Thất bại thị trường do ngoại ứng

VnDoc xin giới thiệu bài Thất bại thị trường do ngoại ứng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Ngoại ứng gây ra sự phân bổ phi hiệu quả các nguồn lực. Do đó, khi xuất hiện ngoại ứng thì cho dù cạnh tranh, thông tin và cấu trúc thị trường đều hoàn hảo, sản lượng cân bằng cũng không đạt hiệu quả Pareto.

Khi không có sự xuất hiện của ngoại ứng, chi phí và lợi ích chung của xã hội của việc sản xuất và tiêu dùng hàng hoá được biểu thị chính bằng tổng lợi ích và chi phí riêng của các cá nhân trực tiếp tham gia vào các giao dịch thị trường có liên quan. Ví dụ về một doanh nghiệp sản xuất điện thoại. Nếu việc sản xuất một chiếc điện thoại của doanh nghiệp không đem lại lợi ích hay gây thiệt hại cho những tham gia mua bán điện thoại thì chi phí nguồn lực mà xã hội phải bỏ ra để sản xuất chiếc điện thoại đó trùng khớp với chi phí kinh tế mà doanh nghiệp phải chịu. Nếu việc một người mua và sử dụng chiếc điện thoại đó không đem lại lợi ích hay gây tổn thất cho người khác thì lợi ích của xã hội của việc sử dụng điện thoại được đo bằng lợi ích thoả dụng của người tiêu dùng đó có được thông qua sử dụng điện thoại.

Ngược lại, khi ngoại ứng xuất hiện, chi phí và lợi ích xã hội không chỉ bao gồm chi phí và lợi ích của các cá nhân trực tiếp tham gia vào các giao dịch thị trường mà còn của các cá nhân không trực tiếp tham gia nhưng được hưởng lợi hoặc chịu tổn hại từ các giao dịch ấy. Trở lại ví dụ về doanh nghiệp sản xuất điện thoại. Giả sử việc sản xuất của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường sống của cư dân xung quanh nhà máy thì khi đó, chi phí xã hội của việc sản xuất một chiếc điện thoại bao gồm không chỉ chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra mà còn chi phí cho việc tổn hại sức khoẻ do môi trường ô nhiễm của cư dân xung quanh nhà máy. Nói cách khác, khi doanh nghiệp gây ra ngoại ứng tiêu cực nhưng lại không có sự đền bù xứng đáng, chi phí xã hội của việc sản xuất một chiếc điện thoại sẽ lớn hơn chi phí tư nhân của doanh nghiệp. Nếu việc sử dụng điện thoại không chỉ đem lại mức độ thoả dụng cho chủ sở hữu mà còn mang tới lợi ích từ việc đảm bảo thông tin liên lạc cho những người quen của anh ta, lợi ích xã hội của việc sử dụng một chiếc điện thoại sẽ lớn hơn lợi ích thụ hưởng của riêng người trực tiếp sử dụng.

1. Thất bại thị trường do ngoại ứng tiêu cực

Ngoại ứng tiêu cực dẫn đến việc chi phí xã hội phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm có xu hướng lớn hơn chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất loại sản phẩm đó. Hình 4.1 dưới đây thể hiện vấn đề này. Kí hiệu MPB, MSB và MEB lần lượt là lợi ích biên của doanh nghiệp, xã hội và lợi ích biên do ngoại ứng; MPC, MSC và MEC lần lượt là chi phí biên của doanh nghiệp, xã hội và chi phí biên do ngoại ứng. Về mặt chi phí, chi phí xã hội là tổng chi phí của doanh nghiệp và chi phí gây ra do ngoại ứng MSC=MPC+MEC. Về mặt lợi ích, ngoài bản thân doanh nghiệp thu được ích lợi các thành viên khác trong xã hội không ai thu thêm được ích lợi trực tiếp, tức là MEB = 0 và MSB = MPB. Nhằm tối đa hoá lợi ích, doanh nghiệp tư nhân có xu hướng lựa chọn sản lượng tối ưu Q1 tại đó thỏa mãn điều kiện tối ưu hóa là MPB = MPC. Từ góc nhìn của toàn xã hội, điểm tối ưu lại là Qo mà tại đó thỏa mãn điều kiện tối đa hóa lợi ích là MSB=MSC.

lý thuyết kinh tế công cộng

Hình 4.1 Ngoại ứng tiêu cực

Như vậy, khi xảy ra ngoại ứng tiêu cực, sản lượng tối ưu mà xã hội mong muốn có xu hướng nhỏ hơn sản lượng thị trường. Cụ thể, toàn xã hội sẽ có thêm một lượng sản phẩm là Q1 – Qo, thu thêm lợi ích là diện tích Q0ABQ1 và bổ sung chi phí để có nó là diện tích Q0ACQ1 . Như vậy, việc tiêu dùng thêm gây tổn thất phúc lợi xã hội là diện tích ABC vì chi phí xã hội phải bổ sung lớn hơn lợi ích thu thêm.

2. Thất bại thị trường do ngoại ứng tích cực

Đối với ngoại ứng tích cực, lợi ích xã hội thu được lớn hơn lợi ích mà doanh nghiệp thu được từ việc sản xuất và cung cấp một hàng hoá. Lợi ích xã hội của việc tiêm chủng cho trẻ em bao gồm cả lợi nhuận thu được từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và lợi ích cho cộng đồng từ việc tránh các bệnh dễ lây truyền. Hình 4.2 dưới đây thể hiện trường hợp này. Về mặt lợi ích, lợi ích xã hội là tổng lợi ích thu được của doanh nghiệp và lợi ích do ngoại ứng MSB=MPB+MEB. Về mặt chi phí, do ảnh hưởng của ngoại ứng là tích cực, các thành viên khác trong xã hội không ai phải chịu thêm chi phí trực tiếp, tức là MEC=0 và MSC=MPC. Nhằm tối đa hoá lợi ích, doanh nghiệp tư nhân có xu hướng lựa chọn sản lượng tối ưu Q1 tại đó thỏa mãn điều kiện tối ưu hóa là: MPB = MPC. Từ góc nhìn của toàn xã hội, điểm tối ưu lại là Qo mà tại đó thỏa mãn điều kiện tối đa hóa lợi ích là MSB=MSC.

lý thuyết kinh tế công cộng

Hình 4.2 Ngoại ứng tích cực

Như vậy ta có thể thấy khi xảy ra ngoại ứng tích cực sản lượng tối ưu mà xã hội mong muốn có xu hướng lớn hơn so với sản lượng tối ưu mà thị trường mong muốn.

Cụ thể, toàn xã hội sẽ mất đi một lượng sản phẩm là Q0 – Q1, mất đi lợi ích là diện tích của Q0CAQ1 và tiết kiệm chi phí là diện tích Q0CBQ1 . Như vậy, việc tiêu dùng dưới mức tối ưu gây tổn thất phúc lợi xã hội là diện tích ABC vì lợi ích mất đi lớn hơn chi phí tiết kiệm được. Tóm lại, qua phân tích chúng ta thấy dù là tích cực hay tiêu cực, ngoại ứng đều gây tổn thất phúc lợi xã hội. Đây là cơ sở cho sự can thiệp của Chính phủ.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Thất bại thị trường do ngoại ứng về chi phí và lợi ích xã hội không chỉ bao gồm chi phí và lợi ích của các cá nhân trực tiếp tham gia vào các giao dịch thị trường mà còn của các cá nhân không trực tiếp tham gia nhưng được hưởng lợi hoặc chịu tổn hại từ các giao dịch ấy....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Thất bại thị trường do ngoại ứng. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của đề thi rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
2 4.781
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm