Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khi nào giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp?

Khi nào thì phải đi học để có chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp với giáo viên? – Đây là câu hỏi được nhiều giáo viên đặt tra khi vừa qua Bộ GD&ĐT đã ban hành một loạt Thông tư quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.

Đối với chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

- Trước ngày 20/3/2021:

Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định 03 hạng chức danh nghề nghiệp là hạng II, hạng III và hạng IV; trong đó:

+ Giáo viên mầm non hạng II yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng (sau đây gọi là chứng chỉ) giáo viên mầm non hạng II.

+ Giáo viên mầm non hạng III yêu cầu phải có chứng chỉ giáo viên mầm non hạng III.

+ Giáo viên mầm non hạng IV không yêu cầu phải có chứng chỉ.

Kết luận: Giáo viên chỉ phải đi học để có chứng chỉ khi muốn thăng hạng từ hạng IV lên hạng IIII hoặc từ hạng III lên hạng II.

- Từ ngày 20/3/2021:

Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định 03 hạng chức danh nghề nghiệp là hạng III, hạng II và hạng I; trong đó:

+ Giáo viên mầm non hạng III phải có chứng chỉ giáo viên mầm non hạng III (đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng vào giáo viên mầm non hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

+ Giáo viên mầm non hạng II phải có chứng chỉ giáo viên mầm non hạng II.

+ Giáo viên mầm non hạng I phải có chứng chỉ giáo viên mầm non hạng I

Kết luận:

- Từ 20/3/2021, đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 và được bổ nhiệm vào giáo viên mầm non hạng III thì bắt buộc phải đi học và có chứng chỉ trong vòng 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.

- Đối với những đối tượng khác chỉ khi muốn thăng hạng mới phải đi học (Điều 4, 5 Thông tư 01/2021 quy định dự thi/xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I phải có thời gian giữ hạng từ đủ 06 năm trở lên; thăng hạng từ hạng III lên hạng II phải có thời gian giữ hạng từ đủ 09 năm trở lên).

Lưu ý, đối với giáo viện hiện đang giữ chức danh giáo viên mầm non hạng IV (không yêu cầu chứng chỉ) mà từ 20/3/2021 được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III mới theo Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT thì không yêu cầu phải có chứng chỉ giáo viên mầm non hạng III vì theo quy định tại Khoản 6 Điều 10 Thông tư 01/2021, yêu cầu về chứng chỉ giáo viên mầm non hạng III chỉ áp dụng đối với:

+ Giáo viên mới được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021.

+ Giáo viên mầm non hạng III cũ bổ nhiệm vào chức danh Giáo viên mầm non hạng III mới.

Đối với chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học

- Trước ngày 20/3/2021:

Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định 3 hạng chức danh nghề nghiệp gồm hạng II, hạng III và hạng IV; trong đó:

+ Giáo viên tiểu học hạng II yêu cầu có chứng chỉ giáo viên tiểu học hạng II.

+ Giáo viên tiểu học hạng III yêu cầu có chứng chỉ giáo viên tiểu học hạng III.

+ Giáo viên tiểu học hạng IV không yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng.

Kết luận: Giáo viên tiểu học chỉ phải đi học để có chứng chỉ khi muốn thăng hạng từ hạng IV lên hạng III hoặc từ hạng III lên hạng II.

- Từ ngày 20/3/2021:

Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định 03 hạng chức danh nghề nghiệp gồm hạng III, hạng II và hạng I; trong đó:

+ Giáo viên tiểu học hạng III yêu cầu có chứng chỉ giáo viên tiểu học hạng III (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

+ Giáo viên tiểu học hạng II yêu cầu có chứng chỉ giáo viên tiểu học hạng II.

+ Giáo viên tiểu học hạng I yêu cầu có chứng chỉ giáo viên tiểu học hạng I.

Kết luận:

- Đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 và được bổ nhiệm vào giáo viên tiểu học hạng III thì bắt buộc phải đi học và có chứng chỉ trong vòng 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.

- Đối với những đối tượng khác chỉ khi muốn thăng hạng mới phải đi học (Điều 4, 5 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định dự thi/xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I phải có thời gian giữ hạng từ đủ 06 năm trở lên; thăng hạng từ hạng III lên hạng II phải có thời gian giữ hạng từ đủ 09 năm trở lên).

Lưu ý, đối với giáo viện tiểu học hiện đang giữ chức danh giáo viên tiểu học hạng IV (không yêu cầu chứng chỉ) mà từ 20/3/2021 được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III mới theo Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT thì không yêu cầu phải có chứng chỉ giáo viên tiểu học hạng III vì theo quy định tại Khoản 7 Điều 10 Thông tư 02/2021, yêu cầu về chứng chỉ giáo viên tiểu học hạng III chỉ áp dụng đối với:

+ Giáo viên mới được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021.

+ Giáo viên tiểu học hạng III cũ bổ nhiệm vào chức danh Giáo viên tiểu học hạng III mới.

Đối với chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS

- Trước ngày 20/3/2021:

Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định 03 hạng chức danh nghề nghiệp gồm I, II và III; trong đó:

+ Giáo viên THCS hạng I yêu cầu có chứng chỉ giáo viên THCS hạng I.

+ Giáo viên THCS hạng II yêu cầu có chứng chỉ giáo viên THCS hạng II.

+ Giáo viên THCS hạng III không yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng.

Kết luận: Giáo viên THCS chỉ phải đi học để có chứng chỉ theo hạng chức danh nghề nghiệp khi muốn thăng hạng từ hạng III lên hạng II hoặc từ hạng II lên hạng I.

- Từ ngày 20/3/2021:

Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định 03 hạng chức danh nghề nghiệp gồm hạng III, hạng II và hạng I; trong đó:

+ Giáo viên THCS hạng III yêu cầu có chứng chỉ giáo viên THCS hạng III (đối với giáo viên THCS mới được tuyển dụng vào giáo viên THCS hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

+ Giáo viên THCS hạng II yêu cầu có chứng chỉ giáo viên THCS hạng II.

+ Giáo viên THCS hạng I yêu cầu có chứng chỉ giáo viên THCS hạng I.

Kết luận:

- Đối với giáo viên THCS mới được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 và được bổ nhiệm vào giáo viên THCS hạng III thì bắt buộc phải đi học và có chứng chỉ trong vòng 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.

- Đối với những đối tượng khác chỉ khi muốn thăng hạng mới phải đi học (Điều 4, 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định dự thi/xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I phải có thời gian giữ hạng từ đủ 06 năm trở lên; thăng hạng từ hạng III lên hạng II phải có thời gian giữ hạng từ đủ 09 năm trở lên).

Lưu ý, đối với giáo viện THCS hiện đang giữ chức danh giáo viên THCS hạng III (không yêu cầu chứng chỉ) mà từ 20/3/2021 được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III mới theo Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT thì không yêu cầu phải có chứng chỉ giáo viên THCS hạng III vì theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư 03/2021, yêu cầu về chứng chỉ giáo viên THCS hạng III chỉ áp dụng đối với giáo viên mới được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021.

Đối với chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT

- Trước ngày 20/3/2021:

Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định 03 hạng chức danh nghề nghiệp gồm hạng I, II, II; trong đó:

+ Giáo viên THPT hạng I yêu cầu có chứng chỉ giáo viên THPT hạng I.

+ Giáo viên THPT hạng II yêu cầu có chứng chỉ giáo viên THPT hạng II.

+ Giáo viên THPT hạng III không yêu cầu có chứng chỉ.

Kết luận: Giáo viên THPT chỉ phải đi học để có chứng chỉ theo hạng chức danh nghề nghiệp khi muốn thăng hạng từ hạng III lên hạng II hoặc từ hạng II lên hạng I.

- Từ ngày 20/3/2021

Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định 03 hạng chức danh nghề nghiệp gồm hạng III, hạng II và hạng I; trong đó:

+ Giáo viên THPT hạng III yêu cầu có chứng chỉ giáo viên THPT hạng III (đối với giáo viên THPT mới được tuyển dụng vào giáo viên THPT hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

+ Giáo viên THPT hạng II yêu cầu có chứng chỉ giáo viên THPT hạng II.

+ Giáo viên THPT hạng I yêu cầu có chứng chỉ giáo viên THPT hạng I.

Kết luận:

- Đối với giáo viên THPT mới được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 và được bổ nhiệm vào giáo viên THPT hạng III thì bắt buộc phải đi học và có chứng chỉ trong vòng 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.

- Đối với những đối tượng khác chỉ khi muốn thăng hạng mới phải đi học (Điều 4, 5 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định dự thi/xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I phải có thời gian giữ hạng từ đủ 06 năm trở lên; thăng hạng từ hạng III lên hạng II phải có thời gian giữ hạng từ đủ 09 năm trở lên).

Lưu ý, đối với giáo viện THPT hiện đang giữ chức danh giáo viên THPT hạng III (không yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng) mà từ 20/3/2021 được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III mới theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT thì không yêu cầu phải có chứng chỉ giáo viên THPT hạng III vì theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Thông tư 04/2021, yêu cầu về chứng chỉ giáo viên THPT hạng III chỉ áp dụng đối với giáo viên mới được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021.

Trên đây là nội dung chi tiết của Khi nào giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp?. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm