Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tổng quan về đói nghèo

Tổng quan về đói nghèo được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Khái niệm đói nghèo

Đói nghèo là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Xoá đói giảm nghèo và tăng cường phúc lợi cho những thành phần dễ bị tổn thương thường rất được chú trọng. Tuy nhiên, do đói nghèo là một khái niệm mang tính khách quan, việc đưa ra một khái niệm đói nghèo mang tính phổ quát là khá khó khăn. Nhìn chung, quan niệm về đói nghèo được chia làm ba trường phái chính.

Trường phái phúc lợi. Theo những người thuộc trường phái này, đói nghèo là hiện tượng mà một hay nhiều cá nhân trong xã hội không có đạt được mức phúc lợi kinh tế (hay thu nhập) tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ở mức thấp nhất theo tiêu chuẩn của xã hội đó.

Trường phái nhu cầu cơ bản. Trường phái này cho rằng quan niệm đói nghèo theo phúc lợi kinh tế (hay thu nhập) là một quan niệm đúng nhưng chưa đủ vì độ thoả dụng của một cá nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài thu nhập. Do đó, trường phái nhu cầu cơ bản định nghĩa đói nghèo là hiện tượng mà một hay nhiều cá nhân trong xã hội không được tiếp cận với những hàng hóa và dịch vụ cơ bản nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống. Những hàng hóa và dịch vụ này thường được xác định một cách cụ thể và có thể không đồng nhất giữa các quốc gia khác nhau.

Trường phái (dựa theo) năng lực. Đây là một quan niệm khá mới về đói nghèo và khởi nguồn từ những năm 80 từ nhà kinh tế học người Ấn Độ A.Sen. Trường phái năng lực đã bù đắp vào những thiếu sót của hai trường phái phúc lợi và nhu cầu cơ bản. Cụ thể, nó không định nghĩa đói nghèo dựa trên thu nhập hay nhu cầu cơ bản - những yếu tố thay đổi tuỳ theo đặc điểm của từng cá nhân - mà dựa trên " khả năng mà một con người có được, là quyền tự do đáng kể mà họ được hưởng, để vươn tới cuộc sống mà họ mong muốn. Theo trường phái năng lực, đói nghèo là hiện tượng một hay nhiều cá nhân trong xã hội không có điều kiện để phát huy năng lực thực hiện các chức năng cần thiết của mình.

Như vậy, ta có thể thấy ba trường phái quan niệm về đói nghèo sẽ chi phối phương thức đấu tranh với đói nghèo. Theo trường phái phúc lợi, các chính sách xóa đói giảm nghèo cần tập trung chủ yếu vào tăng thu nhập cho người nghèo thông qua tạo việc làm, trợ cấp, cho vay ưu đãi để kinh doanh. Trong khi đó, quan điểm đói nghèo dựa vào nhu cầu cơ bản sẽ định hướng các chính sách theo hướng cung cấp cho người nghèo những hàng hóa và dịch vụ cụ thể bao gồm thực phẩm, nước sạch, quần áo, nhà ở, dịch vụ vệ sinh và y tế, giáo dục cấp độ cơ sở chứ không tập trung vào tăng thu nhập cho họ. Cuối cùng, các chính sách xóa đói giảm nghèo theo trường phái dựa theo năng lực cần chú trọng vào tạo cơ hội cho người nghèo phát huy năng lực của mình, thông qua việc bảo đảm đủ dinh dưỡng, sức khỏe, tránh các nguy cơ bệnh tật, xóa mù chữ cho tới việc được tôn trọng, được tham gia các hoạt động của xã hội, có tiếng nói và quyền lực nhất định trong các quyết định quan trọng của xã hội.

2. Thước đo đói nghèo

Ngưỡng nghèo (poverty line)

Như ta có thể thấy ở phần trên, các quan điểm về đói nghèo tuy có sự khác biệt nhưng đều hướng tới một vấn đề đó là người nghèo thiếu thốn một yếu tố nào đó so với các thành viên khác trong xã hội - những người không nghèo. Do đó, để tính toán và xem xét vấn đề đói nghèo, cần xác định được một ranh giới mà những cá nhân nằm ở phía dưới sẽ được coi là nghèo và ngược lại. Ranh giới này thường được gọi là ngưỡng nghèo (hay chuẩn nghèo). Ngưỡng nghèo bao gồm ngưỡng nghèo tuyệt đối và ngưỡng nghèo tương đối, và ở dưới dạng tiền tệ (như thu nhập, mức tiêu dùng) hay dưới dạng phi tiền tệ (như trình độ học vấn, chỉ số sức khỏe).

Ngưỡng nghèo tuyệt đối (absolute poverty) là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh. Ngưỡng nghèo này thường được xác định bằng cách xác định các loại lương thực chung được cho là cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng sau đó tính toán giá trị. Do mức phát triển cùng với cơ cấu tiêu dùng ở các quốc gia là khác nhau, không tồn tại chuẩn nghèo tuyệt đối chung cho toàn thế giới mà các quốc gia phải tự tính toán và xác định chuẩn nghèo riêng của mình.

Ngưỡng nghèo tương đối được xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung trong cả nước để phản ánh tình trạng của một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. Ví dụ, ngưỡng nghèo có thể là x% mức thu nhập trung bình của cả quốc gia.

Các chỉ số đói nghèo

Dựa vào ngưỡng nghèo đã được xác định, ta có thể tính toán một số chỉ số nhằm miêu tả tình trạng đói nghèo của một quốc gia. Chỉ số đếm đầu người cho biết tỉ lệ dân số nằm dưới ngưỡng nghèo và thường được biểu hiện dưới dạng phần trăm. Do vậy, chỉ số này cho thấy một bức tranh tổng quát về quy mô đói nghèo của một quốc gia. Tuy nhiên, việc ban hành các chính sách dựa vào chỉ số này là không khả thi vì nó không đem lại bất kì thông tin nào liên quan tới mức độ đói nghèo khác nhau của các cá nhân nằm dưới ngưỡng nghèo hay nguy cơ rơi vào đói nghèo của các cá nhân nằm sát trên ngưỡng nghèo. Chỉ số khoảng nghèo (poverty gap) được tính toán dựa trên tổng mức độ thiếu hụt so với ngưỡng nghèo của tất cả người nghèo trong xã hội. Chỉ số này cho biết độ sâu của đói nghèo ở một quốc gia thông qua chi phí tối thiểu để đưa tất cả người nghèo lên mức ngang bằng với ngưỡng nghèo, bỏ qua các chi phí hao hụt do hành chính và các yếu tố khác. Nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của đói nghèo, ta sử dụng chỉ số bình phương khoảng nghèo do chỉ số này đã thêm trọng số càng lớn cho những người càng nghèo.

Các chỉ số đói nghèo ở phía trên chỉ phù hợp để miêu tả đói nghèo theo trường phái phúc lợi. Nhằm thể hiện đói nghèo trường phái nhu cầu cơ bản hay trường phái dựa theo năng lực, cần có những chỉ số đói nghèo tổng hợp bao hàm nhiều yếu tố hơn. Chỉ số nghèo khổ con người (HPI - Human Poverty Index) là chỉ số tập hợp các nhu cầu thiết yếu nhằm bảo đảm chất lượng sống của con người bao gồm sức khỏe, giáo dục và mức sống. Chỉ số nghèo đa chiều (MPI - Multidimensional Poverty Index) là chỉ số tổng hợp và đầy đủ nhất nhằm xác định mức độ đói nghèo ở một quốc gia. Chỉ số MPI bao gồm 10 chỉ báo dựa trên ba khía cạnh sức khỏe, giáo dục và điều kiện sống tương tự như chỉ số HPI. Thêm vào đó, MPI còn phản ánh quy mô đói nghèo thông qua số lượng người phải chịu các thiếu thốn nhất định và độ nghiêm trọng của đói nghèo thông qua mức độ thiếu thốn mà người nghèo phải chịu đựng. Các chỉ báo của chỉ số MPI được thể hiện trong bảng 8.1

Bảng 8.1 Các chỉ báo sử dụng trong tính toán chỉ số nghèo đa chiều MPI

Ba khía cạnh của đói nghèo

sức khỏe

Dinh dưỡng

Tỷ lệ tử vong ở trẻ

Giáo dục

Số năm đi học

Số buổi đến trường

Điều kiện sống

Nhiên liệu nấu nướng

Vệ sinh

Nước sạch

Điện

Sàn nhà

Tài sản

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Tổng quan về đói nghèo về một khái niệm mang tính khách quan, việc đưa ra một khái niệm đói nghèo mang tính phổ quát là khá khó khăn....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Tổng quan về đói nghèo. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm