Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu

Văn mẫu lớp 9: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 9 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 9 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Cảm nghĩ của em về bài thơ “Đồng chí”

Bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu là bài thơ vô cùng đặc sắc của tác giả viết về đề tài người lính trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp của nước ta. Bài thơ được viết khi chúng ta mới chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947. Nó thể hiện hình ảnh người lính vô cùng giản dị mộc mạc, chân thành, nhưng không kém phần anh dũng, kiên cường trong khó khăn gian khổ nhưng trái tim luôn hướng tới chiến thắng không chùn bước, sờn lòng.

Đồng chí ca ngợi tình cảm đồng đội, đồng chí trong gian lao, khó khăn luôn có nhau, gắn bó sẻ chia với nhau mọi niềm vui nỗi buồn. Họ đều là những người nông dân nhưng vì tiếng gọi của tổ quốc thiêng liêng họ đã để lại ngôi nhà thân yêu, với những người thân, giếng nước gốc đa để tham gia kháng chiến theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong hai mươi câu thơ thể hiện cuộc sống của những người lính trẻ, tình cảm gắn bó của họ trong kháng chiến với giọng thơ da diết thể hiện tình cảm chân thành của những người lính.

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua,

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Nơi anh sinh ra và quê hương tôi đều la những nơi nghèo khổ, nước mặn, đồng chua, là những nơi vô cùng nghèo khổ đất thì cày lên toàn sỏi đá. Thể hiện một vùng quê vô cùng vất vả, vì những bóc lột của bọn thực dân làm cho người dân của chúng ta phải chịu nhiều khốn đốn.

Tác giả với những lời thơ giản dị, chân thành mộc mạc làm cho những người lính xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo khổ trở nên gắn bó gần gũi với nhau. Họ có chung một xuất xứ, chúng một mục tiêu chiến đấu. Chính vì vậy, tất cả nhanh chóng hòa hợp thân thiết nơi chiến trường.

Trong những câu thơ tiếp theo, tác giả Chính Hữu đã tập trung vào để lột tả sự yêu mến gắn bó giữa những con người xa lạ, từ phương trời, không hề có lời hẹn ước nhưng lại gặp nhau ở một nơi chiến tuyến đầu sóng ngọn gió, nơi nhiều nguy hiểm nhưng tình người vô cùng ấm áp, để rồi thành đôi bạn thân thiết tri kỷ gắn bó với nhau.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Từ phương trời chẳng hẹn mà quen

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!”

Hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo của tác giả Chính Hữu khi súng thì bên súng” mà “đầu sát bên đầu” thể hiện sự thân thiết trong suy nghĩ, trong chí hướng, mục tiêu lý tưởng của những người lính trẻ là vô cùng hòa hợp, thể hiện một tình bằng hữu gắn bó, thiêng liêng không gì chia rẽ được.

Họ ra chiến trường với mục tiêu to lớn của đời mình là bảo vệ mảnh đất quê hương, bảo vệ những người thân thương của mình, chống lại những kẻ thù xâm lược. Đó chính là mục tiêu sống, là con đường chí hướng của những người lính trẻ. Họ cảm nhận được trái tim ấm nóng của nhau đang cùng chung một nhịp đập, nhịp đập vì tổ quốc thân yêu.

Những trận ốm khi vượt rừng, trèo núi, những trận sốt rét rừng thật đáng sợ, nhưng họ vẫn chia sẻ với nhau mọi thứ, đêm rét đắp chung một tấm chăn, uống chúng một bình nước chia sẻ với nhau những miếng lương khô, trong những chặng đường vượt rừng, băng núi. Biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ mà người lính đã phải nếm trải cùng nhau, cũng vì vậy họ cảm thấy những người bạn trở thành những người thân ruột thịt của mình.

Cảm nghĩ của em về bài thơ “Đồng chí”

Những câu thơ nghẹn ngào xúc động của nhà thơ Chính Hữu đã phác họa lên một tình bạn đẹp về tình đồng đội đồng chí thiêng liêng cao cả.

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay,

Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính”.

Những người lính ra đi để lại nơi quê hương mình những người thân, những công việc còn làm dang dở nhưng tất cả không làm cho trái tim họ chùn bước mà nó càng làm cho những người lính trẻ trở nên kiên cường, anh dũng hơn.

Hình ảnh quen thuộc của những giếng nước, gốc đa, được tác giả gợi mở ra càng làm cho những câu thơ trở nên thuộc giản dị, nhưng tăng thêm sự hy sinh cao cả của những người lính khi phải từ bỏ tất cả lên đường tham gia chiến đấu.

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá chân không giày…

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Trong quá trình hành quân, băng rừng vượt núi người lính của chúng ta đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, những cơn sốt rét rừng, những khi cọp tới trêu người, những căn bệnh ghẻ lở, bệnh lạ xuất phát từ nơi rừng thiêng nước độc. Nhưng họ vẫn gắn bó bên nhau, động viên nhau vượt qua những khó khăn để đi tới mục tiêu cuối cùng của mình. Đó chính là ngày chiến thắng trở về, niềm vui cho ngày khải hoàn.

Hình ảnh “áo anh rách vai” đối xứng với “quần tôi có vài mảnh vá” thể hiện cuộc sống đạm bạc nơi quân ngũ, nhưng họ không cảm thấy mình khổ sở, cô đơn lạc lõng, mà ngược lại càng khó khăn gian khổ họ càng cảm thấy mình mạnh mẽ hơn bởi bên cạnh họ luôn có những người đồng đội vô cùng thân thiết luôn lo lắng, sẻ chia với nhau.

Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” một hình tượng vô cùng đẹp đẽ trong tình đồng đội, đồng chí của những người chiến sĩ cách mạng thể hiện những con người vô thân thiết, hơn cả ruột thịt trong kháng chiến.

Trong phần cuối cùng của bài thơ hình ảnh những người chiến sĩ trong kháng chiến hiện lên vô cùng anh dũng. Họ đứng bên nhau cùng chờ giặc tới thể hiện tâm thế luôn luôn chủ động sẵn sàng chờ giặc tới để chiến đấu, oanh liệt chứ không hề lo lắng, hay trốn tránh mọi việc.

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Người chiến sĩ trong chiến trường gặp rất nhiều khó khăn thử thách nhưng trái tim họ luôn kiên cường, luôn anh dũng hướng tới một ngày mai tươi thắm, tất cả những gì họ làm đều vì một nền hòa bình không xa cho tổ quốc mình. Những người lính đó, họ đã không tiếc đời trai của mình để quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, khi tuổi đời còn rất trẻ, xuân xanh phơi phới.

Trong chiến trường, cảnh rừng đêm vừa hư vừa thực ánh trăng soi sáng, bồng bềnh phiêu du trên đầu người, khiến cho mọi thứ thật tuyệt vời lãng mạn. Hình ảnh đầu súng trăng treo thể hiện sự lãng mạn, nó là bức tranh vô cùng tuyệt tác của tác giả Chính Hữu, khi giữa cuộc sống gian khổ, những khó khăn thường nhật những người lính vẫn giữ cho mình một trái tim bay bổng, lãng mạn, một tâm hồn hướng tới cái đẹp.

Vầng trăng chính là một biểu tượng thiêng liêng của cái đẹp của sự bình yên, còn hình ảnh khẩu súng chính là một ý nghĩa thể hiện sự gian khổ, một vũ khí làm nên chết chóc. Hai hình ảnh này đối lập lẫn nhau nhưng lại đứng bên nhau khiến cho hình tượng thơ trở nên vô cùng tinh tế, hấp dẫn người đọc.

Bài thơ “Đồng chí” vừa mang vẻ đẹp giản dị, vừa thể hiện sự kiên cường anh dũng của người chiến sĩ trong kháng chiến, thể hiện tình cảm thiêng liêng cao cả của những người nông dân khi từ bỏ tất cả ruộng nương, người thân của mình tham gia chiến đấu, vì quê hương tổ quốc.

Bài thơ “Đồng chí” là bài thơ vô cùng hay độc đáo của tác giả Chính Hữu khi viết về hình ảnh những người chiến sĩ bộ đội cụ Hồ những người nông dân, bài thơ như một tượng đài vô cùng tráng lệ thể hiện nét đẹp bi tráng về hình ảnh người lính.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài Tác giả - tác phẩm ngữ văn 9 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm