Quy trình bán hàng của doanh nghiệp
Quy trình bán hàng của doanh nghiệp được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Quy trình bán hàng của doanh nghiệp
Quy trình bán hàng của doanh nghiệp là một quá trình diễn ra các hoạt động bán hàng với các bước công việc cần được thực hiện theo một trình tự nhất định, từ khi xác định đối tượng mua hàng đến chuẩn bị, tiếp xúc, bán hàng và các hoạt động sau bán.
Sơ đồ 1.1: Quy trình bán hàng của doanh nghiệp
Cụ thể quy trình bán hàng như sau:
Bước 1: Khám phá nhu cầu và đánh giá tiềm năng khách hàng
Mục đích của bước 1 là xác định nhu cầu, khả năng chi trả và động lực mua hàng, từ đó xác định mức độ của khách hàng có thực sự tiềm năng hay không dựa vào việc phân tích các yếu tố như nhu cầu mua hàng, độ lớn của nhu cầu, động lực thỏa mãn nhu cầu và khả năng của khách hàng để thỏa mãn nhu cầu đó.
Để xác định được nhu cầu doanh nghiệp cần có các nguồn thông tin về khách hàng hiện tại, đối thủ cạnh tranh, các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, quan sát, nghiên cứu thị trường… Bên cạnh đó, các đại diện của doanh nghiệp phải có kỹ năng thăm dò, biết sử dụng các phương pháp để thu thập thông tin của khách hàng. Việc khám phá nhu cầu và đánh giá tiềm năng khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có được những thuận lợi để triển khai các bước tiếp theo, tiết kiệm thời gian bán hàng và nâng cao hiệu quả công tác chào bán hàng.
Bước 2: Chuẩn bị tiếp xúc với khách hàng
Mục đích là thu thập và phân tích các thông tin đầy đủ về khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có được thuận lợi cho việc tiếp xúc với khách hàng và chào hàng.
Để thực hiện công việc này, các đại diện bán hàng cần quan tâm đến các công việc như:
- Tìm hiểu các đối tượng liên quan đến việc mua hàng
- Thu thập các thông tin về khách hàng
- Xác định mục tiêu tiếp xúc với khách hàng
- Tạo được cuộc hẹn với khách hàng
Bước 3: Tiếp xúc và chào hàng
Ở bước này, mục đích là nhằm tạo ấn tượng tốt ngay từ ban đầu của khách hàng về người bán hàng, trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc chào bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Bước 4: Kết thúc bán hàng
Mục đích của bước này là làm cho khách hàng ra quyết định mua hàng và mua lặp lại trên cơ sở có lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
Bước 5: Theo dõi và chăm sóc khách hàng
Mục đích là thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với khách hàng, từ đó tạo sự tin tưởng và quan hệ lâu dài với khách hàng.
Theo dõi và chăm sóc khách hàng được thực hiện bằng một chuỗi các hoạt động tìm hiểu và làm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng ví dụ như bảo hành, bảo trì, giao hàng tận nhà, tặng quà, thu thập thông tin phản hồi của khách hàng 1.2. Khái niệm và vai trò của quản trị bán hàng
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quy trình bán hàng của doanh nghiệp về khám phá nhu cầu và đánh giá tiềm năng khách hàng, chuẩn bị tiếp xúc với khách hàng, tiếp xúc và chào hàng, theo dõi và chăm sóc khách hàng...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quy trình bán hàng của doanh nghiệp. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.