Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Luyện tập về ý nghĩa của từ
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10
Với mong muốn cung cấp đến các bạn học sinh lớp 10 nhiều tài liệu hay phục vụ quá trình học tập, VnDoc đã sưu tầm và xin giới thiệu tới các bạn: Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Luyện tập về ý nghĩa của từ. Chúc các bạn ngày càng học tập tốt và đạt được kết quả cao trong các kì thi.
Câu 1: Xác định nghĩa của từ “ăn” trong văn bản sau:
“Mụ dì ghẻ bắt Tấm làm việc mỗi ngày một nhiều, còn hai mẹ con mụ thì ăn trắng mặc trơn, không hề nhúng tay vào một việc gì”
a. Ăn cơm trắng, mặc áo đẹp trơn bóng.
b. Ăn ngon, mặc đẹp, sống nhàn hạ sung sướng
c. Ăn uống đầy đủ, không phải làm việc gì.
d. Cuộc sống giàu có, sung túc.
Câu 2: Xác định nghĩa của từ “ăn” trong văn bản sau:
“Chuông khánh còn chẳng ăn ai - Nữa là mảnh chỉnh vứt ngoài bờ tre”
a. Ai hơn ai. b. Không thể ăn c. Ăn uống d. Ăn người khác.
Câu 3: Trong các văn bản sau, từ “ăn” nào sử dụng với nghĩa chuyển?
a. Bống bống bang bang lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
b. Mỗi bữa nhà nó ăn hết những ba bò gạo.
c. Xe này bền, đẹp, nhưng ngặt nỗi nó ăn xăng quá!
d. Sau mỗi bữa ăn, Tấm đều mang cơm cho bống.
Câu 4: Trong văn bản: “Ruồi đậu mâm xôi đậu”, từ “đậu” là từ đồng âm.
a. Đúng b. Sai
Câu 5: Từ “bò” trong “Kiến bò đĩa thịt bò” là từ nhiều nghĩa.
a. Đúng b. Sai
Câu 6: Từ “Đá” trong “Con ngựa đá con ngựa đá” là loại từ nào?
a. Từ đồng âm b. Từ nhiều nghĩa c. Từ đồng nghĩa d. Từ trái nghĩa
Câu 8: Trong các văn bản sau, từ “mặt” nào được sử dụng với nghĩa gốc?
a. Làm cho rõ mặt phi thường - Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
b. Người quốc sắc kẻ thiên tài - Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
c. Sương in mặt, tuyết pha thân - Sen vàng lãng đãng như gần như xa.
d. Buồn trông nội cỏ dầu dầu - Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Câu 8: Trong các văn bản sau, từ “mặt” nào được sử dụng với nghĩa chuyển?
a. Mặt hắn vằn dọc vằn ngang không thứ tự biết bao nhiêu là sẹo.
b. Sương in mặt, tuyết pha thân - Sen vàng lãng đãng như gần như xa.
c. Mặt hắn vàng vàng mà lại muốn sạm màu gio.
d. Người quốc sắc kẻ thiên tài - Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Câu 9: Trong văn bản “Giàu dâu đến kẻ ngủ trưa - Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”, từ “say sưa” là từ nhiều nghĩa.
a. Đúng b. Sai
Câu 10: Trong các văn bản:
-“Còn trời còn nước còn non - Còn cô bán rượu anh còn say sưa”
-“ Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa - Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”
Từ “say sưa” được dùng với nghĩa gốc.
a. Đúng. b. Sai
Câu 11: Trong các văn bản:
-“Còn trời còn nước còn non - Còn cô bán rượu anh còn say sưa”
-“ Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa - Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”
Từ “say sưa” được dùng với nghĩa chuyển.
a. Đúng. b. Sai
Câu 12: Trong các văn bản:
-“Còn trời còn nước còn non - Còn cô bán rượu anh còn say sưa”
-“ Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa - Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”
Từ “say sưa” được dùng là từ đồng âm
a. Đúng. b. Sai
Câu 13: Trong các văn bản:
-“Còn trời còn nước còn non - Còn cô bán rượu anh còn say sưa”
-“ Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa - Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”
Từ “say sưa” được dùng là từ nhiều nghĩa.
a. Đúng. b. Sai
Câu 14: Xác định từ loại của từ “mòn” trong văn bản sau:
“Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn – Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ”
a. Từ đồng âm b. Từ đồng nghĩa. c. Từ trái nghĩa d. Từ nhiều nghĩa
Câu 15: Trong các từ “mòn” sau, từ nào được dùng với nghĩa gốc?
a. Nước chảy đá mòn.
b. Cánh hồng bay bổng tuyệt vời - Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm
c. Sống mòn
d. Đợi chờ mòn mỏi
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 10
1b, 2a, 3c, 4a, 5b, 6a, 7c, 8d, 9a, 10b, 11a, 12b, 13a, 14d, 15a.