Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sắp tới, xét thăng hạng giáo viên có gì mới?

Cách xét thăng hạng giáo viên được dự kiến ra sao? Để được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên phải đạt được những yêu cầu nhất định. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để biết được sắp tới, xét thăng hạng giáo viên có gì mới nhé.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Theo đó, việc xét thăng hạng giáo viên sắp tới có thể sẽ có nhiều thay đổi.

Quy định chung về nội dung, hình thức xét thăng hạng

Về nội dung, hình thức xét thăng hạng, dự thảo Thông tư mới quy định áp dụng chung cho tất cả các cấp học, không quy định riêng với từng cấp học như trước đây tại Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT. Cụ thể:

- Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên hạng II được thực hiện thông qua xét và chấm điểm hồ sơ đăng ký.

- Với xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I:

+ Giáo viên được thực hiện thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ đăng ký và kiểm tra, sát hạch;

+ Giáo viên hạng II dự xét thăng hạng lên hạng I được tham dự kiểm tra, sát hạch khi điểm hồ sơ đạt 100 điểm;

+ Kiểm tra, sát hạch được thực hiện bằng hình thức làm bài trắc nghiệm hoặc phỏng vấn.

Tăng thời gian thi sát hạch trắc nghiệm

Đối với bài kiểm tra trắc nghiệm xét thăng hạng chức danh giáo viên hạng II lên hạng I, thời gian thực hiện bài thi trắc nghiệm tăng lên 60 phút (trước đây là 45 phút), tối đa không quá 60 câu hỏi, chấm theo thang điểm 30 và được thực hiện trên giấy hoặc máy tính.

Không còn được cộng điểm tăng thêm khi xét hồ sơ

Dự thảo Thông tư mới quy định, cách tính điểm hồ sơ xét thăng hạng được chấm theo thang điểm 100, không làm tròn số khi cộng các điểm thành phần:

- Điểm chấm nhóm tiêu chí dự báo khả năng thực hiện nhiệm vụ ở hạng đề nghị xét: 5 điểm;

- Điểm chấm nhóm tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng: 20 điểm;

- Điểm chấm nhóm tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 75 điểm.

Trong khi đó, theo quy định hiện nay, ngoài các tiêu chí chấm điểm hồ sơ như trên, giáo viên còn được cộng điểm tăng thêm nếu thuộc một trong các trường hợp: Có trình độ đào tạo, trình độ ngoại ngữ, tin học cao hơn so với quy định của hạng; có thành tích được tặng bằng khen từ cấp tỉnh, Bộ trở lên...

Như vậy, theo dự thảo thông tư mới, có thể giáo viên sẽ không được cộng điểm tăng thêm khi tính điểm xét hồ sơ.

Ngoài ra, dự thảo này còn quy định, người được xác định trúng tuyển phải có đủ các điều kiện:

  • Có đầy đủ hồ sơ kèm theo các minh chứng theo quy định;
  • Trường hợp xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I: Điểm chấm hồ sơ phải đạt 100 điểm và điểm bài kiểm tra, sát hạch phải đạt từ 15 điểm trở lên;
  • Trường hợp xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II: Điểm chấm hồ sơ phải đạt 100 điểm.

Trên đây là toàn bộ quy định Cách xét thăng hạng giáo viên được dự kiến. Bộ GD-ĐT xin ý kiến góp ý của các đơn vị, cá nhân cho dự thảo thông tư này đến hết ngày 23/10/2021.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm