Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương pháp dạy học theo mô hình VNEN

Đặc điểm của phương pháp dạy học VNEN là học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập để phát triển. Trong bài viết này VnDoc xin chia sẻ phương pháp dạy học theo mô hình VNEN để các bạn cùng hiểu rõ hơn về VNEN.

Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh

Nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động chủ động, thông qua các hành động có ý thức. Trí tuệ của trẻ được phát triển nhờ sự “đối thoại” giữa chủ thể với đối tượng và môi trường.

Trong mô hình VNEN, học sinh – chủ thể của hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn.

Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, học sinh trực tiếp quan sát, làm thí nghiệm, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo suy nghĩ cá nhân, từ đó vừa nắm được kiến thức mới, kĩ năng mới vừa được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình.

Dạy học theo mô hình VNEN xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.

Trong xã hội đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì việc dạy phương pháp học phải được quan tâm ngay từ đầu bậc tiểu học và càng lên bậc cao hơn càng được coi trọng.

Đây là bước hữu hiệu để chuẩn bị cho lớp người kế tục thích ứng với xã hội học tập, trong đó mỗi người phải có năng lực học tập liên tục, suốt đời.

Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

Trong phương pháp học tập hợp tác vẫn có giao tiếp thầy - trò nhưng nổi lên mối quan hệ trò - trò. Thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả lớp.

Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động thuần tuý cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy- trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới những tri thức mới.

Việc học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp nhưng được sử dụng phổ biến nhất trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người.

Hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho từng thành viên được bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết thái độ của mình, qua đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng.

Hoạt động trong tập thể nhóm, tập thể lớp sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành một nhiệm vụ xác định.

Trong hoạt động hợp tác, mục tiêu hoạt động là chung của toàn nhóm nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể. Trong nhóm nhỏ, mỗi cá nhân đều phải nỗ lực, không thể ỷ lại vào người khác, toàn nhóm phải phối hợp với nhau để cuối cùng đạt mục tiêu chung.

Kết quả làm việc của từng nhóm được trình bày thảo luận trước lớp sẽ tạo một không khí thi đua giữa các nhóm, đóng góp tích cực vào kết quả chung của bài học.

Mô hình trường học mới Việt Nam đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội, trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng.

Trong xu hướng toàn cầu hoá, xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia thì năng lực hợp tác thực sự trở thành một mục tiêu đào tạo của giáo dục nhà trường.

Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Trong mô hình VNEN, việc rèn luyện phương pháp học để chuẩn bị cho học sinh khả năng học tập liên tục, suốt đời được xem như một mục tiêu giáo dục thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển khả năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học.

Liên quan tới điều này, giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau. Việc học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau sẽ có tác dụng tích cực để học sinh tự học và điều chỉnh bản thân.

Theo hướng phát triển của mô hình VNEN là để đào tạo ra những con người năng động, sớm thích ứng với đời sống xã hội, hoà nhập và góp phần phát triển cộng đồng thì việc kiểm tra phải khuyến khích trí thông minh, sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến thái độ và xu hướng hành vi của học sinh trước những vấn đề của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng; rèn luyện cho các em khả năng phát hiện và vận dụng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các tình huống thực tế. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ có tác dụng thúc đẩy sự đổi mới phương pháp dạy học.

Tóm lại, trong phương pháp dạy học theo mô hình VNEN, người được giáo dục trở thành người tự giáo dục, là nhân vật tự giác, chủ động có ý thức về sự giáo dục bản thân mình.

Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Nếu rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học, biết vận dụng linh hoạt những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong thực tiễn thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của các em. Vì những lẽ đó, mô hình VNEN nhấn mạnh dạy phương pháp học trong quá trình dạy học, cố gắng tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mẹo dạy học hay

    Xem thêm