Ví dụ mẫu:
- Em đã từng trồng cây dâu tây và cây hoa hồng ở nhà em.
- Em trồng cây dâu tây vào tháng 10 năm trước (đó là thời điểm thích hợp nhất để cây dâu tây có thể phát triển ở miền Bắc).
- Em trồng cây hoa hồng vào tháng 9 vừa qua.
- Mục đích của việc em trồng cây dâu tây và cây hoa hồng là làm đẹp khuôn viên nhà em. Ngoài ra, em trồng dâu để lấy quả ăn, trồng hoa hồng để có hoa tươi ngắm, để có hương hoa thơm ngào ngạt mỗi khi hoa nở, làm cho ngôi nhà thơm hơn.
2. Khi trồng, em đã thực hiện những công việc gì?
Ví dụ, khi trồng cây hoa hồng em đã thực hiện những công việc như sau:
- Chọn mua giống cây hoa hồng
- Chọn chậu cây trồng phù hợp
- Đổ đất vào chậu cây, đào một hố vừa phải, bỏ sung thêm một ít phân bón
- Bỏ gốc cây vào hố vừa đào, lấy tay gạt đất xuống, nhấn nhẹ đất xuống để cây đứng thẳng và đất lấp kín bộ rễ cây.
- Tưới nước vừa phải cho cây.
3. Theo em, khi trồng cây rừng, chúng ta cần phải làm những gì?
Theo em, khi trồng cây rừng, chúng ta cần phải:
- Chọn địa điểm trồng, làm sạch cỏ
- Phân chia mật độ cây trồng cho phù hợp
- Đánh dấu và đào hố
- Trộn đất và một ít phân bón vào hố
- Xé bỏ túi bâu bên ngoài cây giống, bỏ cây xuống hố, lấp kín phần gốc, nhấn nhẹ tay để cây đứng vững.
- Tưới nước cho cây và đất có độ ẩm.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Các phương pháp trồng rừng phổ biến
- Có mấy phương pháp trồng rừng phổ biến hiện nay? Đó là những phương pháp nào?
- Các phương pháp trồng rừng có hững ưu điểm và nhược điểm gì? Vì sao?
Hiện nay, có 3 phương pháp trồng rừng phổ biến. Đó là:
- Trồng rừng bằng cây non có bầu
- Trồng rừng bằng cây non rễ trần
- Trồng rừng bằng hạt gieo thẳng.
Những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp trên là:
- Trồng rừng bằng cây non có bầu
- Ưu điểm: cây trồng có đủ bộ phận, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, tỉ lệ sống cao.
- Nhược điểm: Tốn kém và mất nhiều thời gian, sức lực
- Trồng rừng bằng cây non rễ trần
- Ưu điểm: Cây trồng có đủ bộ phận, sức đề kháng cao, giảm số lần và thời gian chăm sóc, ít tốn kém hơn.
- Nhược điểm: Chỉ thích hợp với các loại cây có bộ rễ phát triển như tràm, đước, tre, ...
- Trồng rừng bằng hạt gieo thẳng
- Ưu điểm: Số cây non mọc nhiều, bộ rễ phát triển hoàn chỉnh, không bị thay đổi môi trường sống.
- Nhược điểm: Số lần và thời gian chăm sóc nhiều, tốn hạt giống, cây nón bị ảnh hưởng bởi chim, kiến hoặc thời tiết bất lợi.
2. Thời vụ trồng rừng
Có các kiểu thời tiết sau phù hợp như thế nào với việc trồng cây? Điền các cụm từ phù hợp nhất, phù hợp, không phù hợp vào chỗ trống
- Thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều: .........................................
- Thời tiết ấm, ẩm, mưa nhiều: ............................................
- Thời tiết lạnh, khô: ............................................................
- Thời tiết nóng khô: ............................................................
- Thời tiết ấm, ẩm: ...............................................................
Điền các cụm từ vào chỗ trống:
- Thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều: phù hợp
- Thời tiết ấm, ẩm, mưa nhiều: phù hợp
- Thời tiết lạnh, khô: không phù hợp
- Thời tiết nóng khô: không phù hợp
- Thời tiết ấm, ẩm: phù hợp nhất
c. Thời vụ nào trồng cây thì hợp ở các miền của nước ta? Vì sao?
Miền | Thời vụ trồng | Lí do |
Miền Bắc | ||
Miền Trung | ||
Miền Nam |
Miền | Thời vụ trồng | Lí do |
Miền Bắc | Mùa xuân | Vì ở miền Bắc, mùa xuân độ ẩm không khí cao, thường hay có mưa phùn, thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi, nảy lộc. |
Miền Trung | Mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) | Vì mùa mưa là thời điểm thích hợp với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, giúp cho cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển |
Miền Nam | Mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) | Vì mùa mưa độ ẩm cao, nền nhiệt ấm, rất thích hợp để cây trồng phát triển. |
b. Nghiên cứu kĩ thuật trồng cây keo trong bảng sau
Ghép đôi các bước với từng hình tương ứng:
Bước 1 | Bước 3 | Bước 5 | Bước 7 | ||||
Bước 2 | Bước 4 | Bước 6 | Bước 8 |
Bước 1 | Hình 7.1 | Bước 3 | Hình 7.2 | Bước 5 | Hình 7.3 | Bước 7 | Hình 7.4 |
Bước 2 | Hình 7.5 | Bước 4 | Hình 7.6 | Bước 6 | Hình 7.7 | Bước 8 | Hình 7.8 |
4. Chăm sóc rừng sau khi trồng
Thảo luận, hoàn thành bảng sau dựa vào đoạn thông tin vừa đọc ở trên:
Các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng
Công việc chăm sóc rừng | Mục đích |
VD: Trồng dặm cây chết | Đảm bảo mật độ cây rừng |
Các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng
Công việc chăm sóc rừng | Mục đích |
VD: Trồng dặm cây chết | Đảm bảo mật độ cây rừng |
Bón phân định kì | Để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây |
Làm hàng rào | Để bảo vệ rừng trồng khỏi trâu, bò và động vật chăn thả khác phá hoại |
Phát quang cây dại và làm cỏ quanh gốc | Để tránh sự cạnh tranh về ánh sáng và thức ăn, hạn chế nguy cơ cháy rừng. |
C. Hoạt động luyện tập
Thực hành trồng cây
Hoạt động này được các nhóm học sinh thực hiện ngoài trời
1. Chuẩn bị
Lựa chọn địa điểm trồng cây phù hợp
Dụng cụ lao động: cuốc, xẻng, cào đất, kéo hoặc dao, bình tưới nước...
Nguyên liệu: Phân đạm, - lân - kali, trấu, cây non...
2. Thực hành:
Tiến hành trồng cây theo quy trình kĩ thuật đã hướng dẫn
Chụp ảnh, ghi chép kết quả
3. Báo cáo kết quả
Các nhóm viết báo cáo kết quả thực hành, nội dung báo cáo gồm:
Ví dụ mẫu:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
- Tên nhóm: Nhóm 4
- Tên thành viên nhóm: 1. Nguyễn Tuấn Anh
2. Trần Ngọc Tuân
3. Đố Tuấn Bảo
4. Đặng Thái Trường Sơn
- Địa điểm thực hành: Vườn cây của trường THCS Đặng Thai Mai
- Loại cây trồng: cây phượng
- Quy trình thực hiện:
- Bước 1: Chọn vị trí trồng cây phượng
- Bước 2: Làm sạch cỏ quanh điểm bố trí cây trồng có đường kính 1m, sau đó đào hố có kích thước từ 40 x 40 x 40cm.
- Bước 3: Trộn lẫn với đất một ít phân bón hóa học sau đó gạt một phần đất vừa trộn xuống hố.
- Bước 4: Xé túi bầu, tránh làm hỏng bầu đất rồi đặt ngay cây giữa trung tâm của hố.
- Bước 5: Giữ cây thẳng đứng sau đó lấp đất, cách mặt đất 3 - 4cm, dùng tay ấn chặt vào gốc cây.
- Bước 6: Cắm thêm ba cọc để giữ cây cho thẳng rồi tưới nước cho cây để giữ độ ẩm.
- Kết quả: Tổ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng cây trong vườn trường
- Số lượng cây trồng được: 3 cây
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ buổi thức hành: Khi trồng cây cần phải thực hiện đúng và đủ kĩ thuật trồng cây để cây trồng được sống, sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ.
- Cảm nhận: Sau khi thực hành trồng cây, em cảm thấy rất vui. Em vừa có thêm kiến thức về cách trồng cây, đồng thời em vừa trồng thêm được những cây xanh trong khuôn viên trường. Điều này góp phần làm cho khuôn viên trường thêm mát mẻ và đẹp hơn, môi trường trong lành hơn.
D - E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng
2. Tìm các tài liệu để viết bài về vai trò của việc trồng cây ở rừng đầu nguồn, rừng ven biển và đô thị
Vai trò của:
- Rừng đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ.
- Rừng ven biển có vai trò làm giảm cường độ gió, chứn cát di động, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và các khu dân cư. Ngoài ra, rừng ven biển còn ngăn cản sóng, chống sạt lở, bảo vệ đê và các công trình ven biển, ven sông, duy trì diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái.
- Trồng cây ở đô thị có vai trò điều hòa khí hậu, làm giảm tiếng ồn, chắn gió và tăng chất lượng không khí ở đô thị...
3. Tìm các tài liệu để viết bài về ý nghĩa của việc phát triển rừng đối với nên kinh tế
Ý nghĩa của việc phát triển rừng đối với nên kinh tế là:
- Tạo cơ sở để phát triển ngành khai thác rừng, tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; tạo nguồn sống cho các đồng bào dân tộc ở miền núi.
- Bảo vệ các hồ thủy điện, hồ thủy lợi, bảo vệ an toàn cho nhân dân vùng núi, trung du và cả vùng hạ du.
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn VNEN Công nghệ 7 bài 7: Trồng và chăm sóc rừng. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.