Suy nghĩ của em về bệnh lười trong xã hội hiện nay

Nêu suy nghĩ của em về bệnh lười trong xã hội hiện nay

Suy nghĩ của em về bệnh lười trong xã hội hiện nay vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu để học tập và thêm ý tưởng để xây dựng bài viết cho mình nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Suy nghĩ về bệnh lười trong xã hội hiện nay

Dân tộc ta vốn có tinh thần cần cù, chịu khó qua bao đời và đến ngày nay vẫn được lưu truyền. Thế nhưng trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ mang vấn nạn về sự lười.

Lười biếng có thể coi là một thói hư tật xấu của rât nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ buộc, không có tư tưởng kiên nhẫn và phấn đấu. Lười biếng tạo thành thói quen thì rất khó chữa nhưng nó lại có tác hại vô cùng lớn đến nhân cách cũng như sự phát triển cá nhân.

Trước hết, nguyên nhân đầu tiên là do chính bản thân chúng ta, và đây cũng là nguyên nhân quan trọng nhất. Đó là sự ỷ lại, không tự giác, lầ khân với mọi việc. Và một trong những lí do lớn dẫn tới căn bệnh này lò do sự quá sung túc và đầy đủ của giới trẻ hiện này đang được hưởng thụ nào là công nghệ thông tin tiên tiến, internet, vô số các máy game giài trí hiện đại ra đời. Chính những lí do trên, khiến cho việc ngồi vào bàn học là cả một thách thức đầy lớn lao với mỗi học sinh hiện nay. Nó ngày càng phổ biến, và đang dần trở thành một căn bệnh lan tỏa trong giới học sinh, sinh viên ngày nay. Bệnh lười không chỉ đơn thuần là lười mà nó bao gồm rất nhiều biến thể đa dạng chằng hạn như trong giới học sinh, mặc dù có ý thức về chuyện học hành nhưng trước mỗi lúc ngồi vào bàn họ lại cuốn hút bởi internet, ti vi, các game show…để rồi sau đó gấp rút hoàn thành các bài tập. Sự lười biếng là thứ dễ nhận, ra nhất. Bởi vì nó dị ứng kịch liệt với tất cả.

Nếu như với con người sự cần cù chăm chỉ chính là điều kiện để hướng tới thành công, thì sự lười biếng chính là yếu tố để dẫn tới thất bại. Bởi chẳng có sự thành công nào có chỗ cho những con người lười biếng không chịu động não suy nghĩ, không chăm chỉ làm việc, mà chỉ ngồi “Há miệng chờ sung rụng” thì không thể nào thành công, vinh quang được.

Khi chúng ta nỗ lực, ham học hỏi, cần cù chịu khó thì chúng ta còn có khả năng tiến tới vinh quang, đạt được những ước nguyện của mình. Nhưng nếu chúng ta lười biếng, thì chắc chắn chúng ta sẽ không có gì hết.

Lười biếng là một thói hư tật xấu vô cùng tệ hại mà con người cần phải loại bỏ, không nên nuôi dưỡng nó để nó sinh sôi nảy nở, trưởng thành thì nó sẽ giết chết con người chúng ta. Sự lười biếng sẽ đào thải chúng ta ra khỏi xã hội loài người, biến chúng ta thành kẻ lạc hậu.

Lười biếng hình thành từ những thói quen nhỏ rồi thành căn bệnh mãn tính khó chữa. Bởi vậy muốn hình thành tính nết tốt cần phải uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ, do cha mẹ hình thành và dạy dỗ nên nhân cách của con trẻ.

Cha mẹ nên đào tạo cho con thói quen tự lập, tự làm mọi việc, không nên ỷ lại, vào cha mẹ. Hình thành thói quen suy nghĩ, tìm ra không trả lời thay vì lúc nào cũng chờ người khác trả lời giúp mình.

Khi trẻ bị vấp ngã cần cho trẻ tự đứng dậy để trẻ hiểu được giá trị của mình, chứ không nên vội vã nâng trẻ dậy khiến trẻ mất đi khả năng tự lập tự đứng trên đôi chân của mình.

Khi bệnh lười biếng đã trở nên nặng nề sẽ khiến cho con người có sức ỷ lại vô cùng lớn, rồi khi trưởng thành ra ngoài xã hội người đó sẽ không làm được việc gì ra hồn, không có sức kiên trì nhẫn nại, không có ý chí để vượt qua khó khăn thử thách, mà nhanh chóng buông tay đầu hàng số phận.

Sự lười biếng khiến cho con người ta nhanh chóng nản lòng, không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình rằng mình làm được, luôn như cây tầm gửi sống bám vào người khác, rồi một ngày khi cây mẹ mất đi thì cây tầm gửi cũng không thể tồn tại độc lập được nữa mà nhanh chóng héo úa, tàn lụi.

Một con người trong xã hội nếu không được trời phú cho sự thông minh, chỉ số IQ cao thì cần phải có sự chăm chỉ cần cù, vì người xưa có câu “Cần cù bù thông minh” chỉ cần bạn chăm chỉ chịu khó thì cũng sẽ có thành tựu nhất định tuy không xuất chúng nhưng cũng có thể khiến bạn không bị tụt hậu, bị xã hội đào thải trở thành người vô ích, sống tầm gửi.

Nhưng nếu bạn vừa không thông minh, vừa không chăm chỉ cần cù thì bạn nhanh chóng bị rơi vào bế tắc của cuộc sống. Vì một con người như vậy sẽ vô cùng khó để tồn tại trong xã hội mà con người ai cũng phải nỗ lực hết mình vươn lên trong cuộc sống.

Bên cạnh những người lười biếng, ỷ lại, thích hưởng thụ vẫn có những người ngày đêm miệt mài làm việc, nghiên cứu ra những công trình, những thiết bị mới để phục vụ cho mọi người. Đó là những học sinh chăm ngoan, đến trường với ước mơ sau này tốt nghiệp ra trường sẽ làm được nhiều việc có ích cho gia đình, cho xã hội. Là những người nông dân vì thấy cảnh những người nông dân khác hám lời nên coi thường sinh mạng luôn cố gắng làm việc, chỉ mong trồng được những luống rau sạch, những hạt lúa thơm để bữa cơm của mọi nhà thêm phần ấm cúng hơn. Đó còn là những cô chú vệ sinh môi trường luôn làm việc chăm chỉ cần mẫn từ sáng sớm tới tối muộn để làm sạch những con đường ngõ xóm, trả lại bầu không khí trong lành nhất có thể. Sao ta lại không học tập họ nhỉ?

“Cần cù bù thông minh”, câu nói này với những dẫn chứng thực tế chưa bao giờ sai. Chúng ta đừng vì một chút lợi ích nhỏ trước mắt mà hủy hoại đi tương lai tốt đẹp của chính mình. Hãy rèn luyện đạo đức cho tốt, hãy học tập tích lũy tri thức nhiều nhất bạn có thể, để sau này ra đời bạn sẽ có thể là do bạn tự quyết định.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Suy nghĩ của em về bệnh lười trong xã hội hiện nay. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu để học tập môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán lớp 10, Tiếng Anh lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10...

Đánh giá bài viết
1 79
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 10

    Xem thêm