Thất tịch là gì? Ngày thất tịch là ngày gì?

Thất tịch là ngày gì? Ngày Thất tịch là ngày gì? VnDoc mời các bạn cùng theo dõi bài viết tổng hợp dưới đây để hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của Ngày Thất tịch là gì.

Thất tịch là ngày lễ hiện được giới trẻ quan tâm khá nhiều và coi đó như là một "ngày lễ tình yêu" bên cạnh ngày Valentine 14/2. Tuy nhiên ngày lễ Thất tịch này lại gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ. Vậy Thất tịch là ngày gì, thất tịch 2022 vào ngày nào,... sẽ được chúng tôi giải thích và nói rõ trong bài viết dưới đây.

1. Thất Tịch là ngày gì?

Tương tự như ngày lễ tình nhân (14/2) tại các nước phương Tây thì với các nước phương Đông, ngày Thất tịch là ngày lễ tình yêu, được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng 7 Âm lịch. Ngày lễ này gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ. Trong tiếng Anh, ngày lễ Thất tịch còn gọi là The East Asian Valentine's Day (Ngày lễ tình yêu của thuộc các nước Đông Á) hoặc Qixi festival day (Lễ Thất tịch).

Ngày lễ Thất tịch năm 2022 sẽ diễn ra vào thứ Tư ngày 3 tháng 8 Dương lịch. Những năm gần đây, ngày lễ này được các bạn trẻ quan tâm rất nhiều.

Thất tịch là ngày gì

2. Nguồn gốc ngày Thất Tịch

Nhắc đến lễ Thất tịch, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ. Nguồn gốc của câu chuyện này được kể rằng:

Chuyện kể rằng Ngưu Lang là một chàng trai chăn bò trẻ tuổi, hoàn cảnh nghèo khó, mồ côi cha mẹ. Trong một buổi đi chăn bò, anh vô tình anh phát hiện bảy cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ và đang đùa giỡn vui vẻ với nhau. Với sự cổ vũ của chú bò đực, anh chàng đã lấy trộm xiêm y của cô em út - người mà chàng đã phải lòng. Cô gái đó chính con gái út của Ngọc Hoàng - Chức Nữ.

Khi đến giờ phải bay về trời, các chị cô đành bay về trước để lại nàng út ở lại loay hoay tìm đồ và khóc lóc một mình. Chàng Ngưu Lang thấy vậy thì mủi lòng nên đành đem bộ xiêm y trả lại cho nàng và thú nhận tất cả. Chàng cũng không quên thổ lộ tấm chân tình của mình và thể hiện mong muốn lấy nàng làm vợ. Vì đã trễ giờ về trời và thấy chàng trai có vẻ thật thà, dễ thương nên Chức Nữ đồng ý. Từ đó về sau hai người sống hạnh phúc bên nhau dưới trần gian.

Tuy nhiên, sau khi Ngọc Hoàng phát hiện sự mất tích của con gái út đã sai binh lính xuống trần gian bắt con về trời. Ngưu Lang nhớ thương vợ nên đã mang theo hai con đuổi theo nàng. Nhưng bị Vương Mẫu phát hiện nên vạch ra ranh giới giữa 2 cõi là sông Ngân Hà. Tuy nhiên, Ngưu Lang nhất định không chịu từ bỏ và quyết định ở đó đợi chờ Chức Nữ quay về.

Bị tình cảm của hai người làm cảm động, Vương Mẫu đã cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (nhằm 7 tháng 7 Âm lịch) trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên.

Thất tịch là ngày gì?

3. Ý nghĩa của lễ Thất Tịch

Ngày lễ Thất Tịch đã tồn tại trong văn hóa người Việt Nam từ khá lâu. Truyện Ngưu Lang Chức Nữ hay còn được gọi với tên khác là ông Ngâu bà Ngâu để giải thích về thời tiết Việt Nam là mưa ngâu vào tháng 7 âm lịch.

Trong ngày này nhiều người đã kiêng kỵ cưới hỏi vì sợ gặp phải những điều không may mắn như Ngưu Lang và Chức Nữ. Thay vào đó người ta thường đi chùa cầu duyên để cầu mong những điều tốt đẹp, sự bình an và gặp thuận lợi trong con đường tình duyên.

Ngoài ra, giới trẻ cũng thường truyền miệng nhau rằng ăn chè đậu đỏ để hi vọng tình yêu đôi lứa thêm bền vững hay người độc thân tìm được tình duyên cho bản thân.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Thất tịch là gì? Ngày thất tịch là ngày gì?. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu bổ ích nhé.

Đánh giá bài viết
1 3.082
Sắp xếp theo

    Tài liệu Văn hóa và Giải trí

    Xem thêm