Tóm tắt Thần Trụ trời Cánh diều
Tóm tắt Thần Trụ trời ngắn gọn
Tóm tắt Thần Trụ trời Cánh diều được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc. Bài viết gửi tới bạn đọc những bài tóm tắt về tác phẩm Thần Trụ trời. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 10 nhé.
1. Tóm tắt tác phẩm Thần Trụ trời mẫu 1
Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.
2. Tóm tắt tác phẩm Thần Trụ trời mẫu 2
Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang để hoàn thiện thế gian này. Từ đó, dân gian lưu truyền câu hát:
"Ông Đếm cát
Ông Tát bể (biển)
Ông Kể sao
Ông Đào sông
Ông Trồng cây
Ông Xây rú (núi)
Ông Trụ trời."
3. Tóm tắt tác phẩm Thần Trụ trời mẫu 3
Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng.
4. Tóm tắt văn bản Thần Trụ trời mẫu 4
Thuở ấy khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người. Có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đạp đất xuống, đập đá tạo thành cái cột chống trời. Công việc cứ thế tiếp diễn. Chẳng bao lâu trời và đất đã được chia đôi. Khi trời đã cao và khô Thần phá cột đi và lấy đất đá ném khắp, nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Do đó ngày nay mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này được gọi là trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi việc trên trời dưới đất. Từ đó các vị thần khác như thần sao, thần sông Thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dang dở để hoàn thiện thế gian. Truyện ghi nhận và nhắc nhở công ơn khai phá đất trời của các vị thần.
5. Tóm tắt Thần Trụ trời mẫu 5
Văn bản tóm tắt quá trình tạo ra thêm nhiều nhiều cái gì đó để cuộc sống trở nên đông vui hơn của hai anh em Prô – mê – tê và Ê -pi -mê- tê. Ê -pi -mê- tê đã tạo ra rất nhiều các loài vật với những đặc ân, duy sót lại con người trần trụi không có bất kì đặc ân nào. Prô – mê – tê đã sửa lại sai sót của em làm cho con người trở nên hoàn thiện, văn minh hơn.
6. Tóm tắt tác phẩm Thần Trụ trời mẫu 6
Ngày ấy, khi vũ trụ còn là mớ hỗn mang, mọi vật tồn tại, một vị thần với hình dạng và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu và tay chạm trời, tự mình khai quật và cắt đá để tạo thành một trụ chống trời. Thần dùng tay không tiếp tục đắp cột lên cao không lâu sau, trời và đất bị tách ra. Trong lúc xây cột, nơi thần bước đi và đào đất trở thành vô số ao, hồ, biển,... Khi thấy trời đất được phân chia rạch ròi, lúc này thần phá hủy trụ và tung đá và đất khắp mọi nơi, chúng hóa thành núi, đảo, dãy đồi cao. Thế giới hỗn độn bắt đầu có sự sống và loài người bắt đầu xuất hiện. Thấy mọi chuyện hoàn thành, thần liền không nói gì bay về trời để lại các công việc khách cho các thần Sao, thần Biển, thần Trăng,... Nhân dân sau này biết ơn đến công lao của Thần Trụ Trời còn tôn thờ và truyền nhau câu hát “...Ông xây núi/ Ông Trụ Trời.”
7. Tóm tắt tác phẩm Thần Trụ trời mẫu 7
Thuở ấy khi chưa có thế gian cũng như chưa có sự xuất hiện của muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên có một vị thần khổng lồ xuất hiện. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Thần trong đám hỗn độn ấy bỗng nhiên ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất đắp đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Hễ cột được thần đắp cao đến chừng nào thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng lên chừng ấy. Khi trời đất được phân, đôi đất phẳng như cái mâm vuông, thần phá tan cột, lấy đá và đất ném tung khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi biến thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đát tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành dãy đồi cao. Vì vậy mặt đất ngày nay không bằng phẳng mà có chỗ lồi chỗ lõm. Chỗ thần đào đất đá đắp cột nay trở thành đại dương rộng lớn.