Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải VNEN Toán 7 bài 5: Cộng, trừ đa thức

Giải Toán 7 VNEN bài Cộng, trừ đa thức được giới thiệu trên VnDoc.com. Đây là tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Toán 7 với nhiều hoạt động khác nhau, sẽ giúp học sinh tiếp thu bài nhanh và hứng thú với bài học hơn.

Giải VNEN Toán 7 bài 5: Cộng, trừ đa thức - Sách hướng dẫn học Toán 7 tập 2 trang 44 nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Tài liệu bao gồm hướng dẫn trả lời và giải các bài tập trong bài học. Cách giải chi tiết, dễ hiểu, giúp các em học sinh nắm kiến thức nhanh chóng và dễ dàng.

A. Hoạt động khởi động

  • Viết một đa thức bậc 4 có hai biến là x, y.
  • Viết một đa thức bậc 6 có ba biến là x, y, z.

Trả lời:

  • Đa thức bậc 4 có hai biến là x, y là –x2 + 2x2y2 + xy + y + 2.
  • Đa thức bậc 6 có ba biến là x, y, z là -2xy + 2xz + 4x3yz2 + 4

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Thực hiện theo yêu cầu

Thu gọn đa thức: A = x3y2 - 2x2 + 1 + x2yz – 4x3y2 + 13x2 + 25

Trả lời:

  • A = (x3y2 – 4x3y2) + (- 2x2 + 13x2) + x2yz + (1+ 25)
  • A = -3x3y2 - 53x2 + x2yz + 75

Thảo luận đưa ra cách cộng hai đa thức

P = x3y2 - 2x2 + 1 và Q = x2yz – 4x3y2 + 13x2 + 25

Trả lời:

  • Cách cộng 2 đa thức P và Q
  • Viết phép cộng 2 đa thức P và Q ta được một đa thức mới, sau đó thu gọn đa thức mới vừa tìm được.

c) Thực hiện theo yêu cầu

  • Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (…) để giải thích cách làm:

Để cộng hai đa thức M = 5x2y + 5x – 3 và N = xyz – 4x2y + 5x - 12, ta làm như sau:

M + N = (5x2y + 5x – 3) + (xyz – 4x2y + 5x - 12) (Bước 1)

= 5x2y + 5x – 3 + xyz – 4x2y + 5x - 12 (…………)

= (5x2y – 4x2y) + (5x + 5x) + xyz + (– 3 - 12) (…………)

= x2y + 10x + xyz - 312 (…………)

Trả lời:

M + N = (5x2y + 5x – 3) + (xyz – 4x2y + 5x - 12) (Bước 1)

= 5x2y + 5x – 3 + xyz – 4x2y + 5x - 12 (Bước 2)

= (5x2y – 4x2y) + (5x + 5x) + xyz + (– 3 - 12) (Bước 3)

= x2y + 10x + xyz - 312 (Bước 4)

Tìm tổng của hai đa thức A và B sau đây:

A = 5x2y – 5xy2+ xy và B = xy – x2y2 + 5xy2

Trả lời:

A + B = (5x2y – 5xy2+ xy) + (xy – x2y2 + 5xy2)

= 5x2y – 5xy2+ xy + xy – x2y2 + 5xy2

= 5x2y + (– 5xy2+ 5xy2) + (xy + xy) + x2y2

= 5x2y + 2xy + x2y2

Vậy 5x2y + 2xy + x2y2 là tổng hai đa thức A và B.

2. a) Tương tự như cộng hai đa thức, hãy thảo luận và tìm cách trừ hai đa thức:

P = x3y2 - 2x2 + 1 và Q = x2yz – 4x3y2 + 13x2 + 25

Trả lời:

  • Bước 1: Viết phép trừ hai đa thức, mỗi đa thức được đặt trong dấu ngoặc
  • Bước 2: Áp dụng quy tắc đổi dấu để bỏ ngoặc.
  • Bước 3: Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp để nhóm các hạng tử đồng dạng.
  • Bước 4: Cộng trừ các đơn thức đồng dạng.

P – Q = (x3y2 - 2x2 + 1) – (x2yz – 4x3y2 + 13x2 + 25)

= x3y2 - 2x2 + 1- x2yz + 4x3y2 - 13x2 - 25

= (x3y2 + 4x3y2) + (- 2x2 - 13x2) + (1 - 25) - x2yz

= 5x3y2 - 73x2 - x2yz + 35

c) Thực hiện theo yêu cầu

  • Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (…) để giải thích cách làm:

Để trừ hai đa thức P = 5x2y – 4xy2 + 5x – 3 và Q = xyz – 4x2y +xy2 + 5x - 12, ta làm như sau:

P – Q = (5x2y – 4xy2 + 5x – 3) - (xyz – 4x2y +xy2 + 5x - 12) (Bước 1)

= 5x2y – 4xy2 + 5x – 3 - xyz + 4x2y - xy2 - 5x + 12 (…………)

= (5x2y + 4x2y) - (4xy2 + xy2) + (5x - 5x) - xyz + (– 3 + 12) (…………)

= 9x2y -5xy2 - xyz - 52 (…………)

Trả lời:

P – Q = (5x2y – 4xy2 + 5x – 3) - (xyz – 4x2y +xy2 + 5x - 12) (Bước 1)

= 5x2y – 4xy2 + 5x – 3 - xyz + 4x2y - xy2 - 5x + 12 (Bước 2)

= (5x2y + 4x2y) - (4xy2 + xy2) + (5x - 5x) - xyz + (– 3 + 12) (Bước 3)

= 9x2y -5xy2 - xyz - 52 (Bước 4)

Đa thức 9x2y -5xy2 - xyz - 52 là hiệu của hai đa thức P và Q.

  • Tìm hiệu của hai đa thức A = 5x2y – 5xy2 + xy và B = xy – x2y2 + 5xy2

A - B = (5x2y – 5xy2+ xy) - (xy – x2y2 + 5xy2)

= 5x2y – 5xy2+ xy - xy + x2y2 - 5xy2

= 5x2y - (5xy2 + 5xy2) + (xy - xy) + x2y2

= 5x2y + 10xy2 + x2y2

Vậy 5x2y + 10xy2 + x2y2 là hiệu hai đa thức A và B.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Trang 46 sách toán VNEN 7 tập 2

Tìm tổng của hai đa thức trong mỗi trường hợp sau:

a) P = x2y + x3 – xy2 + 3 và Q = x3 + xy2 – xy – 6

b) M = x2y + 0,5xy3 – 7,5x3y2 + x3 và N = 3xy3 – x2y + 5,5x3y2

Bài làm:

a) P + Q = (x2y + x3 – xy2 + 3) + (x3 + xy2 – xy – 6)

= x2y + x3 – xy2 + 3 + x3 + xy2 – xy – 6

= x2y+ (x3+ x3)+ (– xy2+ xy2)+( 3– 6) - xy

= x2y + 2x3 -3 - xy

b) M + N = (x2y + 0,5xy3 – 7,5x3y2 + x3) + (3xy2 – x2y + 5,5x3y2)

= x2y + 0,5xy3 – 7,5x3y2 + x3 + 3xy3 – x2y + 5,5x3y2

= (x2y – x2y) + (0,5xy3+ 3xy3) + (– 7,5x3y2+ 5,5x3y2) + x3

= 3,5xy3 – 2x3y2 + x3

Câu 2: Trang 46 sách toán VNEN 7 tập 2

Cho đa thức M = 3xyz – 3x2 + 5xy – 1 và N = 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y

Tính M + N; M – N ; N – M

Bài làm:

M + N = (3xyz – 3x2 + 5xy – 1) + (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y)

= 3xyz – 3x2 + 5xy – 1 + 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y

= (3xyz + xyz) + (– 3x2+ 5x2) + (5xy – 5xy) + (-1 +3) –y

= 4xyz + 2x2 – y + 2

M – N = (3xyz – 3x2 + 5xy – 1) – (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y)

= 3xyz – 3x2 + 5xy – 1 - 5x2 - xyz + 5xy - 3 + y

= (3xyz- xyz) – (3x2 + 5x2) + (5xy + 5xy) – (1+3) + y

= 2xyz – 8x2 + 10xy + y – 4

N – M = (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y ) – (3xyz – 3x2 + 5xy – 1)

= 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y - 3xyz + 3x2 - 5xy + 1

= (5x2+ 3x2 ) + (xyz- 3xyz) – (5xy + 5xy) – y +( 3+ 1)

= 8x2 – 2xyz – 10xy – y + 4

Câu 3: Trang 46 sách toán VNEN 7 tập 2

Tìm đa thức P và đa thức Q biết:

a) P + (x2 – 2y2) = x2 – y2 + 3y2 – 1

b) Q – (5x2 – xyz) = xy + 2x2 – 3xyz + 5

Bài làm:

a) P + (x2 – 2y2) = x2 – y2 + 3y2 – 1

=> P = (x2 – y2 + 3y2 – 1) – (x2 – 2y2)

=> P = x2 – y2 + 3y2 – 1 – x2 + 2y2

=> P = (x2 – x2) + (-y2 + 3y2 + 2y2) – 1

=> P = 4y2 – 1

b) Q – (5x2 – xyz) = xy + 2x2 – 3xyz + 5

=> Q = (xy + 2x2 – 3xyz + 5) + (5x2 – xyz)

=> Q = xy + 2x2 – 3xyz + 5 + 5x2 – xyz

=> Q = xy + (2x2 + 5x2) – (3xyz + xyz) + 5

=> Q = xy + 7x2 – 4xyz + 5

Câu 4: Trang 46 sách toán VNEN 7 tập 2

Tính giá trị của mỗi đa thức trong các trường hợp sau:

a) x2 + 2xy – 3x3 + 2y3 + 3x3 – y3 tại x = 5 và y = 4

b) xy – x2y2 + x4y4 – x6y6 + x8 y8 tại x = -1 và y = -1

Bài làm:

a) x2 + 2xy – 3x3 + 2y3 + 3x3 – y3

= x2 + 2xy + (– 3x3+ 3x3) + (2y3– y3)

= x2 + 2xy + y3

Giá trị của đa thức x2 + 2xy + y3 tại x = 5 và y = 4 là: 52 + 2.5.4 + 43 = 129

b) Giá trị của đa thức xy – x2y2 + x4y4 – x6y6 + x8 y8 tại x = -1 và y = -1 là :

(-1).(-1) – (-1)2.(-1)2 + (-1)4.(-1)4 - (-1)6.(-1)6 + (-1)8.(-1)8

= 1 – 1 + 1 -1 + 1 = 1

Câu 5: Trang 46 sách toán VNEN 7 tập 2

Cho đa thức: A = x2 – 2y + xy + 1 ; B = x2 + y – x2y2 – 1

Tìm đa thức C sao cho a) C = A + B b) C + A = B

Bài làm:

a) A + B = x2 – 2y + xy + 1 + (x2 + y – x2y2 – 1)

= x2 – 2y + xy + 1 + x2 + y – x2y2 – 1

= (x2 + x2 ) + ( -2y + y) + xy – x2y2 + (1 – 1)

= 2x2 – y + xy – x2y2.

Vậy thức C là 2x2 – y + xy – x2y2

b) C = B – A

= (x2 + y – x2y2 – 1) – (x2 – 2y + xy + 1)

= x2 + y – x2y2 – 1 - x2 + 2y - xy – 1

= (x2 – x2) + (y + 2y) – x2y2- xy – (1 + 1)

= 3y – x2y2- xy – 2.

Vậy đa thức C là 3y – x2y2- xy – 2.

Câu 6: Trang 46 sách toán VNEN 7 tập 2

Cho đa thức Q = - x2y5 + 3y2 – 3x3 + x3y + 2015 . Tìm một đa thức P sao cho tổng của P và Q là một đa thức không

Bài làm:

P + Q = 0 => P = - Q

=> P = - (- x2y5 + 3y2 – 3x3 + x3y + 2015) = x2y5 - 3y2 + 3x3 - x3y – 2015

D.E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng

Câu 1: Trang 47 sách toán VNEN 7 tập 2

Viết hai đa thức bất kì rồi tìm tổng và hiệu của chúng

Bài làm:

A = x2 – 2y + 4xy + y2

B = - 4x2 – 2x – 4xy – y2 + 1

A + B = (x2 – 2y + 4xy + y2) + (- 4x2 – 2x – 4xy – y2 + 1)

= x2 – 2y + 4xy + y2 - 4x2 – 2x – 4xy – y2 + 1

= (x2 - 4x2) + (4xy– 4xy) + (y2 – y2) – 2y – 2x + 1

= -3x2 – 2y – 2x + 1

A – B = (x2 – 2y + 4xy + y2) - (- 4x2 – 2x – 4xy – y2 + 1)

= x2 – 2y + 4xy + y2 + 4x2 + 2x + 4xy + y2 - 1

= (x2 + 4x2) + (4xy+ 4xy) + (y2 + y2) – 2y + 2x - 1

= 5x2 +8xy + 2y2 – 2y – 2x + 1

Câu 2: Trang 47 sách toán VNEN 7 tập 2

Hình 5 mô tả cách mà em có thể làm để có một cái hộp có ba kích thước là x, y, z. Các kích thước và tỉ lệ hộp phụ thuộc vào các giá trị x, y, z. Viết và thu gọn biểu thức biểu thị cho diện tích các mặt của hình hộp được thể hiện qua hình đó.

Giải VNEN Toán 7

Bài làm:

Giải VNEN Toán 7

Đánh số các mặt từ 1 đến 6:

  • S1 = S3 = x.y
  • S2 = S4 = y.z
  • S5 = S6 = x.z

=>Tổng diện tích các mặt là xy + yz + xz.

Câu 3: Trang 47 sách toán VNEN 7 tập 2

Cho đa thức sau:

M = 7x2y2 – 2xy – 5y3 – y2 + 5x4

N = -x2y2 – 4xy + 3y3 – 3y2 + 2x4

P = -3x2y2 + 6xy + 2y3 +6y2 + 7

Tính M + N + P. Từ đó hãy chứng minh rằng: ít nhất một trong ba đa thức đã cho có giá trị dương với mọi x, y.

Bài làm:

M + N + P = (7x2y2 – 2xy – 5y3 – y2 + 5x4) + (-x2y2 – 4xy + 3y3 – 3y2 + 2x4) + (-3x2y2 + 6xy + 2y3 +6y2 + 7)

=7x2y2 – 2xy – 5y3 – y2 + 5x4 -x2y2 – 4xy + 3y3 – 3y2 + 2x4 -3x2y2 + 6xy + 2y3 +6y2 + 7

= (7x2y2-x2y2-3x2y2) + (– 2xy– 4xy+ 6xy) + (– 5y3 + 3y3 + 2y3) + (– y2– 3y2 +6y2) + (5x4+ 2x4) + 7

= 3x2y2 + 2y2 + 6x4 + 7

Ta thấy: x2y2 ≥ 0 với mọi x, y => 3x2y2 ≥ 0 với mọi x, y

y2 ≥ 0 với mọi y =>2y2 ≥ 0 với mọi y.

x4 ≥ 0 với mọi x =>6x4 ≥ 0 với mọi x.

=> M + N + P > 0 với mọi x, y => ít nhất một trong ba đa thức đã cho có giá trị dương với mọi x, y.

Ngoài Giải VNEN Toán 7 bài 5: Cộng, trừ đa thức, mời các bạn tham khảo thêm: Giải bài tập Toán lớp 7, Giải Vở BT Toán 7, Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi giữa kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 7

    Xem thêm