Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thừa phát lại là gì? Tìm hiểu về thừa phát lại

Thừa phát lại là gì? VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về thừa phát lại nhé.

Thời gian gần đây, đặc biệt là liên quan tới nội dung rủi ro khi mua nhà bằng vi bằng được đưa lên VTV trong chương trình thời sự. Thừa phát lại được quy định tại nghị định số 135/2013/NĐ-CP và phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định để thực hiện một số công việc theo quy định của pháp luật.

Ví dụ, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành đã đưa ra nguyên tắc: bên nào đưa ra yêu cầu khởi kiện, bên đó có trách nhiệm chứng minh. Thừa phát lại giúp người dân lập vi bằng có giá trị chứng cứ để chứng minh. Về thi hành án dân sự thì người được thi hành án phải có trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành án, do vậy, họ rất cần sự trợ giúp của Thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án. Ở khía cạnh này, Thừa phát lại được ví như một trợ thủ pháp lý đắc lực của người dân.

1. Các công việc của thừa phát lại

Được quy định tại điều 3 nghị định 61/2009/NĐ-CP, theo đó thừa phát lại được làm các công việc sau đây

Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

2. Các trường hợp có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP, thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh nơi đặt văn phòng Thừa phát lại cụ thể như:

Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình;

Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà;

Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà ;

Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm;

Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật;

Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế;

Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại;

Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng;

Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;

Xác nhận mức độ ô nhiễm;

Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình;

Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;

Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…

Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;

Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra;

Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;

Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

3. Các bản án, quyết định nào của Tòa án được yêu cầu thừa phát lại trực tiếp tổ chức thi hành?

Theo Điều 34 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau:

Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đạt Văn phòng;

Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt Văn phòng;

Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt Văn phòng.

Ngoài ra, Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc trên ngoài địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Trong quá trình thi hành bản án, quyết định của Tòa án, nếu có tình trạng tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Thừa phát lại có được áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án hay không?

Theo Điều 38 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP thì Thừa phát lại có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Luật Thi hành án dân sự như sau :

Phong tỏa tài khoản;

Tạm giữ tài sản, giấy tờ;

Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

Khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ như Chấp hành viên, thực hiện các thủ tục quy định tại Luật Thi hành án dân sự.

4. Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại như sau:

Chi phí lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành ándo người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc và được ghi nhận trong hợp đồng.

Chi phí tống đạt do Tòa án, Cơ quan thi hành án thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại theo mức quy định của pháp luật.

Chi phí trực tiếp tổ chức thi hành án thì Văn phòng Thừa phát lại được thu mức phí thi hành án theo quy định của pháp luật. Đối với những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án có thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện công việc.

5. Thừa phát lại và Cơ quan thi hành án có gì giống và khác nhau

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa công tác thi hành án dân sự thì sự ra đời của Văn phòng Thừa phát lại đã giúp cho người dân cũng như các tổ chức… được quyền lựa chọn về việc yêu cầu thi hành án tại Cơ quan thi hành án hoặc tại Văn phòng Thừa phát lại.

Do đó, giữa Cơ quan thi hành án và Thừa phát lại có một số đặc điểm giống nhau về thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ như trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự,xác minh điều kiện thi hành án, thực hiện việc tống đạt các văn bản giấytờ cho đương sự.

Tuy nhiên, giữa Cơ quan thi hành án và Thừa phát lại có một số đặc điểm khác nhau như: Thừa phát lại được lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức ; Thừa phát lại không tổ chức thi hành các bản án, quyết định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án ; Thừa phát lại không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục hỏi đáp thắc mắc trong mục tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
1 44
Sắp xếp theo

    Tài liệu Văn hóa và Giải trí

    Xem thêm