Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuyết minh về dừa sáp Trà Vinh

Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh về dừa sáp Trà Vinh gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Thuyết minh về dừa sáp Trà Vinh mẫu 1

Dừa sáp có mặt ở Giồng Cây Xanh, Trà Vinh khoảng những năm 1960. Có tài liệu khác cho rằng loại cây cho quả dừa sáp đã xuất hiện ở huyện Cầu Kè vào năm 1942 do một nhà sư người Khmer sang thăm Campuchia mang về làm giống. Do đột biến gene hoặc do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết mới ở vùng đất Cầu Kè đã khiến dừa cho trái sáp đặc biệt, trở thành một đặc sản chỉ riêng Trà Vinh mới có.

Trên cây dừa sáp, chỉ những trái không có sáp mới có khả năng tạo phôi, tạo mộng, mầm, tạo ra cây dừa sáp giống; những trái có sáp không thể để giống. Do thụ phấn chéo, thế hệ cây con khó xác định về tính trạng và chất lượng trái. Việc nhân giống dừa sáp bằng phương pháp cấy mô sẽ cho thế hệ dừa sáp đồng nhất tính trạng và chất lượng đang được ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh và Trung tâm dừa Đồng Gò (Viện nghiên cứu cây có dầu) thực hiện, và hiện đã có những thành công bước đầu.

Dừa sáp trà vinh

Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm Dừa Đồng Gò cũng đã thực hiện thí nghiệm "Phun phấn trợ lực nhằm gia tăng tỷ lệ trái sáp trên cây dừa sáp" và báo cáo tổng kết trước Hội đồng khoa học trong năm 2010.

Mỗi buồng dừa sáp thường chỉ cho vài trái sáp, những trái còn lại là dừa thường và giá trị thương mại chỉ ngang với những trái dừa khác. Tuy vậy không phải buồng dừa nào cũng cho trái sáp và thực tế cũng không hiếm trường hợp có buồng vài chục trái mà không có trái sáp nào.

Một số nhà nghiên cứu tại Trung tâm Dừa Đồng Gò (Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu thuộc Bộ Công Thương Việt Nam) giải thích rằng đặc tính dừa sáp là do phấn dừa sáp quyết định. Trái trên cây dừa sáp khi được thụ bằng chính phấn dừa sáp thì mới có khả năng cho cơm dừa sáp. Việc trồng xen canh giữa dừa sáp và dừa thường trong vườn trong đó tỷ lệ dừa thường cao hơn khiến cây dừa sáp khó đậu quả sáp hơn.

Dừa sáp được dùng để chế biến nhiều loại nước giải khát. Cơm dừa được nạo, cho vào máy xay sinh tố đã chế sẵn sữa, đường, cà phê hoặc ca cao, cùng nước đá bào cho thức giải khát bùi, béo, ngọt. Dừa có độ dầu cao hơn dừa thường, mùi thơm đặc trưng hơn nên có thể trở thành đặc tính quý ứng dụng trong việc sản xuất bánh kẹo và các sản phẩm khác đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Ngoài ra, như mọi loại dừa khác dừa sáp có thể sản xuất cơm dừa, thạch dừa (nata de coco), mứt dừa, kem dừa, nhựa thu được từ các cụm bông dừa được lên men để sản xuất rượu vang dừa, cơm dừa sấy khô, mụn xơ dừa, than hoạt tính.

Từ mức giá ngang dừa thường, trong khoảng từ năm 2000 trở lại đây giá dừa sáp bỗng tăng cao và trở thành loại dừa có giá đắt nhất Việt Nam(chủ yếu do sản lượng cung cấp thấp). Trà Vinh, tỉnh duy nhất trồng dừa sáp chỉ có thể cung cấp khoảng 10 ngàn trái/năm, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách mua dùng thử

Thuyết minh về dừa sáp Trà Vinh mẫu 2

Dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem, vì cơm dày, mềm, dẻo như sáp. Bên trong gáo dừa thường ít hoặc không có nước. Cơm do nước dừa từ từ đặc lại rồi phình ra tạo thành một khối xôm xốp, vị béo ngậy. Những năm trở lại đây, du khách có dịp đến Trà Vinh thường được nghe giới thiệu về một sản phẩm rất độc đáo, một sản phẩm nghe quen nhưng cũng rất lạ có xuất xứ huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, đã trở thành niềm tự hào của người Trà Vinh bởi không đâu trên đất nước Việt Nam có loại sản phẩm độc đáo này: Dừa sáp.

Dừa sáp hay còn gọi dừa kem có tên khoa học là Makapuno, một loại dừa tuy về hình thức không có gì khác biệt so với những trái dừa khác nhưng bên trong cơm rất dày và mềm dẻo như bột quánh lại, có khi choán gần hết phần không gian bên trong gáo Dừa. Nước cũng rất ít, sền sệt và trong như sương sa. Cái tên “Dừa sáp” quả đã diễn tả khá sinh động đặc điểm của cơm dừa bên trong.

Các loại trái dừa nói chung thông thường trải qua vài giai đoạn như: Khi dừa còn non, cơm mềm dẻo, nước ngọt, khi dừa già thì cơm dừa cứng lại, nước nhạt dần và có thể lên men. Riêng dừa sáp thì sau khi trải qua giai đoạn còn non với cơm dừa và nước dừa, sẽ tiếp tục phát triển dày dần phần cơm dừa lên lấp gần đầy khoảng trống của gáo dừa, chỉ để lại một không gian nhỏ chính giữa với chất lỏng sệt, có mùi thơm đặc trưng. Cơm dừa dạng xốp, mềm và dẻo chứ không còn cứng như cơm dừa của các quả dừa khác. Nên khi bổ trái dừa sáp ra ta thấy rất lạ mắt. Dừa sáp có độ tinh dầu và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn dừa thường với hương vị đặc trưng.

Sở dĩ dừa sáp quý hiếm là vì rất kén đất và khó trồng. Cùng là loại dừa sáp nhưng có trái cho sáp, có trái không. Thông thường một buồng dừa 12 trái, chỉ có khoảng 3-4 trái dừa sáp (tỉ lệ khoảng 20-40%), thậm chí có khi không có trái nào.

Quan sát bằng mắt thường, rất khó phân biệt giữa trái Dừa thường với trái Dừa sáp vì hình thức bên ngoài giữa hai loại dừa này rất giống nhau, chỉ những bác nông dân có kinh nghiệm lâu năm trồng dừa mới có thể phân biệt được. Căn cứ vào hình dạng và màu sắc của trái, người ta đã phân Dừa sáp Cầu Kè thành năm loại: Dừa sáp tròn, Dừa sáp dài, Dừa sáp có cạnh, Dừa sáp vỏ xanh, Dừa sáp vỏ vàng. Thực tế tùy vào mỗi loại mà có độ cơm Dừa dày, mỏng khác nhau. Một cách đơn giản để phân biệt trái Dừa thường và Dừa sáp, nhưng người ta phải lột vỏ - nếu Dừa thường khi gõ vào nghe tiếng "tưng tưng" thì Dừa sáp khi gõ vào lại nghe âm "cọc cọc"...

Về cách ăn dừa sáp, hiện có nhiều kiểu cách khác nhau. Trước hết dùng muỗng nạo hết cái dừa (sáp) cho vào đĩa, thêm đường, sữa đặc và đá bào hoặc cho vào tủ lạnh trước khi ăn.

Cách thưởng thức món này cũng giống như bơ, đu đủ ướp lạnh nhưng mùi vị đặc trưng hơn. Hương dừa hòa quyện với mùi sữa sẽ tạo thành một cảm giác ngây ngất, béo, mát lạnh và tươi ngon, không lẫn vào đâu được với bất cứ loại trái cây nào.

Nếu muốn hấp dẫn hơn, có thể cho tất cả hỗn hợp dừa – đường – sữa vào máy xay sinh tố sẽ có một món giải khát tuyệt vời trong mùa nóng. Bạn cũng có thể cho dừa sáp, đường, sữa cùng với các loại trái cây khác, bạn sẽ có món trái cây dầm dừa sáp rất tuyệt.

----------------------

Thuyết minh về dừa sáp Trà Vinh vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Bài viết được tổng hợp gồm có 2 bài văn mẫu thuyết minh về dừa sáp Trà Vinh. Bài viết cho ta thấy được Dừa sáp Trà Vinh được biết đến là một loại đặc sản quý hiếm chỉ có ở Cầu Kè, Trà Vinh. Loại trái cây này không phải ở đâu cũng trồng được và ai cũng có thể nhân giống. Dừa sáp trà vinh thường được biết đến với 5 loại: dừa tròn, dừa dài, dừa sáp vàng, dừa sáp xanh, dừa sáp có cạnh. Thường chỉ có 2-3 trái dừa sáp trong cả 1 buồng dừa hơn chục trái. Do đó mà dừa sáp trở thành một loại trái cây quý hiếm. Loại dừa này có cơm dừa dày, mềm, dẻo, xốp và chỉ có 1 ít nước dừa ở dạng lỏng sánh. Khi ăn cơm dừa có thể cảm nhận được mùi thơm đặc trưng, vị béo ngậy. Người ta phân loại dừa sáp loại 1, dừa sáp loại 2. Dừa sáp loại 1 thì có cơm dừa nhiều hơn, xốp hơn dừa sáp loại 2. Để chọn dừa sáp, chúng ta có thể cầm trái dừa đã bóc vỏ, lắc nhẹ thấy nặng tay, kêu ọc ạch, hay gõ lụp bụp, cảm nhận nó đặc ruột thì đó là dừa sáp. Mong rằng qua đây các bạn có thêm tài liệu để học tập và thêm ý tưởng để xây dựng bài viết cho mình nhé.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh về dừa sáp Trà Vinh. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 10 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 10.

Bài tiếp theo: Thuyết minh về lễ hội cúng biển ở miền Nam

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm