Sáng kiến kinh nghiệm - Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập Hóa học

Sáng kiến kinh nghiệm - Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập Hóa học là tài liệu tham khảo sáng kiến kinh nghiệm THPT môn hóa. Chúng tôi hi vọng tài liệu này sẽ giúp các thầy cô giảng dạy tốt hơn, giúp các em học sinh rèn luyện tư duy qua các bài tập hóa học thú vị và bổ ích.

Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa

PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH QUA HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Tình hình giáo dục hiện nay cho thấy trong nhiều năm qua hóa học cũng như các môn học khác, đang góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng toàn diện của trường phổ thông. Tuy nhiên ở một số trường, chỉ mới xét riêng bộ môn hóa học, chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh vẫn chưa cao. Hiệu quả dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục. Một số thầy cô hướng học sinh vào việc giải các bài toán lạm dụng nhiều phép tính phức tạp với câc giả thiết chưa thật phù hợp với thực tế biến đổi hóa học. Điều đó hoặc là biến học sinh thành thợ giải toán ít quan tâm đến các kiến thức, kỹ năng cơ bản và tính đặc thù của bộ môn, hoặc là vô tình tạo tâm lý hoang mang cho học sinh và vận dụng nhiều lý thuyết ở bài tập không có trong chương trình sách giáo khoa. Đặc biệt việc phát huy tính tích cực tự lực của học sinh, việc rèn luyện và bồi dưỡng năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và khả năng tự học của các em chưa được chú ý đúng mức. Với thực tế đó, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho người giáo viên nói chung và giáo viên hóa học nói riêng là phải đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề học tập thông qua mọi nội dung, mọi hoạt động dạy học hóa học.

Từ những vấn đề nêu trên; với mong muốn làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn hiện tại của đất nước; mong góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học để phát triển tư duy cho học sinh, giúp các em tự lực tự mình tìm ra tri thức, tạo tiền đề cho việc phát triển tính tích cực, khả năng tư duy của các em ở cấp học cao hơn cũng như trong đời sống sau này; tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học các nguyên tố nhóm Oxy-Lưu huỳnh ở trường trung học phổ thông Trường Chinh”. Đề tài chắc chắn sẽ giúp tôi phát triển được chuyên môn và phương pháp nghiên cứu trong hoạt động dạy học của mình.

2. LỊCH SỬ CỦA ĐỀ TÀI:

Quá trình dạy và học hóa học ở trường phổ thông trung học.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Vấn đề phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học của nhóm Oxy-Lưu huỳnh trong chương trình phổ thông trung học.

4. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

a) Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về các vấn đề:

+ Hoạt động nhận thức; các hình thức tư duy của học sinh và vai trò điều khiển của giáo viên trong quá trình dạy học trên quan điểm đưa học sinh vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức.

+ Những phẩm chất của tư duy; các phương pháp tư duy và việc rèn luyện các thao tác để phát triển tư duy cho học sinh qua giảng dạy hóa học ở trường phổ thông. Đánh giá các trình độ phát triển tư duy của học sinh.

b) Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học phù hợp với các mức độ của trình độ phát triển tư duy của học sinh. Bước đầu nghiên cứu việc sử dụng hệ thống bài tập đó nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội và vận dụng kiến thức một cách vững chắc, phát triển năng lực tư duy logic. Từ đó rèn luyện tính độc lập hành động và trí thông minh của học sinh.

c) Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng hệ thống bài tập và hiệu quả của việc sử dụng chúng trong giảng dạy hóa học.

5. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:

Chương trình ban cơ bản của môn Hóa 10 trung học phổ thông

6. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:

a) Đã lựa chọn, sưu tập được một hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học với mục đích rèn luyện và phát triển tư duy theo các mức độ khác nhau :

Dạng 1: Câu hỏi và bài tập theo trình độ hiểu biết, tái hiện kiến thức.

Dạng 2: Câu hỏi và bài tập theo trình độ lĩnh hội vận dụng kiến thức.

Dạng 3: Câu hỏi và bài tập theo trình độ lĩnh hội sáng tạo.

b) Bước đầu nghiên cứu sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập này để rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh qua giảng dạy phần hóa học nhóm Oxy-Lưu huỳnh ở trường phổ thông trung học bao gồm:

+ Sử dụng câu hỏi và bài tập lý thuyết trong bài nghiên cứu tài liệu mới.

+ Sử dụng câu hỏi và bài tập trong giờ ôn tập chương.

+ Sử dụng câu hỏi và bài tập để nâng cao, bồi dưỡng học sinh khá giỏi.

Đánh giá bài viết
2 2.485
Sắp xếp theo

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 10

Xem thêm