Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tính chất hóa học của Flo

Flo là gì?

Tính chất hóa học của Flo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu tổng hợp lại các kiến thức đã được học về Flo, cũng như đưa ra các nội dung mở rộng. Hy vọng thông qua tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học nắm chắc kiến thức, từ đó vận dụng vào giải bài tập. 

I. Vị trí Flo trong bảng tuần hoàn 

Cấu hình e của nguyên tử là: 1s22s22p5

Vị trí của nguyên tố:

Ô số 9

Chu kì 2 (vì có 2 lớp e)

Nhóm VIIA (vì có 7e lớp ngoài cùng)

II. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của flo

1. Trạng thái tự nhiên của flo

Trong tự nhiên, Flo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

Hợp chất của Flo có trong men răng của người và động vật, trong lá của 1 số loài cây.

Phần lớn Flo tập trung trong 2 khoáng vật là Florit (CaF2) và criolit (Na3AlF6).

2. Tính chất vật lý Flo

Là chất khí, màu lục nhạt, độc.

Nhiệt độ nóng chảy -219,62 °C. Nhiệt độ sôi -118,12 °C.

III. Tính chất hóa học của Flo

Flo có độ âm điện lớn nhất (3,98)→  là phi kim mạnh nhất

Là phi kim mạnh nhất (có độ âm điện lớn nhất) ⇒ Flo có tính oxi hóa mạnh nhất.

Tham gia phản ứng với hầu hết các đơn chất và hợp chất tạo florua với số oxy hoá -1 (kể cả vàng).

1. Flo tác dụng với phi kim

Flo tác dụng với phần lớn các phi kim, trừ O2, N2 và các nguyên tố khí trơ.

a. Với khí H2

Phản ứng nổ mạnh, xảy ra ngay cả trong bóng tối, nhiệt độ thấp.

Ví dụ: H2 + F2 → 2HF (khí hidro florua)

b. Tác dụng với các phi kim khác

3F2 + S → SF6

2F2 + C → CF4

2F2 + Si → SiF

F2 + Cl2 \overset{250^{o} C}{\rightarrow}\(\overset{250^{o} C}{\rightarrow}\) 2ClF

3F2 dư + Cl2\overset{280^{o} C}{\rightarrow}\(\overset{280^{o} C}{\rightarrow}\) 2ClF3

5F2 + 2I2 → 2I2F5

2. Flo tác dụng với kim loại 

Flo oxi hóa hầu hết các kim loại kể cả Au và Pt.

Flo phản ứng với các kim loại kiềm, kiềm thổ mãnh liệt.

Tác dụng với các kim loại mạnh đến trung bình yếu như Al, Zn, Cr, Ni, Ag... phản ứng mạnh khi đun nóng. 

Khi tác dụng với các kim loại yếu như Cu, Au, Pt ....phản ứng khi đun nóng mạnh

Ca + F2 → CaF2

2Ag + F2 → 2AgF

3F2 + 2Au → 2AuCl3

3. Tác dụng với nước

Khí flo qua nước sẽ làm bốc cháy nước (do giải phóng O2).

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Phản ứng này giải thích vì sao F2 không đẩy Cl2, Br2, I2 ra khỏi dung dịch muối hoặc axit trong khi flo có tính oxi hóa mạnh hơn.

4. Phản ứng trao đổi

Tương tự kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối, flo có khả năng thế chỗ các halogen khác ra khỏi các hợp chất ion hoặc hợp chất công hóa trị

F2 + 2KClrắn →môi trường lạnh 2KF + Cl2

F2 + KBrdd → 2KF + Br2

Nếu dư F2 còn có phản ứng:

Br2 + 5F2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HF

và có một phần flo tác dụng với H2O

2F2 + 2H2O ⟶ 4HF + O2

Phản ứng này giải thích vì sao F2 không đẩy Cl2, Br2, I2 ra khỏi dung dịch muối hoặc axit trong khi flo có tính oxi hóa mạnh hơn.

5. Phản ứng với các dung dịch kiềm

Khác với các halogen khác, flo không tạo muối chứa oxi. Khi phản ứng với kiềm loãng (thí dụ NaOH 2%) lạnh tạo ra Oxidiflorua và muối florua

2F2 + 2NaOH →  2NaF + OF2 + H2O

OF2 độc và có tính oxi hóa mạnh

OF2 + H2O → 2HF + O2

6. Phản ứng riêng

Có thể sử dụng F2 hoặc HF để khắc thủy tinh vì chúng có khả năng ăn mòn thủy tinh

2F2 + SiO2 → SiF4 + O2

IV. Ứng dụng, điều chế

1. Ứng dụng

Dùng làm chất oxi hóa cho nhiên liệu lỏng dùng trong tên lửa.

Điều chế 1 số dẫn xuất có những tính chất độc đáo.

Dung dịch NaF loãng dùng làm thuốc chống sâu răng.

Dùng trong công nghiệp sản xuất hạt nhân.

2. Điều chế

Vì flo có tính oxi hóa mạnh nhất nên phương pháp duy nhất để điều chế flo là dùng dòng điện để oxi hóa ion F- trong florua nóng chảy (phương pháp điện phân).

Trong công nghiệp, người ta điện phân hỗn hợp KF + 2HF (nhiệt độ nóng chảy 70oC).

.......................................

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Tính chất hóa học của Flo. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm