Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn VNEN Công nghệ 7 bài 11: Một số động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu ở nước ta

Giải VNEN Công nghệ 7 bài 11: Một số động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu ở nước ta - Sách VNEN công nghệ lớp 7 trang 70 - bao gồm hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học một cách chi tiết, dễ hiểu. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động khởi động

  • Kể tên một số động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu hoặc giá trị kinh tế ở địa phương và trong nước?
  • Nuôi các động vật thủy sản xó giá trị xuất khẩu đem lại những lợi ích gì?
Bài làm:
  • Một số động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu hoặc giá trị kinh tế ở nước ta là: tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, cá ba sa, cá tra, cá tầm, cá song, cá hồi, baba....
  • Nuôi các động vật thủy sản có giá trị xuất khấu đem lại những lợi ích:
    • Đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước
    • Tạo công ăn việc làm và góp phần cải thiện đời sống cho người lao động

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Ý nghĩa, lợi ích của việc nuôi động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu

  • Vì sao nghề nuôi tôm, cá có giá trị xuất khẩu được khuyến khích đầu tư phát triển ở nước ta?
  • Kể tên những địa phương ở nước ta đã và đang phát triển nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu?
Bài làm:

Nghề nuôi tôm, cá có giá trị xuất khẩu được khuyến khích đầu tư phát triển ở nước ta vì:

  • Nước ta có nhiêu tiềm năng trong việc nuôi các động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu.
  • Tận dụng được các mặt nước sẵn có và nguồn thức ăn thiên nhiên.
  • Các động vật thủy sản xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước
  • Tạo công ăn việc làm cho người lao động ở các lĩnh vực liên quan như chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi, kinh doanh thương mại...
  • Góp phần cải thiện đời sống người dân lao động.

2. Một số động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu ở nước ta

  • Nêu giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của con tôm. Tôm sinh trưởng, phát triển thuận lợi trong điều kiện như thế nào?
  • Cá ba sa và cá tra có những ưu điểm gì? Cá basa, cá tra sinh trưởng, phát triển thuận lợi trong điều kiện như thế nào?
  • Ngoài những động vật thủy sản kể trên, nước ta còn một số động vật thủy sản khác có giá trị xuất khẩu. Em hãy kể tên những động vật thủy sản khác có giá trị xuất khẩu mà em biết?
Bài làm:
  • Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của con tôm là:
    • Giá trị dinh dưỡng của con tôm là: Thịt tôm chắc, có mùi vị thơm, ngon, ngọt đặc biệt, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhất là chất đạm dễ tiêu và chất khoáng, hàm lượng mỡ rất thấp.
    • Giá trị kinh tế của con tôm là: Là loại thủy sản được xuất khẩu nhiều nhất và có giá trị kinh tế cao nhất trong các loại thủy sản được xuất khẩu ở nước ta.
  • Tôm sinh trưởng và phát triển trong điều kiện: Môi trường nước trong sạch, có hàm lượng oxi hòa tan cao 5mg - 7mg/ lít, độ pH 7 - 8,5, nhiệt độ dao động 250C - 320C. Tôm thẻ chân trắng và tôm sú thích hợp với môi trường nước lợ và hình thức nuôi ở ruộng lúa, ruộng ngập nước, đầm, ao...., ăn bằng thức ưn chế biến sẵn. Tôm hùm thích hợp với môi trường nước mặn nên thường được nuôi ở biển theo hình thức nuôi nhốt trong lồng, bè.
  • Cá basa và cá tra có những ưu điểm:
    • Tằng trưởng nhanh
    • Có thể nuôi với mật độ cao
    • Cả hai loài ca này thích hợp nuôi bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng chất đạm cao.
    • Hai giống cá này có hàm lượng đạm dễ tiêu cao, mùi vị của cá thơm, ngon, xuất khẩu nhiều nơi trên thế giới.
  • Điều kiện để cá basa, cá tra sinh trưởng, phát triển thuận lợi là:
    • Sống ở nước ngọt, chịu được ở nước lợ và nước phèn có độ pH > 5,5, nhiệt độ thích hợp 250C - 320C.
    • Cá basa nên nuôi theo hình thức lồng, bè trên sông có nước chảy
    • Cá tra có thể nuôi ở sông, hồ, ao...
    • Nuôi bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng chất đạm cao.
  • Ngoài những động vật thủy sản kể trên, nước ta còn một số động vật thủy sản khác có giá trị xuất khẩu như: cá tầm, cá hồi, cá song, baba, tôm hùm....

C. Hoạt động luyện tập

Bài tập 1: Đánh dấu x vào ô ở cột đúng hoặc không đúng cho phù hợp với câu hỏi sau:

Việc nuôi tôm, cá có giá trị xuất khẩu đem lại những lợi ích gì?

STTLợi íchĐúngKhông đúng
1Tận dụng được đất đai nông nghiệp ở địa phương
2Tận dụng được các nguồn thức ăn tự nhiên ở ruộng lúa, ao, hồ, sông ngoi, kênh rạch
3Làm cho các loài tôm, cá, ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại
4Đem lại nguồn thu ngoại tệ cho địa phương, đất nước.
5Giảm bớt sự ô nhiễm môi trường
6Tận dụng được nguồn lao động địa phương và đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi thủy sản
7Tạo được việc làm cho nhiều người lao động ở địa phương
Bài làm:
STTLợi íchĐúngKhông đúng
1Tận dụng được đất đai nông nghiệp ở địa phươngx
2Tận dụng được các nguồn thức ăn tự nhiên ở ruộng lúa, ao, hồ, sông ngoi, kênh rạchx
3Làm cho các loài tôm, cá, ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loạix
4Đem lại nguồn thu ngoại tệ cho địa phương, đất nước.x
5Giảm bớt sự ô nhiễm môi trườngx
6Tận dụng được nguồn lao động địa phương và đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi thủy sảnx
7Tạo được việc làm cho nhiều người lao động ở địa phươngx

C. Hoạt động luyện tập

Bài tập 1: Đánh dấu x vào ô ở cột đúng hoặc không đúng cho phù hợp với câu hỏi sau:

Việc nuôi tôm, cá có giá trị xuất khẩu đem lại những lợi ích gì?

STTLợi íchĐúngKhông đúng
1Tận dụng được đất đai nông nghiệp ở địa phương
2Tận dụng được các nguồn thức ăn tự nhiên ở ruộng lúa, ao, hồ, sông ngoi, kênh rạch
3Làm cho các loài tôm, cá, ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại
4Đem lại nguồn thu ngoại tệ cho địa phương, đất nước.
5Giảm bớt sự ô nhiễm môi trường
6Tận dụng được nguồn lao động địa phương và đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi thủy sản
7Tạo được việc làm cho nhiều người lao động ở địa phương
Bài làm:
STTLợi íchĐúngKhông đúng
1Tận dụng được đất đai nông nghiệp ở địa phươngx
2Tận dụng được các nguồn thức ăn tự nhiên ở ruộng lúa, ao, hồ, sông ngoi, kênh rạchx
3Làm cho các loài tôm, cá, ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loạix
4Đem lại nguồn thu ngoại tệ cho địa phương, đất nước.x
5Giảm bớt sự ô nhiễm môi trườngx
6Tận dụng được nguồn lao động địa phương và đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi thủy sảnx
7Tạo được việc làm cho nhiều người lao động ở địa phươngx

Bài tập 2: Gia đình bạn Minh ở tỉnh Long An. Ao nhà bạn có diện tích tương đối rộng nhưng chỉ nuôi một vài loại cá để giải quyết nhu cầu thực phẩm của gia đình là chính, còn lại mới đem ra chợ bán. Vài năm nay, kinh tế khó khăn, gia đình bạn muốn đầu tư hơn vào việc nuôi cá để cải thiện kinh tế gia đình nhưng còn băn khoăn chưa biết chọn loại cá nào cho hiệu quả. Bằng những hiểu biết về giá trị xuất khẩu, điều kiện nuôi cá tra, em hãy thuyết phục và tư vấn giúp gia đình bạn Minh chuyển sang nuôi và nuôi thành công giống cá này.

Bài làm:

Trong trường hợp này, em sẽ thuyết phục và tư vấn giúp gia đình bạn Minh nên chuyển đổi sang nuôi loại cá tra. Bởi đây là loại cá có giá trị kinh tế cao, được đưa đi xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa, đây là loại cá có thể nuôi ở ao và sống tốt trong môi trường chật hẹp và thiếu ô-xi. Và đặc biệt loại cá này có thể nuôi với mật độ cao.

Để nuôi thành công cá tra, gia đình Minh cần thực hiện đúng một số điều kiện đối với loại cá này: Sống ở nước ngọt, chịu được nước lợ và nước phèn có độ pH > 5,5; nhiệt độ thích hợp 250 - 320C. Cá tra thích hợp với kĩ thuật nuôi bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng chất đạm cao. Ngoài ra, để am hiểu thêm về loài cá này cũng như cách chăm sóc nó, gia đình Minh nên có một người đi học lớp tập huấn về nuôi cá tra hoặc mua sách về tham khảo, để có các kĩ thuật nuôi cá tra đúng, giúp cá phát triển khỏe mạnh.

D. Hoạt động vận dụng

Tìm hiểu, xác định xem ở gia đình em, địa phương em có thể nuôi được loại động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu nào. Em sẽ thuyết phục mọi người đề xuất những ý tưởng gì để nuôi thủy sản đó đạt kết quả.

Bài làm:

Ở gia đình em, địa phương em có nhiều sông, ao, hồ nước ngọt. Do đó, em nghĩ ở địa phương em có thể nuôi những loại động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu như cá tra và cá basa.

Để nuôi thủy sản đạt kết quả cao, em nghĩ cán bộ nông nghiệp xã nên khảo sát, xem xét các điều kiện của địa phương. Nếu đáp ứng được điều kiện nuôi hai loại cá trên thì cử ra một số hộ đi học lớp cách nuôi và chăm sóc cá basa và cá tra để nuôi thử nghiệm. Sau một vụ, kết quả thu hoạch được khả quan, đáp ứng yêu cầu cho các đơn vị thu mua thì tiến hành nhân rộng ra nhiều hộ.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nhiều loài động vật thủy sản sinh trưởng, phát triển, hiện nay có nhiều gia đình ở địa phương trong cả nước đã tiến hành nuôi động vật thủy sản để xuất khẩu. Em hãy tìm hiểu một loài hủy sản có giá trị xuất khẩu hoặc giá trị kinh tế cao từ các nguồn tài liêu như sách, báo, tài liệu hướng dẫn nuôi thủy sản hoặc tra cứu trên mạng internet. Các thông tin chính cần tìm hiểu về loài thủy sản đó là:

  • Đặc điểm
  • Giá trị kinh tế
  • Điều kiện nuôi.
Bài làm:

Ví dụ mẫu: Tôm hùm

  • Giá trị dinh dưỡng: thịt tôm thơm ngon, ngọt lành và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Axit béo Omega-3 có trong tôm hùm sẽ có tác dụng kìm hãm và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra, nó một nguồn cung cấp Protein và không có chất béo bão hòa như các sản phẩm thịt giàu chất béo khác.
  • Giá trị kinh tế: Tôm hùm là một trong những loại động vật thủy sản có giá trị kinh tế cao. Là đặc sản của các nhà hàng sang trọng bởi được chế biến ở nhiều món ăn ngon khác nhau thu hút thực khách.Ngoài ra, đây còn là một trong những mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài mang lại giá trị kinh tế cao cho người lao động.
  • Điều kiện nuôi tôm hùm là:
    • Nơi có độ mặn cao, tương đối ổn định nằm trong khoảng từ 30 -36o/oo ít bị ảnh bỡi lũ, lụt, những vùng biển có nhiệt độ từ 24 - 320C tốt nhất là từ 26- 300C.
    • Có nguồn nước trong sạch, ít bị ảnh hưởng bỡi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và đô thị.
    • Là nơi kín gió, có độ sâu phù hợp cho việc xây dựng và quản lí lồng nuôi, mức nước tối thiểu khi triều xuống thấp nhất phải đạt 2m, chất đáy là cát; cát bùn; hoặc chất đáy cát, cát bùn có lẫn đá san hô nhỏ, vỏ động vật thân mềm.
    • Kích thước lồng nuôi phù hợp là: 4 x 4(m); 3 x 4(m) và 4 x 5(m), chiều cao cọc làm lồng phụ thuộc vào độ sâu tại nơi đặt lồng, tốt nhất nên đặt tại nơi có độ sâu 2 - 5m (lúc thủy triều thấp nhất)...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn VNEN Công nghệ 7 bài 11: Một số động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu ở nước ta. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Công nghệ 7 VNEN

    Xem thêm