Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10
Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu. Tài liệu gồm các câu hỏi ở dạng trắc nghiệm nhằm giúp các bạn học sinh lớp 10 nắm chắc được kiến thức bài học, ngoài ra đây còn là tài liệu tham khảo hay phục vụ việc giảng dạy cho quý thầy cô.
Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Ca dao than thân
Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Ca dao hài hước châm biếm
Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Luyện tập về ý nghĩa của từ
Câu 1: Yêu cầu nào không đúng khi chọn sự việc chi tiết tiêu biểu?
a. Xác định rõ thái độ và tình cảm mà mình muốn thể hiện.
b. Tìm những sự việc chi tiết có thể biểu hiện được thái độ tình cảm
c. Tìm những chi tiết cụ thể để miêu tả vấn đề
d. Lựa chọn chi tiết phù hợp nhất.
Câu 2: Trong văn bản sau: “Ông Nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bưng bát nước canh húp đánh soạt. Rồi ông vừa nhai vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm. Ông bà Nghị, mỗi người nhúng ba ngón tay vào chậu, vuốt qua hai mép một lượt, rồi cùng uống nước, xỉa răng […] Dứt mạch diễn thuyết, ông Nghị bưng tách nước uống một hớp lớn, súc miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt xuống nền nhà.” thái độ và tình cảm của tác giả đối với ông bà Nghị là thái độ và tình cảm như thế nào?
a. Thái độ chán ghét, châm biếm, mỉa mai, khinh ghét bọn người giàu có nhưng vô học dốt nát.
b. Thể hiện sự khinh bỉ trước những cử chỉ của vợ chồng Nghị Quế, và coi thường, châm biếm, mỉa mai, khinh ghét bọn người giàu có nhưng vô học dốt nát.
c. Thái độ ghê sợ, bực bội trước những cử chỉ của vợ chồng Nghị Quế và châm biếm, mỉa mai, khinh ghét bọn người giàu có nhưng vô học dốt nát.
d. Thái độ chán ghét, châm biếm, mỉa mai, khinh ghét vợ chồng Nghị Quế vô học dốt nát.
Câu 3: Trong văn bản sau: “Ông Nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bưng bát nước canh húp đánh soạt. Rồi ông vừa nhai vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm. Ông bà Nghị, mỗi người nhúng ba ngón tay vào chậu, vuốt qua hai mép một lượt, rồi cùng uống nước, xỉa răng […] Dứt mạch diễn thuyết, ông Nghị bưng tách nước uống một hớp lớn, súc miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt xuống nền nhà.”
Để thể hiện thái độ và tình cảm của mình, Ngô Tất Tố đã dùng chọn những sự việc gì?
a. Chọn bữa ăn và hàng loạt các chi tiết ăn uống của vợ chồng Nghị Quế để miêu tả nhân vật, bày tỏ thái độ, tình cảm.
b. Chọn hình ảnh và cách thức ăn uống của nhân vật để làm rõ thái độ, tình cảm.
c. Chọn cách uống nước, súc miệng của nhân vật để bày tỏ thái độ tình cảm.
d. Chọn cử chỉ rửa miệng của nhân vật để miêu tả và bày tỏ thái độ tình cảm.
Câu 4: Chi tiết không thuộc về sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau là:
a. Lúc chia tay, Trọng Thủy hỏi Mị Châu: “Ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?”
b. Mị Châu đáp: “Thiếp có cái áo lông ngỗng…sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu”
c. Sau đó, Trọng Thủy mang lẫy nỏ về phương Bắc.
d. Theo dấu lông ngỗng, Trọng Thủy đuổi theo cha con An Dương Vương.
Câu 5: Trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện ta cần làm gì?
a. Bám sát câu chuyện
b. Xác định cốt truyện và nhân vật
c. Chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu.
d. Viết theo suy nghĩ của mình.
Câu 6: Tại sao cần phải chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết bài văn?
a. Vì bài văn rất cần có những dẫn chứng cụ thể.
b. Vì bài văn rất cần các sự việc và chi tiết tiêu biểu.
c. Vì không phải sự việc và chi tiết nào cũng tiêu biểu.
d. Vì bài văn rất cần sát với thực tế.
Câu 7: Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu của các bước lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu?
a. Xác định bố cục ba phần.
b. Tìm những sự việc, chi tiết thể hiện được tình cảm và thái độ.
c. Xác định thái độ và tình cảm mà mình muốn thể hiện.
d. Lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu.
Câu 8: Sự việc và chi tiết tiêu biểu có tác dụng gì?
a. Dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.
b. Dẫn dắt câu chuyện, tập trung thể hiện rõ nội dung tác phẩm
c. Dẫn dắt câu chuyện, làm rõ vấn đề cần biết.
d. Dẫn dắt câu chuyện, làm nổi bật tâm trạng của nhân vật và nội dung cốt truyện
Câu 9: Truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, sự việc nào thể hiện rõ cái nhìn nhân ái bao dung của nhân dân lao động?
a. An Dương Vương kiên quyết xây thành Cổ Loa.
b. Mị Châu chết, nhưng xác biến thành ngọc thạch.
c. An Dương Vương gả Mị Châu cho Trọng Thủy.
d. Trọng Thủy lao đầu xuống giếng tự tử.
Câu 10: Sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau. Chi tiết “Ta tìm nàng lấy gì làm dấu?”, có tác dụng gì?
a. Mở đầu câu chuyện.
b. Dẫn dắt câu chuyện.
c. Phát triển câu chuyện.
d. Duy trì câu chuyện.
Câu 11: Chi tiết nào sau đây thể hiện rõ nét nhất nỗi thương tiếc và ngưỡng vọng của nhân dân đối với An Dương Vương?
a. Vua cầm sừng tê bảy tất, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển
b. Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa
c. Vua lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần.
d. Vua lấy nỏ thần ra bắn quân Đà thua to.
Câu 12: Chi tiết nào sau đây thể hiện sự nhận xét, đánh giá của tác giả về hình tượng Đăm Săn?
a. Từ khắp mọi miền, người ta khiêng rượu, khiêng lợn đến.
b. Cả miền Ê-Đê, Ê-Ga ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước.
c. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghêng ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim nghếch ăn hoa tre.
d. Chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy.
Câu 13: Chi tiết nào sau đây thể hiện rõ nhất sức mạnh thể chất phi thường của Đăm Săn?
a. Vì vậy, danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng nghe tiếng Đăm Săn.
b. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghêng ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim nghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy.
c. Từ khắp mọi miền, người ta khiêng rượu khiêng lợn đến.
d. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ,sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy gầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm San vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ.
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 10
1c, 2b, 3a, 4c, 5c, 6b, 7b, 8a, 9b, 10b, 11a, 12b, 13b.