Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bài 44

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bài 44: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh tham khảo để học tập tốt Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Câu 1. Câu nào nêu đúng về tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh?

  1. Cung cấp những tri thức về sự vật một cách khách quan, đúng với chân lí và chuẩn mực được thừa nhận.
  2. Những tri thức về sự vật, hiện tượng giúp cho hiểu biết của người đọc thêm đa dạng và phong phú.
  3. Đây là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu quan trọng nhất của mọi văn bản thuyết minh.
  4. Những tri thức được trình bày một cách sinh động có sức cuốn hút người đọc

Câu 2. Tại sao văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính chuẩn xác?

  1. Vì văn bản thuyết minh liên quan nhiều đến thông tin và các số liệu về các hiện tượng đời sống, xã hội và con người.
  2. Vì văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc những hiểu biết về đời sống thiên nhiên, xã hội và con người.
  3. Vì mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức một cách khách quan, khoa học về sự vật, hiện tượng.
  4. Vì văn bản thuyết minh là loại văn vừa gần với văn phong khoa học, vừa gần với văn phong nghệ thuật.

Câu 3. Biện pháp nào không phải là biện pháp bắt buộc nhằm bảo đảm tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh?

  1. Phải tìm hiểu thấu đáo về vấn đề cần thuyết minh.
  2. Phải xem phim, ảnh về vấn đề cần thuyết minh.
  3. Phải thu nhập tài liệu tham khảo về vấn đề cần thuyết minh.
  4. Chú ý thời điểm xuất bản để cập nhật thông tin mới.

Câu 4. Dòng nào nêu đúng yêu cầu về tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh?

  1. Tri thức phải bảo đảm tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy.
  2. Cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể.
  3. Câu văn phải biến hóa linh hoạt, giàu màu sắc biểu cảm.
  4. Phải sử dụng nhiều số liệu, nhiều sự kiện quan trọng.

Câu 5. Khi thuyết minh về cuộc đời của một nhà văn trung đại, cần bảo đảm tính chuẩn xác về?

  1. Năm sinh, năm mất, quê hương, tác phẩm, đề tài nổi bật, phong cách.
  2. Năm sinh, năm mất, quê hương, gia đình, tuổi thơ, lúc trưởng thành.
  3. Năm sinh, năm mất, quê hương, tác phẩm, nội dung tư tưởng chính.
  4. Năm sinh, năm mất, quê hương, tác phẩm, đề tài, hoàn cảnh xã hội.

Câu 6. Khi thuyết minh về một tác phẩm văn học, cần bảo đảm tính chuẩn xác về?

  1. Hoàn cảnh ra đời, cốt truyện, nhân vật và các sự việc chính.
  2. Hoàn cảnh ra đời, tên tác phẩm, nhân vật và các sự việc chính.
  3. Tên tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
  4. Tên tác phẩm, cốt truyện, nhân vật, các sự việc chính, giá trị tư tưởng.

Câu 7. Thuyết minh về sự nghiệp sáng tác của một nhà văn trung đại, cần bảo đảm tính chuẩn xác về?

  1. Đề tài nổi bật, phong cách, năm sinh, năm mất, quê hương, tác phẩm.
  2. Năm sinh, năm mất, quê hương, gia đình, tuổi thơ, lúc trưởng thành.
  3. Tác phẩm, năm sinh, năm mất, quê hương, nội dung tư tưởng chính.
  4. Tác phẩm đầu tay, các đề tài chính, các thể loại và tác phẩm chính.

Câu 8. Thuyết minh về một thể loại văn học, cần đảm bảo tính chuẩn xác về:

  1. Tên thể loại, thời điểm ra đời, đặc điểm về nội dung và hình thức,...
  2. Tên thể loại, hoàn cảnh ra đời, cốt truyện, nhân vật và sự việc chính...
  3. Tên thể loại, thời điểm ra đời, nhân vật, vai trò và giá trị của thể loại...
  4. Tên thể loại, thời điểm ra đời, nội dung, đề tài và giá trị của thể loại..

Câu 9. Khi thuyết minh về một loài hoa, cần bảo đảm tính chuẩn xác về?

  1. Tên, nguồn gốc, quá trình phát triển, thân cây, cành, lá, màu sắc.
  2. Tên, nguồn gốc, quá trình ra hoa, hình dáng, màu sắc, hương thơm.
  3. Tên, nguồn gốc, độ cao, loại rễ, màu sắc, cành, lá, giá trị thương mại.
  4. Tên, nguồn gốc, độ cao, màu sắc, cành, lá, giá trị nghệ thuật.

Câu 10. Câu nào nêu đúng về tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh?

  1. Văn bản giàu số liệu thống kê, nhiều hình ảnh và chi tiết cụ thể.
  2. Văn bản bảo đảm tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy.
  3. Văn bản có sức lôi cuốn, thu hút sự chú ý của người đọc.
  4. Văn bản mang đậm cảm xúc của người viết trước sự vật, hiện tượng.

Đáp án trắc nghiệm môn Ngữ văn: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

B

A

A

C

D

A

B

A

----------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bài 44: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh gồm nhiều câu trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm và đặc điểm, tính chuẩn xác của văn thuyết minh...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bài 44: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Trắc nghiệm Ngữ văn 10, Lý thuyết môn Ngữ Văn 10, Soạn Văn 10, Văn mẫu lớp 10, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 10, soạn bài lớp 10.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 10

    Xem thêm