Tóm tắt Thị Mầu lên chùa Cánh diều
Tóm tắt Thị Mầu lên chùa ngắn gọn
- 1. Tóm tắt tác phẩm Thị Mầu lên chùa mẫu 1
- 2. Tóm tắt tác phẩm Thị Mầu lên chùa mẫu 2
- 3. Tóm tắt tác phẩm Thị Mầu lên chùa mẫu 3
- 4. Tóm tắt tác phẩm Thị Mầu lên chùa mẫu 4
- 5. Nội dung chính Thị Mầu lên chùa
- 6. Bố cục Thị Mầu lên chùa
- 7. Xuất xứ tác phẩm Thị Mầu lên chùa
- 8. Sơ đồ tư duy tác phẩm Thị Mầu lên chùa
Tóm tắt Thị Mầu lên chùa Cánh diều được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ gửi tới bạn đọc các mẫu tóm tắt tác phẩm Thị Mầu lên chùa trong SGK Ngữ văn 10 Cánh diều. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.
1. Tóm tắt tác phẩm Thị Mầu lên chùa mẫu 1
Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng, song chưa gả cho ai. Thiện Sĩ, học trò, dòng dõi thi thư, đến xin làm rể. Ông bằng lòng cho họ nên vợ nên chồng. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khuya chàng mệt, ngả lưng yên giấc. Nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, sẵn có dao bén, nàng cầm lấy, định dùng để xén nó đi. Bất ngờ Thiện Sĩ choàng tỉnh thấy thế gạt tay vợ, đứng dậy hét toáng lên thất thần. Mẹ chồng chạy vào, nghe con trai kể, tưởng là con dâu định giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm.Thị Mầu con gái phú ông vốn lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt.
2. Tóm tắt tác phẩm Thị Mầu lên chùa mẫu 2
Thiện Sĩ, con của Sùng Ông, Sùng Bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái của Mãng Ông. Một đêm, Thị Kính ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh, Thị Kính thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên cầm dao toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, vội hô hoán lên, cha mẹ chồng chạy vào, đổ cho nàng có ý định giết chồng và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, được thầy đặt pháp danh là Kính Tâm. Thị Màu, con gái phú ông vốn lẳng lơ, ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu có thai với Nô – người ở nhà phú ông. Bị làng bắt vạ, thị đổ cho Tiểu Kính, Kính Tâm bị đuổi ra tam quan, Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Tiểu Kính hàng ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu. Sau ba năm, Tiểu Kính để lại thư kể rõ sự tình rồi mất. Sư cụ cùng mọi người lập đàn giải oan cho Kính Tâm để nàng được siêu thoát. Đoạn trích thuật lại sự việc Thị Mầu lên chùa để tán tình, trêu đùa với Tiểu Kính với thái độ trơ trẽn điệu bộ lẳng lơ. Tuy nhiên Tiểu Kính vẫn liêm chính, không quan tâm và giữ khoảng cách với Thị Mầu.
3. Tóm tắt tác phẩm Thị Mầu lên chùa mẫu 3
Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào. Thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ là điềm gở. Nhân lúc chồng đang ngủ, Thị Kính dùng dao cắt sợi râu đó đi. Giật mình thức giấc, chẳng hiểu thực hư ra sao, chàng lu loa rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, đau khổ quá, nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Với vai chú tiểu, Thị Kính đã làm say lòng Thị Mầu lẳng lơ. Bao lần tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không sao làm siêu lòng “chú tiểu”. Bỗng nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho “chú tiểu” ăn nằm với chị. Một lần nữa, Thị Kính mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng, Thị Kính bồng bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã. Cho đến khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.
4. Tóm tắt tác phẩm Thị Mầu lên chùa mẫu 4
Thị Mầu lên chùa là một tác phẩm đặc sắc, là một trích đoạn trong tác phẩm nổi tiếng Quan Âm Thị Kính. Đây là đoạn trích kể lại đoạn Thị Mầu lên chùa và gặp Kính Tâm và ve vãn tiểu Kính Tâm. Trong tác phẩm, Thị Mầu được miêu tả là một người con gái xinh đẹp, lẳng lơ, tuy lên chùa lễ phật nhưng lại không có sự thành tâm. Mầu là một người nếu nói hay thì là sống với khao khát của bản thân, nhưng nếu nói dở thì là người không tuân phép tắc xã hội. Nàng lên chùa và bắt gặp Kính Tâm do Thị Kính giả trang, đem lòng yêu đương rồi ve vãn. Thị Mầu thực sự đã yêu thương một chú tiểu trong chùa, yêu đến mức mù quáng mà không phân rõ thời thế, thân phận. Vậy nên, cái kết buồn đã xảy ra cho cô gái. Sự táo bạo, lẳng lơ của Thị Mầu được tác giả khắc họa rõ nét qua cả lời nói và hành động của cô. Đó là những câu nói phóng khoáng và táo bạo hiếm thấy của con gái đương thời, và cũng bị coi là tục tĩu khi đang ở nơi cửa Phật. Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm. Phần nào cho thấy niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ.
5. Nội dung chính Thị Mầu lên chùa
- Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm
- Phần nào cho thấy niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ
6. Bố cục Thị Mầu lên chùa
- Phần 1: từ đầu đến “có ai như mày không”: Thị Mầu khi đi lên chùa
- Phần 2: Còn lại: Nhân vật Tiểu Kính
7. Xuất xứ tác phẩm Thị Mầu lên chùa
a. Chèo Quan Âm Thị Kính
Quan Âm Thị Kính là một trong bảy vở chèo cổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam. Các vở chèo kinh điển của nghệ thuật chèo được lưu giữ lại đến nay gồm: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Chu Mãi Thần, Kim Nham, Lưu Bình - Dương Lễ, Trinh Nguyên và Từ Thức gặp tiên mang tính tiêu biểu, được coi là chuẩn mực, tạo ra sức ảnh hưởng cho các vở chèo sau này. Hầu hết các làn điệu chèo đều được trích ra từ các vở chèo kinh điển này.
b. Đoạn trích Thị Màu lên chùa
Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, kể về việc Thị Mầu lên chùa ve vãn tiểu Kính Tâm