Giữ hạng cũ bao lâu thì giáo viên được thăng hạng mới?

Giữ hạng cũ bao lâu thì giáo viên được thăng hạng mới?

Giữ hạng cũ bao lâu thì giáo viên được thăng hạng mới? Đây là câu hỏi được rất nhiều giáo viên quan tâm, vậy để trả lời câu hỏi Giữ hạng cũ bao lâu thì giáo viên được thăng hạng mới? Mời các bạn tham khảo bài viết.

Ngoài vấn đề về bổ nhiệm, xếp lương mới cho giáo viên các cấp, bốn Thông tư 01, 02, 03 và 04 sẽ có hiệu lực từ ngày 20/3/2021 tới đây còn quy định về thời gian giữ hạng để được thăng hạng.

Khoản 4 Điều 2 Nghị định 115/2020 quy định:

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp

Một trong những tiêu chuẩn, điều kiện để viên chức được phép thi/xét thăng hạng là phải đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của chức danh dự thi/xét thăng hạng.

Với riêng giáo viên, theo quy định tại bốn Thông tư mới được ban hành, giáo viên các cấp sau khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp mới sẽ gồm các hạng là hạng I, hạng II và hạng III. Do đó, thứ tự thăng hạng sẽ gồm: Hạng III thăng lên hạng II, từ hạng II thăng lên hạng I.

Về thời gian giữ hạng cũ, bốn Thông tư mới quy định như sau:

Giáo viên

Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp đến thời hạn nộp hồ sơ

Mầm non

Thăng lên hạng I mã số V.07.02.24

Giữ hạng II mã số V.07.02.25 hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên.

Thăng lên hạng II mã số V.07.02.25

- Giữ hạng III mã số V.07.02.26 hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).

Hoặc:

- Đã có bằng cử nhân trở lên trước khi tuyển dụng, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên mầm non hạng II và giữ hạng III mã số V.07.02.26 hoặc tương đương đủ từ 06 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).

Tiểu học

Thăng hạng I mã số V.07.03.27

Giữ hạng II mã số V.07.03.28 hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên.

Thăng lên hạng II mã số V.07.03.28

- Giữ hạng III mã số V.07.03.29 hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).

Hoặc:

- Đã có bằng thạc sĩ trước khi tuyển dụng, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học hạng II và giữ hạng III mã số V.07.03.29 hoặc tương đương đủ từ 06 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).

Giáo viên THCS

Thăng lên hạng I mã số V.07.04.30

Giữ hạng II mã số V.07.04.31 hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên.

Thăng lên hạng II mã số V.07.04.31

Giữ hạng III mã số V.07.04.32 hoặc tương đương đủ từ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).

Hoặc:

- Đã có bằng thạc sĩ trước khi tuyển dụng, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên THCS hạng II và có thời gian giữ hạng III mã số V.07.04.32 hoặc tương đương đủ từ 06 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).

Giáo viên THPT

Thăng lên hạng I mã số V.07.05.13

- Giữ hạng II mã số V.07.05.14 hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên.

Thăng lên hạng II mã số V.07.05.14

- Giữ hạng III mã số V.07.05.15 hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).

Hoặc:

- Đã có bằng thạc sĩ trước khi tuyển dụng, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên THPT hạng II và giữ hạng III mã số V.07.05.15 hoặc tương đương đủ từ 06 (sáu) năm trở lên (không kể thời gian tập sự).

Trong đó:

- Thời gian giáo viên mầm non giữ hạng II mã số V.07.02.04 và tương đương, hạng III mã số V.07.02.05 và tương đương được tính là tương đương với thời gian giữ hạng II mã số V.07.02.25, hạng III V.07.02.26.

- Thời gian giáo viên tiểu học giữ hạng II mã số V.07.03.07 và tương đương, hạng III mã số V.07.03.08 và tương đương được tính là tương đương với thời gian giữ hạng II mã số V.07.03.28, hạng III mã số V.07.03.29 theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT.

Như vậy, căn cứ bảng trên, nếu chưa có bằng thạc sĩ, muốn thăng lên hạng I thì giáo viên các cấp phải có thời gian giữ hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên; thăng lên hạng II thì phải có thời gian giữ hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên.

Căn cứ:

Giáo viên là bộ phận khá đông đảo tại nước ta nên các chính sách mới về giáo viên luôn được sự quan tâm đặc biệt. Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 4 Thông tư mới có nhiều quy định đáng chú ý về việc giữ hạng để thăng hạng mới. Để được tham gia kỳ thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp giáo viên thì giáo viên phải đạt tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên đó theo các quy định trong các thông tư mới.

Nói chung thì từ 20/03/2021, viên chức là giáo viên dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp phải đáp ứng được thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng theo quy định tại các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT , Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT. Còn nhiều vấn đề mà rất nhiều giáo viên thắc mắc như: Những giáo viên đã từng làm tổ trưởng và có những thành tích nổi bật như giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, chiến sĩ thi đua cơ sở, giấy khen trong các phong trào hoạt động khác… thì xét thăng hạng cụ thể như thế nào cho hợp lý. Điều này các giáo viên nên chờ hướng dẫn chi tiết từ điạ phương. Hy vọng rằng, địa phương nơi bạn đang công tác sẽ sớm có hướng dẫn để giải quyết việc chuyển xếp hạng giáo viên một cách cụ thể và rõ ràng.

Trên đây là nội dung chi tiết của Giữ hạng cũ bao lâu thì giáo viên được thăng hạng mới? Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Tài liệu dành cho giáo viên

Đánh giá bài viết
1 8.862
Sắp xếp theo

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm