Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuyết minh di tích lịch sử nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Những bài văn mẫu hay lớp 8

Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh di tích lịch sử nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp gồm các bài văn mẫu hay được VnDoc sưu tầm và tổng hợp giới thiệu tới các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Thuyết minh di tích lịch sử nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp mẫu 1

Từ khi còn sống, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là thần tượng là anh hùng của biết bao người, đến khi Ông không còn, những dấu ấn về Ông trở thành kỷ niệm vô giá mà nhiều người trân trọng giữ lại như món quà quý không gì thay thế được, dẫu là những kỷ niệm giản dị và rất đỗi mộc mạc chân thành. Có dịp đi tour du lịch Quảng Bình, ghé lại thăm Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mọi kỷ niệm giản dị nhưng quý giá về Ông lại như những thước phim sống động ùa về gần gũi.

Thuyết minh di tích lịch sử nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên GiápNhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những điểm tham quan du lịch Quảng Bình, hiện rất hiếm du khách nào bỏ qua khi có dịp đặt chân đến tỉnh này. Thuộc làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy của tỉnh Quảng Bình, Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một điểm tham quan, mà còn là một bảo tàng quý lưu giữ hiện vật lẫn giá trị tinh thần của một đại tướng của lòng dân. Nhà lưu niệm là căn nhà cấp 4, 3 gian, xây dựng lại trên nền ngôi nhà cổ cả 100 năm tuổi của nhà Đại tướng. Với chất liệu gỗ ở chính quê hương Lệ Thủy, căn nhà như ấm áp và thấm đẫm cái tình hơn, cái tình của quê hương với Đại tướng và cái tình của chính Ông với mảnh đất này. Điều ấy đã thổi hồn cho không gian Nhà lưu niệm, một giá trị đáng trân quý, mà không có gì có thể thay thế hay làm đổi khác và mọi du khách xa gần ngưỡng vọng Ông khi đến thăm đều có thể cảm nhận được. Trong căn nhà đơn sơ, các vật dụng trong nhà cũng rất đơn sơ từ bàn ghế, chiếc giường chiếu cói đến bàn thờ, di ảnh,…đều thể hiện tính cách và tư tưởng sống rất giản dị của Đại tướng. Những hiện vật và hình ảnh này, khiến cho du khách không khỏi bồi hồi xúc động, về một anh hùng quân sự thời chiến và một tấm gương sáng của Đại tướng trong cuộc sống đời thường.

Có thể nói, Quảng Bình là vùng đất lưu giữ rất nhiều điều thiên về lịch sử. Âm hưởng lịch sử này nhuộm đầy các góc quê, những mảnh đất, con sông, những nếp nhà và cả phong cách sống rất bình dị của con người. Thăm Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, du khách không chỉ nhớ đến Ông, nhớ về tinh thần sống đầy gương mẫu và rất cương nghị của ông, mà cảnh vật ở đây như thêm hun đúc nơi mọi người lòng yêu kính, tấm gương để noi theo về một tinh thần cương trực, một cuộc sống giản dị, một cuộc đời thật khiêm tốn cho đến khắc cuối cùng.

Thuyết minh di tích lịch sử nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp mẫu 2

Ngày 21/5, tại hội nghị bàn và thống nhất các nội dung của Dự án đầu tư xây dựng Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ATK Định Hóa, đại diện Ban Quản lý Khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa, chủ đầu tư dự án cho biết Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp được xây dựng tại đồi Pụ Đồn, thuộc thôn Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa.

Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Lễ phong quân hàm Đại tướng, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1948.

Công trình gồm các hạng mục Nhà lưu niệm (kiểu nhà sàn truyền thống), khung bêtông cốt thép và các hạng mục phụ trợ khác. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, gồm: giai đoạn xây dựng Nhà lưu niệm và giai đoạn xây dựng bia tôn vinh sự kiện, phục hồi tôn tạo cảnh quan.

Ý kiến của đại biểu tại hội nghị nhất trí cho rằng việc xây dựng Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ATK Định Hóa sẽ làm sâu sắc hơn nội dung và ý nghĩa lịch sử của di tích tại đồi Pụ Đồn nói riêng và toàn Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa nói chung.

Đồng thời, tôn vinh những công lao to lớn cho sự nghiệp cách mạng dân tộc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau.

Tại hội nghị, tỉnh Thái Nguyên yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị tư vấn nghiên cứu lại mặt bằng, xác định rõ vị trí xây dựng công trình trên cơ sở không di chuyển các hộ dân trong vùng Dự án để phát triển du lịch cộng đồng.

Tỉnh cũng đề nghị Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch xây dựng chi tiết đề cương trưng bày tại Nhà lưu niệm, trong đó quan tâm đến việc sưu tầm hiện vật về Đại tướng; bổ sung phương án khai thác sử dụng công trình sau khi hoàn thành, nên phát huy sự tham gia của người dân địa phương; xác định rõ khung thời gian khởi công và khánh thành trong điều kiện thực tế…

Đặc biệt, theo ý kiến của gia đình Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, việc xây dựng Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải thực sự tiết kiệm, đơn giản và nhất thiết phải gần với đồng bào như phong cách sống của Đại tướng trước đây.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh di tích lịch sử nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 8 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 8.

Bài tiếp theo: Thuyết minh phương pháp làm đồ dùng học tập

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm