Quảng cáo trên mạng xã hội

Chúng tôi xin giới thiệu bài Quảng cáo trên mạng xã hội được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Quảng cáo trên mạng xã hội

Hiện nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin biến Internet thành kênh thông tin phổ biến nhất thế giới ngày nay. Tốc độ cao của Internet, thân thiện với người sử dụng, chi phí thấp, và lượng truy cập lớn có đóng góp vào sự thương mại hóa dưới hình thức của quảng cáo online – một hình thái mới để tạo ra sự chú ý và nhận thức giữa các khách hàng thông qua quảng cáo trên mạng Internet. Internet bao gồm mạng máy tính kết nối toàn cầu, cung cấp cho các công ty các công cụ rẻ tiền và tiện lợi cho quảng cáo và truyền thông đến các khách hàng của họ. Có nhiều hình thức quảng cáo trên mạng internet. Theo Rodgers and Thorson (2000) quảng cáo online có thể dưới dạng quảng cáo banner, quảng cáo pop –up/ pop down, quảng cáo dạng đường link được tài trợ (sponsorsed link), các liên kết (hyperlinks) và website. Mặc dù quảng cáo online được cho một công cụ hiệu quả để với tới một lượng lớn người sử dụng, điều quan trọng là các nhà quảng cáo phải tạo được gắn kết với khách hàng để thực sự hiệu quả hơn. Các công ty tạo ra lợi ích bằng việc đánh giá tính hiệu quả quảng cáo online và bằng việc đánh giá sự đầu tư của họ trong các quảng cáo. Số lượng lớn các công ty chi dùng số lượng tiền khổng lồ cho quảng cáo. Quảng cáo online được sử dụng rộng rãi bởi các công ty và các nhà quảng cáo để quảng bá về sản phẩm và dịch vụ của họ. Điều chủ yếu là quảng cáo online thì hiệu quả nhằm tạo ra phản ứng thuận lợi từ các khách hàng.

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin làm cho quảng cáo online trở thành một kênh chính cho truyền thông thương mại trên toàn thế giới. Mục đích của quảng cáo là để tạo ra nhận thức về công ty, về thương hiệu, website hoặc một sự kiện để thúc đẩy doanh thu và tăng lên lợi nhuận. Trong một khoảng thời gian dài, truyền hình, radio, newspapers and magazines thống trị truyền thông quảng cáo. Ngày nay, quảng cáo online trở thành lực lượng chủ đạo trong nhiều sáng kiến và nỗ lực quảng cáo

Với sự bùng nổ của các ứng dụng và dịch vụ Internet, môi trường trực tuyến đã trở thành công cụ quan trọng cho ngành quảng cáo. Các dạng thức mới của quảng cáo mạng đã vượt qua quảng cáo truyền thống vốn đã tồn tại hàng trăm năm như tivi, đài, báo và quảng cáo ngoài trời. Một trong những mô hình quảng cáo mạng được chú ý nhất hiện nay đó là quảng cáo trên mạng xã hội.

Melanson (2011) định nghĩa quảng cáo trên mạng xã hội là một hình thức quảng cáo trên mạng, cung cấp các quảng cáo hướng đối tượng dựa trên các thông tin được cung cấp bởi chính các thành viên của các dịch vụ mạng xã hội. Đóng vai trò là nền tảng cho phép phát triển mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và khách hàng thu hút đa dạng người dùng đến từ những quốc gia khác nhau, mạng xã hội có rất nhiều tiềm năng cho các hoạt động quảng cáo và cần được khai thác hiệu quả. Bên cạnh đó, với khả năng cho phép người dùng trao đổi, chia sẻ, tìm kiếm cơ hội từ cộng đồng mạng, mạng xã hội cũng cần được chú ý với những nỗ lực marketing phù hợp.

So với quảng cáo trực tuyến trên những trang mạng thông thường, quảng cáo trên mạng xã hội tập trung nhiều hơn vào những thông tin do bản thân người dùng cung cấp và chia sẻ như địa điểm, bằng cấp và công việc, sở thích, mối quan hệ cũng như các yếu tố về nhân khẩu học. Hình thức quảng cáo trên mạng xã hội được xây dựng dựa trên các thông tin cung cấp bởi các dịch vụ truyền thông xã hội và có lợi thế quan trọng trong việc trọng tâm hơn vào các thông tin cụ thể của người dùng so với quảng cáo mạng thông thường.

Các đặc điểm chính mà làm cho quảng cáo trên mạng xã hội khác với quảng cáo thông thường dựa trên Web như: - (1) Quảng cáo trên mạng xã hội có sự trao đổi mang tính xã hội. Quảng cáo trên mạng xã hội lôi cuốn các mối quan tâm và nhận thức của khách hàng, vì vậy, quảng cáo trên mạng xã hội là nơi mà ở đó các cuộc hội thoại được cung cấp hai chiều, trong đó các công ty và khách hàng cùng đóng góp vào sự sáng tạo giá trị; - (2) Một không gian riêng tư quảng cáo trên mạng xã hội thể hiện ở không gian mang tính cá nhân, riêng tư có thể được cảm nhận là xâm phạm nếu như thông tin không liên quan đến người sử dụng; - (3) Quảng cáo mạng xã hội mang ý nghĩa chia sẻ. Quảng cáo mạng xã hội nhắm đến khách hàng không chỉ dựa trên sự ưa thích và nhận thức mang tính cá nhân của khách hàng mà còn dựa trên nhận thức và sự chia sẻ của khách hàng với những người sử dụng khác trên mạng xã hội. Quảng cáo mạng xã hội có thể được cảm nhận là rủi ro nếu khách hàng tin rằng các doanh nghiệp đang quá cố gắng để thâm nhập thế giới không gian riêng tư của họ. Tuy nhiên, quảng cáo mạng xã hội có thể gây ra sự bối rối hoặc tức giận nếu quảng cáo được cảm nhận là xâm phạm hoặc là xâm chiếm không gian cá nhân của khách hàng.

Tốc độ tăng trưởng của mạng xã hội không chỉ thay đổi sự hiểu biết về Internet mà còn thay đổi cách mà con người giao tiếp và tương tác với nhau. Nhiều nhà quảng cáo đã bắt đầu quảng cáo trên mạng xã hội không chỉ bởi vì số lượng người sử dụng đông đảo mà còn bởi lẽ mạng xã hội cho phép nhà quảng cáo nhắm được tới việc lựa chọn các cá nhân phù hợp với mục đích của nhà quảng cáo. Khi quảng cáo trên mạng xã hội, nhà quảng cáo có thể chọn lọc các yếu tố địa lý, nhân khẩu học, tâm lý, sở thích của khách hàng mà họ muốn nhắm tới vì mạng xã hội có thông tin của tất cả những người sử dụng. Các quảng cáo sẽ chỉ được hiện lên với người sử dụng mạng xã hội nào nằm trong các tiêu chí mà nhà quảng cáo đã lựa chọn.

Quảng cáo trên Facebook không giống như quảng cáo truyền thống trên Internet, quảng cáo trên Facebook có thể phân thành hai loại: Quảng cáo (Từ doanh nghiệp) và “Câu chuyện được tài trợ” (Từ bạn bè). Chính hình thức quảng cáo “Từ bạn bè” làm cho quảng cáo của Facebook có nhiều sức sống và đỡ khô khan hơn cho việc truyền tải thông điệp của nhà quảng cáo.

Loại thứ nhất, quảng cáo (từ doanh nghiệp) nhà quảng cáo có thể kiểm soát mọi chi tiết của hình ảnh, nội dung quảng cáo: Tiêu đề quảng cáo, hình ảnh/video và mọi nội dung chữ đi kèm. Facebook hiện có nhiều cách thức quảng cáo khác nhau cho kiểu quảng cáo từ doanh nghiệp, bao gồm các hình thức quảng cáo như: Quảng cáo ứng dụng trên Web: Quảng cáo ứng dụng trên Web dành để quảng bá những ứng dụng được nhà phát triển đưa lên Facebook. Khi người dùng nhấn vào xem quảng cáo, họ được dẫn thẳng tới ứng dụng đó trên Facebook. Quảng cáo website: Quảng cáo website là loại hình quảng cáo cổ điển trên Facebook, hiển thị ở bên phải của Facebook trên Web và khi người xem nhấn vào quảng cáo, họ sẽ rời khỏi trang Facebook và đi tới website được quảng cáo. Quảng cáo này dành cho nhu cầu hướng khách hàng ra khỏi website của Facebook. Quảng cáo sự kiện: Trên Facebook, bạn có thể tạo ra 1 sự kiện với ngày giờ, nội dung, cách tham gia và sử dụng dịch vụ quảng cáo Sự kiện của Facebook. Khách hàng xem quảng cáo ở mọi nơi và có thể tham gia sự kiện trực tiếp từ nội dung quảng cáo. Quảng cáo ứng dụng mobile: Những quảng cáo ứng dụng trên mobile chỉ hiển thị ở phần News Feed của apps Facebook trên di động. Khi người dùng truy cập Facebook trên di động sẽ nhìn thấy quảng cáo cho các ứng dụng di động dành cho hệ điều hành đó và khi click vào quảng cáo sẽ được dẫn tới kho ứng dụng tương ứng dành cho hệ điều hành (Google Play hay Apple Store). Quảng cáo để like Fanpage: Nội dung quảng cáo để tăng lượng thích (like) cho Fanpage. Người dùng có thể like trực tiếp Page từ nội dung quảng cáo. Quảng cáo nội dung của Page: Quảng cáo nội dung của Page là những bài đăng nội dung của Page được biến thành bài đăng được tài trợ nhằm tăng số lượt tiếp cận khách hàng. Việc biến một bài đăng nội dung của Page thành quảng cáo không làm thay đổi nội dung bài đăng xét về mặt hiển thị mà chỉ là tăng mức độ phổ biến lên. Điều đó có nghĩa là người dùng Facebook tương tác với 1 quảng cáo nội dung của Page cũng giống như với 1 bài đăng thông thường (có thể thích, bình luận, chia sẻ..). Quảng cáo nội dung của Page có dưới 5 dạng: Quảng cáo đăng link, Quảng cáo đăng Ảnh, Quảng cáo đăng Text, Quảng cáo đăng Video và Quảng cáo Chào hàng

Loại thứ hai, câu chuyện được tài trợ (Từ bạn bè). Câu chuyện được tài trợ (Sponsored stories) khác với quảng cáo từ doanh nghiệp ở chỗ nội dung quảng cáo không do nhà quảng cáo tạo ra. Câu chuyện tài trợ tương tự với quảng cáo bài đăng ở chỗ chúng dựa trên nội dung gốc trên Facebook nhưng điểm khác biệt là chúng do người dùng Facebook tạo ra chứ không phải nhà quảng cáo tạo ra. Mỗi khi có ai đó tương tác với một trong các đối tượng trên Facebook thì một câu chuyện được tạo ra. Nội dung của câu chuyện có thể là ai đó thích trang Page của bạn hoặc thích một trong các bài đăng Page của bạn; sử dụng ứng dụng của bạn hoặc là tham gia Sự kiện của bạn…. Nhằm tối ưu hóa việc truyền tải những câu chuyện này trong phạm vi bạn bè của người tạo ra câu chuyện, bạn có thể quảng bá câu chuyện này, biến những câu chuyện này thành câu chuyện được tài trợ. Cũng giống như quảng cáo nội dung Page, việc tài trợ cho câu chuyện không thay đổi nội dung mà chỉ tăng thêm việc quảng bá. Các câu chuyện được tài trợ hiển thị ở phần bảng tin (News Feed) cả phiên bản Facebook trên máy tính và di động cũng như các vị trí quảng cáo khác của Facebook. Câu chuyện được tài trợ là hình thức quảng cáo có tính tương tác cao nhất trên Facebook. Người dùng sẽ có cảm giác được chứng thực bởi bạn bè mình và do vậy có tỷ lệ tương tác và click nhận được rất cao. Hành động của một người thực thì có tính giới thiệu tin cậy hơn quảng cáo: bạn bè thường được tin cậy hơn là quảng cáo của doanh nghiệp.

Tại thời điểm hiện nay, Facebook đang cho hiển thị quảng cáo ở mọi nền tảng: Máy tính bàn và Di động (ở mọi nền tảng hệ điều hành: iOS (iPhone, iPad, iPod), Android (điện thoại và máy tính bảng), Windows Phone, Blackberry, điện thoại cơ bản (Java). Về cơ bản, quảng cáo của Facebook sẽ hiển thị ở 3 vị trí: Vị trí News Feed của bản Mobile, Vị trí News Feed của bản trên Web và Cột bên phải của bản trên Web. Đặc biệt, bắt đầu từ tháng 2 năm 2013 Facebook, một mạng xã hội phổ biến hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam, bắt đầu thử nghiệm hình thức quảng cáo trên bảng tin (News Feed), các quảng cáo được quảng cáo dưới hình thức “Page Post ads”, mà cụ thể nhất là “Suggest Page”. Hình thức này được cho là làm cho khách hàng chú ý hơn quảng cáo banner, vì tại khu vực bảng tin khách hàng tìm thấy các đăng tải được cập nhật của bạn bè. Theo cách này, mạng xã hội cung cấp một cách mới cho các nhà quảng cáo xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng (Barreto, 2013).

Như vậy, nếu các nhà quảng cáo có thể tăng thêm sự hiểu biết thấu đáo về ý định và hành vi xem quảng cáo trên mạng xã hội của người sử dụng, họ có thể sử dụng những hiểu biết này vào việc thực hiện có hiệu quả hơn việc quảng cáo trên mạng xã hội nhằm thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của công ty.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quảng cáo trên mạng xã hội để tạo ra nhận thức về công ty, về thương hiệu, website hoặc một sự kiện để thúc đẩy doanh thu và tăng lên lợi nhuận...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quảng cáo trên mạng xã hội. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 49
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm