Soạn bài Thu thập số liệu thống kê, tần số VNEN

Giải VNEN Toán 7 chương 3 bài 1: Thu thập số liệu thống kê, tần số - Sách VNEN Toán 7 tập 2 Tài liệu bao gồm hướng dẫn giải cho các bài tập cho từng đơn vị bài học. Cách giải chi tiết, dễ hiểu sẽ giúp các em tiếp thu bài nhanh chóng, dễ dàng hơn. 

A.B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức

1. a) Đọc và làm theo yêu cầu

Em đề nghị các bạn trong nhóm cho biết chiều cao cân nặng của mình và điền vào Bảng 1 sau:

TT

Họ và tên

Chiều cao (cm)

Cân nặng (kg)

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Các em tham khảo như mẫu sau:

TT

Họ và tên

Chiều cao (cm)

Cân nặng (kg)

1

Trần Thị Vân Anh

150

43

2

Nguyễn Anh Duy

152

52

3

Đào Huy Hùng

145

47

4

Nguyễn Thu Hương

160

50

5

Nguyễn Đức Kiên

157

56

c) Thực hiện các hoạt động sau
  • Đọc các bảng sau:

Soạn Toán 7 VNEN tập 2

Soạn Toán 7 VNEN tập 2

  • Thảo luận và chỉ ra Bảng 2, Bảng 3 là bảng số liệu thống kê ban đầu của cuộc điều tra theo cái gì, của ai hay của đối tượng nào.

Trả lời:

  • Bảng 2 là bảng số liệu thống kê ban đầu của cuộc điều tra điểm của bài kiểm tra môn Toán của tổ 1 và lớp 7A.
  • Bảng 3 là bảng số liệu thống kê ban đầu của cuộc điều tra diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 của một số địa phương.

2. a) Thực hiện các hoạt động sau

  • Trong Bảng 2 người điều tra quan tâm, tìm hiểu vấn đề gì?
  • Trả lời câu hỏi tương tự đối với Bảng 3.

Trả lời:

  • Bảng 2 người điều tra quan tâm, tìm hiểu về điểm của bài kiểm tra môn Toán của tổ 1 và lớp 7A.
  • Bảng 3 người điều tra quan tâm, tìm hiểu về diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 của một số địa phương.

c) Thực hiện các hoạt động

  • Trong Bảng 3: Đơn vị điều tra là gì? Nêu một dấu hiệu; Nêu một số giá trị của một dấu hiệu; Nêu một dãy giá trị của dấu hiệu bằng bao nhiêu?
  • Cho một ví dụ bảng số liệu thống kê ban đầu, sau đó trả lời các câu hỏi như các câu hỏi vừa nêu trên đối với Bảng 3.

Trả lời:

Trong Bảng 3

  • Đơn vị điều tra là một số địa phương.
  • Dấu hiệu là mật độ dân số năm 2013,
  • Số 3324,3; 6936900; 2097 là một số giá trị của dấu hiệu (đơn vị Hà Nội);
  • Dãy giá trị của dấu hiệu là: 2087, 1260, 772, 868, 3731.
  • Số giá trị của dấu hiệu bằng 5 (N = 5).

Các em có thể tham khảo ví dụ sau:

TT

Họ và tên

Chiều cao (cm)

1

Trần Thị Vân Anh

150

2

Nguyễn Anh Duy

152

3

Đào Huy Hùng

145

4

Nguyễn Thu Hương

160

5

Nguyễn Đức Kiên

157

Trong bảng trên

  • Đơn vị điều tra là các bạn trong tổ.
  • Dấu hiệu là chiều cao (cm)
  • Số 160 là một số giá trị của dấu hiệu;
  • Dãy giá trị của dấu hiệu là: 150, 152, 145,160,157;
  • Số giá trị của dấu hiệu bằng 5 (N = 5).

3. a) Thực hiện các hoạt

Quan sát Bảng 2 và trả lời các câu hỏi sau:

  • Chỉ ra một giá trị của dấu hiệu.
  • Giá trị đó xuất hiện mấy lần?

Trả lời:

  • Số 10 là một giá trị của dấu hiệu.
  • Giá trị 10 suất hiện 2 lần.

Có thể trả lời các giá trị khác như: số 7 (2 lần); số 8 (5 lần); số 9 (3 lần),…

c) Thực hiện hoạt động sau

Hãy nói từng bạn về tháng sinh của tất cả các bạn trong nhóm, sau đó lập bảng số liệu thống kê ban đầu về ngày tháng sinh của tất cả các bạn trong lớp và nêu tần số giá trị trong bảng này.

Trả lời:

Các em thực hiện thống kê ban đầu về tháng sinh của các bạn trong lớp và lập bảng tần số có thể tham khảo mẫu sau:

Tháng sinh các bạn trong lớp 7A (35 bạn)

1

2

4

10

12

5

10

2

1

11

4

2

12

12

6

1

7

11

7

5

5

3

8

11

4

9

10

12

8

3

7

9

10

5

10

Tần số các giá trị trong bảng:

Tháng

Tần số (n)

1

3

2

3

3

2

4

3

5

4

6

1

7

3

8

2

9

2

10

5

11

3

12

4

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Trang 6 sách Toán VNEN 7 tập 2

Lập bảng số liệu thống kê ban đầu về số bàn trong các phòng học của học sinh khối 6 và khối 7 của trường em đang học.

Bài làm:

Các em làm theo mẫu sau và thay đổi theo số bàn và lớp học của trường mình:

Bảng: Số bàn trong các lớp của khối 6 và 7

Lớp

Số bàn (chiếc)

7A

18

7B

22

7C

20

6A

22

6B

18

6C

21

Câu 2: Trang 6 sách Toán VNEN 7 tập 2

Điều tra về số người trong mỗi hộ gia đình của một tổ dân phố, ta có kết quả như bảng sau:

1

3

5

4

3

2

2

1

5

6

3

4

4

5

4

3

3

2

3

3

Hãy cho biết:

a) Dấu hiệu điều tra là gì?

b) Số đơn vị điều tra là bao nhiêu?

c) Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.

Bài làm:
  • Dấu hiệu điều tra là số người trong mỗi hộ gia đình của một tổ dân phố.
  • Số đơn vị điều tra là 20 (2 x 10).
  • Các giá trị khác nhau là 1,2, 3, 4, 5, 6.
  • Bảng tần số các giá trị:

Giá trị

Tần số

1

2

2

3

3

7

4

4

5

3

6

1

Câu 3: Trang 6 sách Toán VNEN 7 tập 2

Thời gian (tính bằng phút) để đi từ nhà đến trường của một học sinh mỗi ngày trong một tháng, được ghi trong bảng sau:

14

15

16

17

18

19

20

21

22

15

16

16

17

17

18

18

21

21

20

20

20

15

15

18

19

19

20

20

21

20

Hãy cho biết

a) Dấu hiệu điều tra là gì?

b) Số ngày trong tháng đó, từ đó suy ra số đơn vị điều tra là bao nhiêu?

c) Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.

Bài làm:
  • Dấu hiệu điều tra là thời gian (tính bằng phút) để đi từ nhà đến trường của một học sinh.
  • Tháng đó có 30 ngày, suy ra số đơn vị điều tra là 30.
  • Các giá trị khác nhau là 14, 15. 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 và tần số của chúng là:

Giá trị

Tần số

14

1

15

4

16

3

17

3

18

4

19

3

20

7

21

4

22

1

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1: Trang 7 sách Toán VNEN 7 tập 2

Em hãy điều tra thời gian dành cho ăn trưa (tính bằng phút) của học sinh lớp 7 tại các gia đình thuộc thôn (bản, tổ dân phố) nơi em ở hoặc của một trường bán trú, lập bảng số liệu thống kê ban đầu và trả lời các câu hỏi sau:

a) Dấu hiệu điều tra là gì?

b) Số học sinh lớp 7 theo dấu hiệu điều tra đó là bao nhiêu?

c) Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.

Bài làm:

Các em có thể tham khảo theo mẫu dưới đây:

Bảng: Thời gian ăn trưa (tính bằng phút) của học sinh lớp 7 tại trường bán trú:

20

17

18

15

20

18

20

18

17

15

a) Dấu hiệu điều tra là thời gian ăn trưa của học sinh lớp 7 tại trường bán trú.

b) Số học sinh lớp 7 theo dấu hiệu điều tra đó là 10.

c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số:

Giá trị

Tần số

15

2

17

2

18

3

20

3

Câu 2: Trang 7 sách Toán VNEN 7 tập 2

Em hãy điều tra số lỗi chính tả trong một bài làm văn của mỗi bạn trong lớp, lập bảng số liệu thống kê ban đầu và trả lời các câu hỏi sau:

a) Dấu hiệu điều tra là gì?

b) Số học sinh lớp đó là bao nhiêu?

c) Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.

Bài làm:

Các em điều tra và có thể tham khảo mẫu sau:

Bảng: Điều tra số lỗi chính tả trong một bài làm văn của mỗi bạn trong lớp

1

2

3

1

2

3

1

2

1

4

3

4

1

2

3

2

4

2

5

3

2

4

2

5

1

2

3

4

2

3

a) Dấu hiệu điều tra là số lỗi chính tả trong một bài làm văn của mỗi bạn trong lớp.

b) Số học sinh lớp đó là 30.

c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 1, 2, 3, 4, 5 và tần số của chúng như sau:

Giá trị

1

2

3

4

5

Tần số

6

10

7

5

2

Câu 3: Trang 7 sách Toán VNEN 7 tập 2

Số người của một số dân tộc theo số liệu điều tra dân số năm 2010 của Việt Nam được cho trong bảng sau:

Giải Toán 7 VNEN

Hãy cho biết:

a) Dấu hiệu điều tra là gì?

b) Số đơn vị điều tra là bao nhiêu?

c) Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu.

Bài làm:

a) Dấu hiệu điều tra là số người của một số dân tộc.

b) Số đơn vị điều tra là 22.

c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu: 73594427; 169501; 169410; 74506; 74458; 13840; 13158; 687; 436; 397; 376; 411257; 331194; 227716;161729; 146821; 127420; 122245; 1626392; 1068189; 968800; 823017.

E. Hoạt động mở rộng

Em hãy tìm hiểu (qua người lớn hay qua internet) số liệu thống kê năm 2013 của Việt Nam về: diện tích gieo trồng các loại cây, số trường phổ thông; số giáo viên và số học sinh phổ thông; số học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông.

Đối với mỗi bảng, hãy cho biết:

  • Dấu hiệu điều tra và số các giá trị của dấu hiệu đó.
  • Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
  • Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.
Bài làm:

Bảng diện tích gieo trồng cây lúa (đơn vị nghìn ha) của một số địa phương:

Địa phương

Diện tích (nghìn ha)

Địa phương

Diện tích (nghìn ha)

Hà Nội

204,3

Ninh Bình

80,9

Vĩnh Phúc

59,0

Thái Bình

161,8

Bắc Ninh

72,5

Đồng Tháp

541,8

  • Dấu hiệu điều tra là diện tích gieo trồng cây lúa (đơn vị nghìn ha). Số các giá trị của dấu hiệu là 6.
  • Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 6.
  • Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu: 204,3; 59,0; 72,5; 80,9; 161,8; 541,8.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Thu thập số liệu thống kê, tần số VNEN. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm: Giải bài tập Toán lớp 7, Giải Vở BT Toán 7, Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi giữa kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 186
Sắp xếp theo

Giải Toán 7 VNEN

Xem thêm