Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khi nào giáo viên được từ chối phân công của hiệu trưởng?

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Khi nào giáo viên được từ chối phân công của hiệu trưởng? Mời các bạn cùng trả lời câu hỏi sau đây.

Giáo viên được từ chối phân công của hiệu trưởng khi nào?

Căn cứ các Điều lệ trường ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, hiệu trưởng có quyền:

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục;

- Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên;

- Thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp giáo viên…

Theo đó, giáo viên phải thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ và công việc do hiệu trưởng giao. Tuy nhiên, tại khoản 6 Điều 11 Luật Viên chức 2010 quy định: Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.

Như vậy, giáo viên chỉ được quyền từ chối phân công của hiệu trưởng nếu công việc hoặc nhiệm vụ được phân công là trái với quy định của pháp luật.

Giáo viên có bắt buộc phải trực hè, trực Tết không?

Theo khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT:

Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 112 Bộ luật lao động 2019 quy định:

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Theo quy định trên, nghỉ hè, nghỉ Tết là thời gian nghỉ ngơi chính đáng của giáo viên. Đồng thời, Nhà nước cũng không có quy định bắt buộc giáo viên phải đến trường trực hè, trực Tết trong thời gian được nghỉ. Vì vậy, giáo viên không bắt buộc phải trực hè, trực Tết.

Nếu đồng ý nhận trực hè, trực Tết, căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật Viên chức 2010, giáo viên sẽ được tính là làm thêm giờ được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 98 Bộ Luật lao động, người lao động làm thêm giờ vào ban ngày được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

- Vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Như vậy, giáo viên trực hè vào ngày thường được trả tiền làm thêm giờ ít nhất bằng 150% giá tiền lương bình thường, trực Tết được trả ít nhất bằng 300% giá tiền lương bình thường.

Xem thêm các tài liệu Dành cho Giáo viên chi tiết:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mẹo dạy học hay

    Xem thêm