Soạn Toán 7 VNEN chương 3 Bài 4
A. B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức
1. a) Trò chơi “Bắn bi”
Cách chơi: Đặt mảnh giấy ở nên lớp học. Mỗi học sinh đứng ở một vị trí quy định, cách mảnh giấy một khoảng hợp lí. Dùng tay bắn viên bị sao cho nó dừng ở một vị trí nằm ở vòng tròn số nào thì được tính số điểm bằng số ghi ở vòng tròn đó, nếu ở phía ngoài vòng tròn số 1 thì được tính 0 điểm. Mỗi học sinh trong nhóm được bắn bi 4 lần và ghi điểm vào bảng sau:
TT | Họ tên | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
… |
- Sau đó điên kết quả vào chỗ chấm ở các ô trong bảng sau và thực hiện các phép tính:
Giá trị (x) | Tần số (n) | Tính tích (x.n) | |
0 | … | … | \(\overline{X}\)= \(\frac{Tong}{N}\) |
1 | … | … | |
2 | … | … | |
3 | … | … | |
4 | … | … | |
5 | … | … | |
6 | … | … | |
7 | … | … | |
8 | … | … | |
9 | … | … | |
10 | … | … | |
N = … (cộng theo cột dọc) | Tổng: … (cộng theo cột dọc) |
Trả lời:
- Các em có thể tham khảo kết quả sau:
TT | Họ tên | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 |
1 | Nguyễn Văn Linh | 0 | 6 | 3 | 4 |
2 | Tạ Đức Anh | 8 | 2 | 10 | 7 |
3 | Hoàng Gia Bách | 3 | 7 | 5 | 8 |
4 | Trần Quốc Huy | 5 | 9 | 6 | 6 |
5 | Nguyễn Thị Vân Anh | 0 | 7 | 1 | 5 |
6 | Lê Thị Ngọc | 6 | 2 | 8 | 7 |
7 | Nguyễn Hoài Thu | 7 | 5 | 9 | 4 |
8 | Phạm Khôi Nguyên | 4 | 7 | 6 | 8 |
- Sau đó điên kết quả vào chỗ chấm ở các ô trong bảng sau và thực hiện các phép tính:
Giá trị (x) | Tần số (n) | Tính tích (x.n) | |
0 | 2 | 0 | \(\overline{X}\)=\(\frac{175}{32}\)=5,47 |
1 | 1 | 1 | |
2 | 2 | 4 | |
3 | 2 | 6 | |
4 | 3 | 12 | |
5 | 4 | 20 | |
6 | 5 | 30 | |
7 | 6 | 42 | |
8 | 4 | 32 | |
9 | 2 | 18 | |
10 | 1 | 10 | |
N = 32 (cộng theo cột dọc) | Tổng: 175 (cộng theo cột dọc) |
c) Ví dụ Điểm của vận động viên bắn súng A được cho trong Bảng 10 sau:
Điểm số | 7 | 8 | 9 | 10 |
Số lần bắn | 2 | 3 | 10 | 5 |
- Tính điểm trung bình cộng của vận động viên A.
Trả lời:
- Tổng số giá trị N = 2 + 3 + 10 + 5 = 20
- Trung bình cộng của vận động viên A là:
\(\overline{X}\)= (7.2 + 8.3 + 9.10 + 10.5): 20 = 8,9
2. Thực hiện hoạt động sau
b) Ví dụ
Ví dụ 1: Qua Bảng 10, điểm trung bình mà vận động viên A bắn trúng bia là 8, 9.
Ví dụ 2: Điểm của vận động viên bắn súng B được cho trong Bảng 11 sau:
Điểm số | 7 | 8 | 9 | 10 |
Số lần bắn | 4 | 5 | 6 | 5 |
- Hãy so sánh điểm trung bình cộng bắn súng của hai vận động viên A và B.
Trả lời:
- Tổng số giá trị N = 4 + 5 + 6 + 5 = 20
- Trung bình cộng của vận động viên B là:
\(\overline{X}\) = (7.4 + 8.5 + 9.6 + 10.5): 20 = 8,6
Vậy điểm trung bình cộng bắn súng của vận động viên A lớn hơn vận động viên B.
3. Thực hiện các hoạt động sau
c) Ví dụ
Ví dụ 2: Tìm mốt của dấu hiệu, điểm trung bình cộng của vận động viên bắn súng (trong Bảng 11).
Trả lời:
- Mốt của điểm bắn súng vận động viên B: MO = 9 (là điểm có tần số lớn nhất)