Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quá trình phát triển của quản lý chất lượng

Quá trình phát triển của quản lý chất lượng được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Lịch sử phát triển của quản lý chất lượng

Mặc dù mới được các doanh nghiệp chú trọng trong thời gian gần đây, song quản trị chất lượng đã hình thành và được phát triển trong một thời gian khá dài. Vào những năm 1900, công tác quản trị chất lượng hồi đó chưa được nhận thức và tiếp cận theo cách chủ động, mà ngược lại hồi đó thuần túy chỉ là hoạt động kiểm tra của những người công nhân trực tiếp sản xuất.

Đến những năm 1920, công tác kiểm tra chất lượng của những người công nhân đã chuyển dần sang hoạt động kiểm soát của các cai đội. Lúc này, hoạt động kiểm soát đã được triển khai trên diện rộng hơn và thậm chí đã được tiến hành một cách toàn diện.

Ngoài những năm 1940, kiểm soát chất lượng đã phát triển thành quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management – TQM). Vào năm 1957, hệ thống quản trị chất lượng TQM ra đời và đánh dấu một bước tiến dài trong quản trị chất lượng. Chính vào thời điểm này, quản trị chất lượng đã được nhận thức sâu sắc và được triển khai ở mọi khâu, mọi mặt, mọi lĩnh vực và đối với mọi người trên toàn công ty.

Những năm 1960, quản trị chất lượng toàn diện đã trở thành cam kết chất lượng toàn diện (Total Quality Commitment – TQC). Khi thế giới đã trở nên phẳng, các công ty đã trở thành công ty toàn cầu, tập đoàn quốc tế, quản lý chất lượng toàn diện đã trở thành cải tiến chất lượng trên toàn công ty.

Sự phát triển về quan niệm, sự phát triển về nhận thức của quản trị chất lượng đã tạo ra những thay đổi có tính căn bản trong quản trị chất lượng. Quan niệm mới, quan niệm hiện đại về quản trị chất lượng có sự khác biệt cơ bản cả về đặc điểm, tính chất, phạm vi, cách tiếp cận…

Bảng 3.1 sau đây thể hiện rõ sự khác biệt đó:

Đặc điểm

Quản trị chất lượng truyền thống

Quản trị chất lượng hiện đại

Tính chất

Chất lượng là vấn đề công nghệ đơn thuần.

Chất lượng là vấn đề kinh doanh (tổng hợp kinh tế – kỹ thuật, xã hội) là bộ phận không thể tách rời của quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Phạm vi

Vấn đề tác nghiệp.

Vấn đề tác nghiệp và chiến lược

Cấp quản lý

Thực hiện ở cấp phân xưởng trong khâu sản xuất.

Thực hiện ở mọi cấp.

+ Cấp công ty: Quản lý chiến lược chất lượng.

+ Cấp phân xưởng, phòng ban: Quản tri tác nghiệp chất lượng.

+ Tự quản (người lao động tự quản lý chất lượng).

Mục tiêu

Ngắn hạn lợi nhuận cao.

Kết hợp giữa dài hạn và ngắn hạn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở mức cao.

Sản phẩm

Sản phẩm cuối cùng bán ra ngoài công ty.

Tất cả sản phẩm và dịch vụ không kể thực hiện bên trong hay bán ra ngoài.

Khách hàng

Bên ngoài, những người tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Cả bên trong và bên ngoài những tổ chức có liên quan trực tiếp đến chất lượng.

Chức năng

Kinh tế, kiểm soát

Hoạch định, kiểm soát và hoàn thiện.

Nhiệm vụ

Của phòng KCS. Vai trò của người quản lý là ra lệnh cưỡng chế bắt phải thực hiện.

Toàn công ty

Cách xem xét vấn đề

Đi thẳng và từng vấn đề riêng biệt tách rời nhau.

Đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với toàn bộ hệ thống.

Bảng 3.1. So sánh quản trị chất lượng hiện đại với quản trị chất lượng truyền thống.

2. Quan niệm về quản lý chất lượng của các chuyên gia hàng đầu

E dwards Deming(1900 1993): William Edwards Deming là một kỹ sư, nhàthống kê, giáo sư, nhà phát minh, giảng viên và chuyên gia tư vấn quản lý của Hoa Kỳ. Deming là người đi tiên phong trong quản lý chất lượng. Ông đưa ra hệ thống lý thuyết về kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê, làm hình thành một triết lý mới về quản lý công việc.

Triết lý cơ bản của Deming là “khi chất lượng và năng suất tăng lên thì độ biến động sẽ giảm” vì mọi vật đều biến động nên cần sử dụng các phương pháp thống kê điều khiển chất lượng.

Ông chủ trương dùng thống kê để định lượng thành quả trong tất cả các khâu chứ không phải chỉ đo kết quả đạt được trong quy trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ. Theo ông, kiểm tra chất lượng sản phẩm, dù ở đầu vào hay đầu ra đều quá chậm, không hiệu quả và tốn kém. Vì vậy, để đánh giá chất lượng cần thông qua “sự thể hiện rõ ràng trên thống kê”. Do đó, dùng phương pháp thống kê như là một công cụ để kiểm soát và quản lý chất lượng. Cách tiếp cận của ông đối với vấn đề chất lượng là “cần giảm độ biến động bằng cải tiến liên tục chú không phải bằng thanh tra ồ ạt”.

Ông đã vạch ra 14 điểm mà nhà quản lý cần tuân theo đó là:

Xây dựng những mục đích bất biến dành cho sự cải tiến sản phẩm và dịch vụ, mục tiêu nhằm có thể cạnh tranh, tồn tại trong giới kinh doanh và tiếp tục tạo công ăn việc làm.

Người quản lý phải ý thức được trách nhiệm của mình và đảm nhiệm vị trí dẫn đầu trong mọi thay đổi.

Xây dựng kiểm tra chất lượng ngay từ đầu vào

Đầu tư thời gian và kiến thức giúp cải tiến chất lượng và giảm thiểu toàn bộ chi phí. Lợi nhuận được tạo ra bởi các khách hàng trung thành và thường xuyên.

Quá trình không bao giờ hoàn toàn tối ưu. Phải luôn luôn cải tiến và hoàn thiện kế hoạch, sản phẩm, dịch vụ. Nâng cao chất lượng và năng suất dẫn đến giảm bớt chi phí đầu tư.

Tiến hành các lớp huấn luyện công việc. Đây là hoạt động hàng ngày của mọi nhân viên trong doanh nghiệp.

Huấn luyện cách thức lãnh đạo. Mục tiêu của sự giám sát là giúp đỡ nhân viên, cải tiến thiết bị và máy móc để làm cho công việc tốt hơn. Sự giám sát trong quản lý, trong việc kiểm tra cũng kỹ lưỡng như việc giám sát các công nhân sản xuất.

Nỗi lo sợ bị phạt sẽ dẫn đến tàn phá. Loại bỏ những nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi, nhờ vậy mọi người có thể yên tâm làm việc một cách có hiệu quả hơn cho công ty.

Phá vỡ các rào cản giữa nhân viên các phòng ban. Nhân viên của phòng thiết kế, nghiên cứu kinh doanh hay sản xuất phải tạo thành một nhóm làm việc, để cùng nhau nhìn thấy trước những vấn đề có thể xảy ra cho sản phẩm và trong việc sử dụng sản phẩm đó hay dịch vụ đó.

+ Loại bỏ những khẩu hiệu, những lời hô hào và các tiêu chí “khuyết tật ở mức zero” và sự vươn tới mức một năng suất mới. Những câu hô hào chỉ tạo ra các mối quan hệ đối phó, vì phần lớn những nguyên nhân dẫn đến chất lượng và năng suất thấp thuộc về hệ thống và nằm ngoài khả năng của công nhân viên.

+ Loại bỏ những tiêu chuẩn công việc (định mức) trong các công xưởng, thay thế vào đó là sự lãnh đạo khoa học. Loại bỏ quản lý bằng con số, những mục đích bằng những con số. Thay vào đó là khả năng lãnh đạo.

+ Hầu hết các biến đổi đều do hệ thống tạo ra, cần xem xét lại hệ thống. Phê phán, phạt, xếp thứ bậc công nhân dưới trung bình có thể phá đi tinh thần đồng đội của công ty. Loại trừ những rào cản đã cướp mất của người lao động lòng tự hào trong nghề nghiệp. Loại bỏ các hệ thống đánh giá hàng năm hay bổ nhiệm nhân viên dựa trên công trạng của họ.

+ Thiết lập một chương trình giáo dục mạnh mẽ và tự cải tiến trong mỗi người. Hãy để cho mỗi người tham gia và tự chọn cho mình một lĩnh vực thích hợp để phát triển.

+ Đặt nhân viên trong công ty luôn làm việc để đạt đến sự thay đổi. Thay đổi là công việc của mọi người.

Joseph M. Juran(1904 – 2008): Joseph Moses Juran là một kỹ sư và nhà tư vấn quản lý người Mỹ gốc Rumani. Ông là một nhà truyền giáo về quản lý chất lượng và chất lượng, đã viết một vài cuốn sách về những chủ đề đó.

Ông là một giáo sư trường đại học ở New York, và cũng là chuyên gia nổi tiếng về chất lượng trên thế giới, ông cũng giảng dạy về quản lý chất lượng ở Nhật Bản. Do có những đóng góp của mình nên ông cũng nhận giải thưởng cao nhất dành cho người nước ngoài tại Nhật Bản. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về chất lượng, là người sáng lập hai tạp chí lớn về chất lượng ở Nhật Bản (tạp chí “kiểm tra thống kê chất lượng” và “quản lý chất lượng”).

Juran là người đầu tiên đưa ra quan điểm: “chất lượng là sự phù hợp với phương tiện kỹ thuật” Ông cũng là người đề cập tới những khía cạnh rộng lớn của việc điều khiển chất lượng và quản lý chất lượng. Ông đã đưa ra cách tiếp cận quản lý chung đối với chất lượng, chứ không phải mặt riêng biệt nào đó. Ông đặc biệt chú ý tới nhân tố con người. Theo ông thì trên 80% những sai hỏng về chất lượng là do quản lý gây ra, do công nhân chỉ dưới 20%. Từ đó ông đòi hỏi mọi người, đặc biệt là nhà quản lý phải được đào tạo về chất lượng.

Juran đã đưa ra 10 bước để cải tiến chất lượng:

Xây dựng nhận thức về sự cần thiết và về cơ hội cải tiến

Đề ra mục tiêu cải tiến

Tổ chức để đạt được mục tiêu như: lập hợp đồng chất lượng, nhận dạng các sai hỏng, khuyết tật, lập các nhóm chất lượng, chỉ định những người hỗ trợ, cải tiến.

  • Tổ chức đào tạo.
  • Triển khai các dự án để giải quyết các sai hỏng, khuyết tật.
  • Báo cáo về tiến độ đạt được.
  • Cấp giấy chứng nhận
  • Thông báo kết quả
  • Tiếp tục phát huy thắng lợi

Giữ vững đà tiến bộ bằng cách đặt việc cải tiến hàng năm thành một phần của các hệ thống và quy trình thường xuyên của công ty.

Philip B.Crosby(1926 2001): Philip Bayard "Phil" Crosby là một nhà kinh doanh và là một tác giả có nhiều đóng góp vào lý thuyết quản lý chất lượng. "Làm đúng ngay từ đầu".

Ông bắt đầu tham gia vào lĩnh vực chất lượng vào năm 1952 khi kết thúc những năm tháng phục vụ trong quân đội ở Hàn Quốc. Trong gần năm thập kỷ sau đó, ông trở nên nổi tiếng trong giới kinh doanh như một bậc thầy trong lĩnh vực quản lý chất lượng.

Ông cho rằng đầu tư cho chất lượng là cách đầu tư khôn ngoan nhất, chỉ được mà không mất gì. Cái tốn kém nhất là sự thiếu chất lượng, nghĩa là do không làm đúng ngay từ đầu gây nên. Theo ông, không những chất lượng không mất tiền mua, mà nó còn là một trong những nguồn lãi chân chính nhất.

Cách tiếp cận chung của Crosby trong quản lý chất lượng là “phòng ngừa”. Ông đặt ra từ “vacxin chất lượng” mà các công ty nên dùng để ngăn chặn tình trạng không phù hợp với yêu cầu. Vacxin phòng ngừa gồm có 3 thành phần: sự cam kết, giáo dục và thực hiện.

Crosby nhắc nhở những người có trách nhiệm về quản lý chất lượng cần quan tâm đến chất lượng, giống như họ quan tâm đến lợi nhuận.

Đối với vật tư mua vào, Crosby cho rằng ít nhất một nửa những sai lệch, hư hỏng về chất lượng liên quan đến việc cung cấp vật tư, và một trong những nguyên nhân gây ra chính là do các yêu cầu đối với sản phẩm mua không được vạch ra rõ ràng. Theo ông thì phần lớn những sai sót trong khi mua vật tư là do lỗi của người đi mua.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quá trình phát triển của quản lý chất lượng về quan niệm về quản lý chất lượng của các chuyên gia hàng đầu, lịch sử phát triển của quản lý chất lượng....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quá trình phát triển của quản lý chất lượng. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết đã cho chúng ta thấy được quá trình phát triển của quản lý chất lượng. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu bổ ích nhé. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm