Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuyết minh về lễ hội cúng biển ở miền Nam

Những bài văn mẫu hay lớp 10

Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh về lễ hội cúng biển ở miền Nam gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Thuyết minh về lễ hội cúng biển ở miền Nam mẫu 1

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013 về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 4) gồm 08 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó có Lễ hội cúng biển Mỹ Long ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.

Lễ hội cúng biển Mỹ Long hay còn gọi là Lễ hội nghinh Ông có cách nay khoảng 300 năm diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 5 (âm lịch) tại miếu bà Chúa xứ, khóm 4, thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Lễ hội này xuất phát từ tín ngưỡng thờ Đức Ông Nam Hải (cá Voi) của ngư dân. Lễ hội cúng biển Mỹ Long là lễ hội truyền thống dân gian đặc sắc gắn liền với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân vùng đất Mỹ Long - Cầu Ngang, là điểm tựa tinh thần, nơi vui chơi giải trí, giao lưu cộng cảm và trao truyền đạo lý, tình cảm; nơi để mọi người thỉnh cầu, bày tỏ ước muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, cho mùa vụ đầy ắp cá tôm, phúc lộc thọ mọi nhà.

Trong những ngày lễ hội, hàng chục ngàn khách thập phương từ các tỉnh lân cận đổ về trẩy hội và tham gia nhiều trò chơi dân gian như: đua thuyền buồm, đua thuyền chèo, dự khán xem hát bội - múa bóng rỗi, đi cà kheo...

Các lễ chính thức của lễ hội cúng biển Mỹ Long bao gồm: Nghinh Ông (đám rước trên biển), Chánh tế (tại miễu Bà), Dâng Mâm lộc (tại miễu Bà), Nghinh Ngũ phương (đám rước khắp thị trấn), Tống Quái (đám rước trên biển)...

Sáng sớm ngày 11/5 lễ Giỗ Tiền Chức diễn ra tại gian thờ Tiền Hiền trong miếu Bà Chúa xứ nhằm tạ ơn công lao và cầu mong các bậc tiền nhân ban thêm ân huệ. Đến 9 giờ thì tổ chức Nghinh Nam Hải tức (Cá Ông) còn gọi là Nghinh Ông. Đoàn nghinh khởi hành từ miếu ra cửa Cung Hầu để nghinh Nam Hải về. Khoảng 5 giờ chiều thì Tế Thần Nông và chiến sĩ trận vong tại sân miếu. Tuy là phối tự nhưng lễ tế Thần Nông được tổ chức quy mô, trang trọng, có cả học trò lễ, đội lân, đội nhạc; có đọc văn tế và người tham gia chật kín cả sân miếu. Mục đích nghi lễ là tế Thần Nông vị thần nông nghiệp và các chiến sĩ trận vong vì dân, vì nước cùng về chứng giám, phối hưởng mà tiếp tục phù hộ cư dân.

Lễ Chánh tế Chúa Xứ: Vào lúc 10 giờ đêm 11 sáng ngày 12 tháng 5 âm lịch tổ chức Chánh tế Chúa Xứ trong chính điện trước bàn thờ Bà Chúa Xứ. Vật cúng lễ Chánh tế là xôi, heo trắng. Học trò lễ có cặp đăng, cặp đài và cặp thài. Đến giờ trống nhạc nổi lên các học trò lễ, ban quý tế lần lược tiến hành hiến tuần hương, tuần hoa, tuần quả, tuần rượu, dâng sớ và tuần trà. Sau lễ Chánh tế là hát bóng rỗi đây là hình thức diễn xướng tổng hợp có chức năng thực hành nghi lễ đồng thời nó cũng là loại hình nghệ thuật biểu diễn phục vụ người dự lễ hội.

Sang ngày 12/5 lúc 7 giờ sáng thì tổ chức lễ Nghinh ngũ phương quanh chợ Mỹ Long để tống tiễn những sui rủi của năm qua, đón nhận mai mắn sẽ đến. Liền sau đó thì tổ chức lễ Tống tàu.Chiếc tàu được thiết kế rất cẩn thận bằng ván gỗ theo kiểu tàu đánh cá chiều dì khoảng 3,5m chiều ngang 1,5m được trang trí rất tỉ mĩ có cả hình nộm của tài công, các ngư phủ cùng các vật cúng thí như chuối, gạo, muối, bánh, tiền vàng mã... Phía trước đầu tàu bày một bàn lễ vật cúng tế gồm: 01 con heo trắng, 01 thau huyết heo, 01 thau lòng heo, 01 mâm bánh bò, 01 chén huyết cùng một ít lông heo, trà, hoa, rượu.

Vào lễ vị pháp sư đóng vai trò điều hành cùng các vị hương chức tiến hành nghi thức. Nghi lễ thực hiện xong, các vật cúng ở bàn cúng được đưa vào tàu và tiến hành tống tàu. Đoàn đi cũng có lân, nhạc, trống, chiêng, vị pháp sư, các hương chức, hầu bóng, chức việc khoảng 2.000 - 3.000 người. Từ miếu đoàn đi vòng qua chợ Mỹ Long rồi đến Vàm Lầu trong tiếng trống, tiếng nhạc rộn rã. Đến Vàm Lầu tàu chở vật cúng được hạ thủy rồi được một tàu đánh cá khởi hành kéo ra cửa biển Cung Hầu cách Vàm Lầu khoảng 4 km.

Đến vị trí tống tàu các tàu dừng lại, vị chủ tế khăn áo chỉnh tề rồi châm ba tuần rượu, một tuần trà khấn nguyện Đại Càn Quốc Gia Nam Hải rồi ra hiệu lệnh tháo dây tống tàu gởi theo đó bao ước mơ, hy vọng cho một mùa đánh bắt mới may mắn, tốt đẹp.

Lễ hội cúng biển Mỹ Long góp phần tạo ra đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, củng cố bền vững khối đoàn kết cộng đồng. Đây là lễ hội truyền thống giàu tính nhân văn, sáng tạo đã trở thành một sinh hoạt văn hóa mang đậm tính dân gian và là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tâm linh của người dân.

Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội cúng biển Mỹ Long vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình lễ hội truyền thống nhằm khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của lễ hội này. Như vậy, hiện nay Trà Vinh có 02 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thuyết minh về lễ hội cúng biển ở miền Nam mẫu 2

Lễ hội cúng biển Mỹ Long hay còn gọi là Lễ hội nghinh Ông có cách nay khoảng 300 năm diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 5 (âm lịch) tại miếu bà Chúa xứ, khóm 4, thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Lễ hội này xuất phát từ tín ngưỡng thờ Đức Ông Nam Hải (cá Voi) của ngư dân. Lễ hội cúng biển Mỹ Long là lễ hội truyền thống dân gian đặc sắc gắn liền với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân vùng đất Mỹ Long - Cầu Ngang, là điểm tựa tinh thần, nơi vui chơi giải trí, giao lưu cộng cảm và trao truyền đạo lý, tình cảm; nơi để mọi người thỉnh cầu, bày tỏ ước muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, cho mùa vụ đầy ắp cá tôm, phúc lộc thọ mọi nhà.

Trong những ngày lễ hội, hàng chục ngàn khách thập phương từ các tỉnh lân cận đổ về trẩy hội và tham gia nhiều trò chơi dân gian như: đua thuyền buồm, đua thuyền chèo, dự khán xem hát bội - múa bóng rỗi, đi cà kheo...

Các lễ chính thức của lễ hội cúng biển Mỹ Long bao gồm: Nghinh Ông (đám rước trên biển), Chánh tế (tại miễu Bà), Dâng Mâm lộc (tại miễu Bà), Nghinh Ngũ phương (đám rước khắp thị trấn), Tống Quái (đám rước trên biển)...

Sáng sớm ngày 11/5 lễ Giỗ Tiền Chức diễn ra tại gian thờ Tiền Hiền trong miếu Bà Chúa xứ nhằm tạ ơn công lao và cầu mong các bậc tiền nhân ban thêm ân huệ. Đến 9 giờ thì tổ chức Nghinh Nam Hải tức (Cá Ông) còn gọi là Nghinh Ông. Đoàn nghinh khởi hành từ miếu ra cửa Cung Hầu để nghinh Nam Hải về. Khoảng 5 giờ chiều thì Tế Thần Nông và chiến sĩ trận vong tại sân miếu. Tuy là phối tự nhưng lễ tế Thần Nông được tổ chức quy mô, trang trọng, có cả học trò lễ, đội lân, đội nhạc; có đọc văn tế và người tham gia chật kín cả sân miếu. Mục đích nghi lễ là tế Thần Nông vị thần nông nghiệp và các chiến sĩ trận vong vì dân, vì nước cùng về chứng giám, phối hưởng mà tiếp tục phù hộ cư dân.

Lễ Chánh tế Chúa Xứ: Vào lúc 10 giờ đêm 11 sáng ngày 12 tháng 5 âm lịch tổ chức Chánh tế Chúa Xứ trong chính điện trước bàn thờ Bà Chúa Xứ. Vật cúng lễ Chánh tế là xôi, heo trắng. Học trò lễ có cặp đăng, cặp đài và cặp thài. Đến giờ trống nhạc nổi lên các học trò lễ, ban quý tế lần lược tiến hành hiến tuần hương, tuần hoa, tuần quả, tuần rượu, dâng sớ và tuần trà. Sau lễ Chánh tế là hát bóng rỗi đây là hình thức diễn xướng tổng hợp có chức năng thực hành nghi lễ đồng thời nó cũng là loại hình nghệ thuật biểu diễn phục vụ người dự lễ hội.

Sang ngày 12/5 lúc 7 giờ sáng thì tổ chức lễ Nghinh ngũ phương quanh chợ Mỹ Long để tống tiễn những sui rủi của năm qua, đón nhận mai mắn sẽ đến. Liền sau đó thì tổ chức lễ Tống tàu.Chiếc tàu được thiết kế rất cẩn thận bằng ván gỗ theo kiểu tàu đánh cá chiều dì khoảng 3,5m chiều ngang 1,5m được trang trí rất tỉ mĩ có cả hình nộm của tài công, các ngư phủ cùng các vật cúng thí như chuối, gạo, muối, bánh, tiền vàng mã... Phía trước đầu tàu bày một bàn lễ vật cúng tế gồm: 01 con heo trắng, 01 thau huyết heo, 01 thau lòng heo, 01 mâm bánh bò, 01 chén huyết cùng một ít lông heo, trà, hoa, rượu.

Vào lễ vị pháp sư đóng vai trò điều hành cùng các vị hương chức tiến hành nghi thức. Nghi lễ thực hiện xong, các vật cúng ở bàn cúng được đưa vào tàu và tiến hành tống tàu. Đoàn đi cũng có lân, nhạc, trống, chiêng, vị pháp sư, các hương chức, hầu bóng, chức việc khoảng 2.000 - 3.000 người. Từ miếu đoàn đi vòng qua chợ Mỹ Long rồi đến Vàm Lầu trong tiếng trống, tiếng nhạc rộn rã. Đến Vàm Lầu tàu chở vật cúng được hạ thủy rồi được một tàu đánh cá khởi hành kéo ra cửa biển Cung Hầu cách Vàm Lầu khoảng 4 km.

Đến vị trí tống tàu các tàu dừng lại, vị chủ tế khăn áo chỉnh tề rồi châm ba tuần rượu, một tuần trà khấn nguyện Đại Càn Quốc Gia Nam Hải rồi ra hiệu lệnh tháo dây tống tàu gởi theo đó bao ước mơ, hy vọng cho một mùa đánh bắt mới may mắn, tốt đẹp.

Lễ hội cúng biển Mỹ Long góp phần tạo ra đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, củng cố bền vững khối đoàn kết cộng đồng. Đây là lễ hội truyền thống giàu tính nhân văn, sáng tạo đã trở thành một sinh hoạt văn hóa mang đậm tính dân gian và là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tâm linh của người dân.

Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội cúng biển Mỹ Long vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình lễ hội truyền thống nhằm khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của lễ hội này. Như vậy, hiện nay Trà Vinh có 02 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

----------------------------

Thuyết minh về lễ hội cúng biển ở miền Nam vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Qua bài viết chắc hẳn bạn đọc đã nắm được những ý chính cần có trong bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết tổng hợp gồm có 2 mẫu bài văn mẫu. Bài viết cho ta thấy một cách rõ nét nhất về lễ hội cũng biển ở miền Nam. Lễ hội cúng biển Mỹ Long hay còn gọi là Lễ hội nghinh Ông có cách nay khoảng 300 năm diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 5 (âm lịch) tại miếu bà Chúa xứ, khóm 4, thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Lễ hội này xuất phát từ tín ngưỡng thờ Đức Ông Nam Hải. Đây là lễ hội truyền thống dân gian đặc sắc gắn liền với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân. Các lễ chính thức của lễ hội gồm Nghinh Ông (đám rước trên biển), Chánh tế (tại miễu Bà), Dâng Mâm lộc (tại miễu Bà), Nghinh Ngũ phương (đám rước khắp thị trấn), Tống Quái (đám rước trên biển)... Lễ hội cúng biển Mỹ Long góp phần tạo ra đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, củng cố bền vững khối đoàn kết cộng đồng. Đây là lễ hội truyền thống giàu tính nhân văn, sáng tạo đã trở thành một sinh hoạt văn hóa mang đậm tính dân gian và là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tâm linh của người dân. Lễ hội được Bộ Văn hóa công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình lễ hội truyền thống. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu để học tập nhé.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh về lễ hội cúng biển ở miền Nam. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 10 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 10.

Bài tiếp theo: Thuyết minh về lễ hội văn hóa Trà

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm