, cô cũng đặt danh dự lên hàng đầu. Cô không ngần ngại so sánh anh với những kẻ tầm thường, cho rằng anh không nên dựa vào các suy nghĩ không có cơ sở để phê phán cô – một con người có dòng dõi cao quý như anh. Nàng cũng là con gái của thần Đất Mẹ Pri-thi-vi được tôn thờ. Nàng nói (lời trách móc Ra-ma): “Vì anh không hiểu đúng, anh đã không thấu hiểu bản chất của tôi. Anh đã quên lý do anh từng yêu tôi khi anh còn trẻ. Tình yêu của tôi, lòng trung thành của tôi bây giờ trở nên vô ích.”

Trong tâm trạng tuyệt vọng khi thấy hoàng tử Ra-ma không có dấu hiệu thay đổi, Xi-ta đã tìm đến thần Lửa A-nhi để tìm sự minh oan. Cô cầu xin: “Nếu tâm hồn tôi vẫn trong trắng và chung lòng với Ra-ma, xin thần hãy bảo vệ tôi. Dẫu Ra-ma đã xem một người phụ nữ trong trắng là kẻ gian dối, nhưng nếu tôi vẫn trong sạch, xin thần A-nhi hãy che chở cho tôi.” Sau khi nói lời cuối cùng, Xi-ta dũng cảm bước vào ngọn lửa cháy rực của giàn hỏa thiêu.

Sự việc đẹp và cảm động này gây ra sự kính phục, ngưỡng mộ và tiếc thương của những người chứng kiến. Mọi người, từ trẻ đến già, đều đau lòng thấu hiểu nỗi đau trong trái tim của Xi-ta khi cô đứng trong ngọn lửa. Trước mặt tất cả mọi người, người đẹp thần thánh đã hy sinh chính bản thân mình. Các thần thánh và vị thần cũng nhìn theo, như một buổi lễ tế sinh. Đối diện với cảnh tượng này, phụ nữ không kìm được nước mắt, tiếng kêu khóc thảm thương vang lên. Ngay cả những loài Rắc-sa-xa và Va-na-ra cũng kêu than trước tình cảnh bi thảm này.

Như vậy, sự trung trinh và lòng dũng cảm tuyệt vời của Xi-ta đã gây chấn động cả thế giới thần thánh, con người và cả thế giới ma quỷ. Tất cả đều phải rơi lệ trước cái oan trái của cô. Cuối cùng, đúng với lời cầu xin của Xi-ta, thần Lửa A-nhi đã giải oan và bảo vệ cô, để cô trở nên nguyên vẹn. Tình huống trong đoạn trích “Ra-ma buộc tội” giống như một màn kịch ngắn đầy kịch tính, mở ra một diễn biến gắn liền với sự lựa chọn và thử thách của hai nhân vật chính – Ra-ma và Xi-ta. Đây là bức tranh tường minh về tính cách và phẩm chất sâu sắc của họ, được thể hiện qua những hành động và quyết định táo bạo.

8. Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta - Mẫu 8

Ấn Độ được coi là một trong những nguồn gốc văn minh sớm của loài người, với nền văn học phát triển mạnh mẽ. Trong bộ sử thi của nền văn học Ấn Độ, Ramayana và Mahabharata nổi bật như những tượng đài vĩ đại. Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” là một phần quan trọng của Ramayana. Về vai trò của Ramayana trong tinh thần của người Ấn Độ, có người đã nói: “Sông sẽ cạn, núi sẽ mòn, nhưng sử thi Ramayana vẫn sẽ làm người say mê và giúp họ thoát khỏi tội lỗi.” Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” đóng vai trò biểu tượng trong sử thi này, kể về sự kiện sau chiến thắng của hoàng tử Ra-ma trước quỷ vương Ra-va-na và việc cứu người vợ Xita của mình. Sau những ngày xa cách khi Xita bị bắt đi, hai người đã gặp lại nhau, nhưng không phải là khoảnh khắc ngọt ngào, mà là thời điểm đối diện với những mâu thuẫn và xung đột phức tạp.

Khi gặp lại chồng, Xita đầy hạnh phúc, nhưng Ra-ma lại thể hiện sự lạnh lùng. Mối nghi ngờ trong tâm hồn Ra-ma vì Xita đã bị quỷ vương bắt đi đã tạo ra một bức tranh mà trong đó, liệu Xita có thể giữ trọn danh dự của mình trong thời gian bị bắt cóc. Do đó, dù yêu thương, Ra-ma vẫn quyết định từ bỏ tình cảm vợ. Xi-ta cố gắng thể hiện lòng trung thực của mình, nhưng Ra-ma vẫn nghi ngờ. Cuối cùng, để chứng minh danh dự và trung thực của mình, Xi-ta tìm đến thần Lửa A-nhi. Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” thể hiện cách nhà văn diễn đạt thái độ và quan điểm về Ra-ma – người vua hoàn hảo và Xi-ta – người phụ nữ lý tưởng trong văn hóa Ấn Độ.

Ra-ma là một nhân vật vương giả đầy đủ phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo một quốc gia. Đoạn trích này thể hiện rõ sự cao quý của Ra-ma. Trong cuộc họp mặt với Xi-ta, dù lòng thương nhớ vợ đang đổ ngập, nhưng Ra-ma tỏ ra lạnh lùng và từ bỏ vợ. Điều này không chỉ vì chàng là một người chồng, mà còn vì chàng đang đảm nhiệm vai trò người lãnh đạo, người đứng đầu đất nước. Do đó, chàng phải đặt trách nhiệm với quốc gia và nhân dân cao hơn cả tình cảm cá nhân, và cần phải xem xét cẩn thận, minh bạch về mọi khía cạnh, dù đó có là vợ của chàng đi chăng nữa.

Trong bối cảnh đông đảo quần thần và bạn bè, nếu Ra-ma không xử lí tốt vụ việc gia đình, điều này có thể gây ra những hậu quả không mong muốn và ảnh hưởng đến uy tín của người lãnh đạo. Đối với Ra-ma, danh tiếng và uy tín của chính mình và gia tộc luôn được đặt lên hàng đầu. Dù tình yêu với vợ là rất lớn, chàng không thể bỏ qua những yếu tố này, không thể bất chấp tất cả để đón nàng về cung điện. Nếu Ra-ma là hình mẫu người lãnh đạo lí tưởng, thì Xi-ta là hình tượng của người phụ nữ lí tưởng trong xã hội Ấn Độ cổ. Nàng hội tụ nhiều phẩm chất tốt, như sắc đẹp và lòng trung thành. Trong cuộc gặp gỡ với Ra-ma, không có sự hạnh phúc của một cuộc hẹn hò đôi, mà nàng phải đối diện với nhiều khó khăn và đau khổ từ thái độ lạnh lùng và sự bỏ rơi của chồng mình là Ra-ma. Những lời nói của Ra-ma làm tổn thương tâm hồn Xi-ta, nàng đau đớn đến nỗi hầu như không thể thở. Những lời hình phạt của chàng thấm đẫm sự nghi ngờ, và chúng được diễn ra trước mặt mọi người, gây ra sự tủi thân và xấu hổ cho nàng. Nàng cố gắng tường thuật tấm lòng trong sạch của mình, nhưng Ra-ma lại từ chối nghe.

Cuối cùng, khi không còn lựa chọn khác, Xi-ta đã buộc phải cầu cứu thần lửa A-nhi, nàng đã dũng cảm bước vào ngọn lửa thiêu để nhờ thần này chứng minh cho lòng trung trinh và trong sạch của mình. Thần lửa A-nhi đã xuất hiện để chứng minh sự tinh khiết của Xi-ta trước mặt tất cả mọi người, từ quần thần đến bạn hữu. Nhờ vào điều này, Ra-ma đã thấu hiểu tấm lòng và lòng trung thành của vợ, và hai người đã có cuộc đoàn tụ thật sự mà không còn bất kỳ khoảng cách nào. Sự cảm động của mọi người có mặt đã được diễn đạt qua những tiếng khóc và gợi lên sự đồng cảm và lòng cảm động từ tất cả. Những tiếng khóc đó thể hiện tình cảm chia sẻ từ những người xung quanh đối với Xi-ta. Hơn nữa, lòng trung thành và sự trong sạch của Xi-ta đã chạm đến trái tim của thần lửa A-nhi. Sau tất cả những khó khăn, nàng đã vượt qua và chạm tay vào hạnh phúc thực sự.

Từ đoạn trích về Ra-ma, chúng ta có thể nhận thấy sự tìm kiếm của người Ấn Độ và tưởng tượng về những người anh hùng và phụ nữ lý tưởng trong thời kỳ đó. Đoạn trích cũng giúp hiểu vì sao sử thi Ramayana đã đắm chìm hàng triệu trái tim qua các thế hệ.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm