Phiếu bài tập ôn hè lớp 3 lên lớp 4 năm 2024 môn Tiếng Việt - Đề 3
Phiếu bài tập ôn hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề 3 được soạn nhằm giúp các em học sinh đang chuẩn bị bước vào lớp 4, cùng các phụ huynh và quý thầy cô tham khảo trong quá trình ôn luyện, chuẩn bị vào năm học mới.
Bài tập ôn hè lớp 3 môn Tiếng Việt có đáp án
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 4 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 4.
- Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Bài tập ôn hè môn Toán lớp 3 lên lớp 4
Phiếu bài tập ôn hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề 3 nối tiếp Phiếu bài tập ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề 2 gồm phần đề kiểm tra (đầy đủ nội dung cần củng cố) và đáp án chi tiết. Trong đó có sẵn phần ô li cho học sinh làm trực tiếp phần chính tả và tập làm văn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Đề ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề 3
Phần 1: Đọc hiểu (2 điểm)
36 phố phường Hà Nội là khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài khu phố cổ Hà Nội. Nơi đây là khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất hình thành từ thời Lý - Trần. Đặc trưng nhất của khu phố cổ là các phố làng nghề và những ngôi nhà cổ, mang đậm nét kiến trúc truyền thống. Ngày xưa, những người thợ thủ công từ khắp các làng nghề quanh kinh thành Thăng Long đều tụ tập về đây buôn bán, họ chia theo từng khu vực, mỗi khu vực tập trung chuyên bán các mặt hàng chính của làng nghề mình.
Và tên của các dãy phố phường nơi đây được đặt theo tên của sản phẩm buôn bán chính tại đó, cộng thêm chữ “Hàng” phía trước. Ví dụ như phố Hàng Bông vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm; phố Hàng Gà là nơi tập trung các cửa hàng bán các loại gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây.... Thuở ấy, các thương nhân từ nhiều nước có thể vào thẳng khu vực này để buôn bán, tạo ra một không khí rất đông vui, náo nhiệt.
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: 36 phố phường ở Hà Nội bắt đầu hình thành từ thời nào?
A. Thời Tiền Lê
B. Thời Đinh
C. Thời Lý - Trần
D. Thời Nguyễn
Câu 2: Đặc trưng của 36 phố phường là gì?
A. Mỗi phố phường có biển hiệu sơn một màu khác nhau
B. Mỗi phố phường chỉ tập trung bán mặt hàng thủ công chính của làng nghề mình
C. Mỗi phố phường chỉ mở một ngày đặc biệt trong năm
D. Các phố phường này không dùng tiền mà dùng đồ vật để trao đổi
Câu 3: Cách đặt tên cho các phố phường có điểm gì đặc biệt?
A. Phố phường được đặt theo tên của người chủ mở bán.
B. Phố phường được đặt theo tên vị khách đầu tiên đến mua
C. Phố phường được đặt tên theo cấu trúc: chữ “hàng” + loại sản phẩm chính bán ở cửa hàng.
D. Phố phường được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái.
Câu 4: Ở phố Hàng Gà chủ yếu bán mặt hàng gì?
A. Các loại gia cầm
B. Các loại gia súc
C. Các loại chim chóc
D. Các loại rau xanh
Phần 2: Tự luận
Câu 1: Chính tả (3 điểm)
36 phố phường trong khu phố cổ Hà Nội không chỉ là nơi lưu giữ những dấu tích văn hóa xa xưa của mảnh đất kinh kì huyền thoại mà nó còn trở thành địa điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đặt chân đến Hà Nội. Một nét đẹp, nét đặc trưng riêng biệt gây cuốn hút biết bao du khách, là niềm tự hào không chỉ của riêng con người thủ đô mà còn cho tất cả người dân nước Việt.
Câu 2: Luyện từ và câu
1. (1 điểm)
a. Em hãy tìm 3 từ chỉ đặc điểm của mùa xuân.
b. Em hãy chọn 1 trong 3 từ vừa tìm được và đặt câu theo kiểu câu Ai thế nào.
2. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau (1 điểm)
Gà mái mơ đang dắt đàn con của mình đi dạo trong vườn chuối.
3. Bạn Minh đã đặt sai vị trí của các dấu câu khi viết câu văn. Em hãy tìm ra các lỗi sai, và sửa lại giúp bạn ấy nhé (1 điểm)
Trong bể bơi. Bé Hoa đang tập bơi cùng với chị Mai, tuy lúc đầu rất khó khăn. Nhưng chỉ một lát sau bé đã tự bơi được rồi.
Câu 3: Tập làm văn (3 điểm)
Em hãy viết 1 đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) miêu tả cánh đồng lúa chín.
Đáp án đề ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề 3
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: A
Phần 2: Tự luận
Câu 1: Viết chính tả
Câu 2: Luyện từ và câu
1.
a. Các từ chỉ đặc điểm của mùa xuân: ấm áp, tươi vui, rộn ràng, rực rỡ…
b. Đặt câu theo kiểu câu Ai thế nào: Ví dụ:
- Mùa xuân có khí hậu ấm áp nên muôn hoa đua nhau khoe sắc.
c. Đặt câu hỏi: Ai đang dắt đàn con của mình đi dạo trong vườn chuối?
2. Các lỗi sai gồm:
Trong bể bơi. Bé Hoa đang tập bơi cùng với chị Mai, tuy lúc đầu rất khó khăn. Nhưng chỉ một lát sau bé đã tự bơi được rồi.
→ Sửa lại: Trong bể bơi, bé Hoa đang tập bơi cùng với chị Mai. Tuy lúc đầu rất khó khăn, nhưng chỉ một lát sau bé đã tự bơi được rồi.
Câu 3: Tập làm văn
Bài mẫu:
Cuối tuần vừa rồi em được bố mẹ cho về quê chơi. Ở đây, em được nhìn ngắm cánh đồng lúa chín. Cả cánh đồng lúa là một màu vàng ươm như nắng mùa hè. Lúc ở phía xa nhìn lại giống như một tấm thảm khổng lồ. Khi có gió thổi qua, các bông lúa đung đưa tạo thành từng làn sóng. Khi đứng sát cánh đồng, em ngửi thấy hương thơm rất đặc biệt từ cây lúa. Một hương vị ngòn ngọt, ngai ngái rất khó diễn tả. Bố em bảo, để có được ruộng lúa chín vàng này, người nông dân đã phải rất vất vả. Vì vậy em phải biết quý trọng từng hạt gạo. Trở về nhà, trong tâm trí em cứ hiện mãi hình ảnh cánh đồng lúa chín tuyệt đẹp ấy. Mong là sau này em sẽ được ngắm nhìn chúng nhiều lần nữa.
Ngoài Phiếu bài tập ôn hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề 3 trên đây, chúng tôi còn sưu tầm và chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 4, đề thi giữa kì 1 lớp 4 và đề thi học kì 1 lớp 4. Mời quý thầy cô, phụ huynh và học sinh tham khảo.
Tài liệu tham khảo:
- Đề luyện tập ôn hè môn Toán lớp 3
- Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4