Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 2

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 2 vừa được VnDoc.com biên soạn và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tóm tắt nội dung cơ bản trong sách giáo khoa chương trình Sinh học 11, hỗ trợ thầy cô cùng các em trong quá trình dạy và học đạt chất lượng cao. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Sinh học 11 - Lý thuyết Vận chuyển các chất trong cây

Phần I. Tóm tắt lý thuyết và những vấn đề cần lưu ý

Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:

- Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.

- Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả …

I. Dòng mạch gỗ

1. Cấu tạo của mạch gỗ:

- Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống. Chúng không có màng và bào quan. Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.

- Quản bào và mạch ống nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này nối với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ đến lá cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.

- Thành của mạch gỗ được linhin hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước.

2. Thành phần dịch mạch gỗ:

- Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (a. amin, amit, vitamin …)

3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ:

Là sự phối hợp của 3 lực:

- Lực đẩy (áp suất rễ). 

Sự trao đổi chất của rễ đã tạo ra các chất làm tăng nồng độ trong tế bào do đó tăng sự hút nước.

Hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa đều do áp suất rễ gây nên.

- Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

Quá trình thoát hơi nước ở lá làm cho nước ở lá luôn bị mất gây ra tình trạng thiếu nước thường xuyên trong tế bào, do đó làm động lực cho sự hút nước liên tục từ đất vào rễ. Thoát hơi nước là động lực chủ yếu của sự hút nước vào rễ.

- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

Nhờ có lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ tạo thành cột nước đảm bảo dòng mạch gỗ liên tục trong cây.

II. Dòng mạch rây

1. Cấu tạo của mạch rây:

- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.

2. Thành phần của dịch mạch rây:

- Chủ yếu là đường saccarozơ, các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.

3. Động lực của dòng mạch rây:

- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả …)

- Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 2 Vận chuyển các chất trong cây, chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được nội dung chính của bài học rồi đúng không ạ. Bài học cho chúng ta thấy được cấu tạo, thành phần và động lực đẩy của dòng mạch gỗ, bên cạnh đó cũng cho thấy được cấu tạo, thành phần và động lực của dòng mạch rây. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11 nhé. Đẻ giúp bạn đọc học tập tốt hơn VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, Ngữ văn 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11... được chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Mời các bạn cùng tham khảo.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
2 31.199
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 11

    Xem thêm