Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

100 câu trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

Bộ câu trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo bao gồm 100 câu hỏi kèm theo đáp án. Các câu hỏi bám sát chương trình để các em học sinh củng cố hệ thống lại toàn bộ kiến thức môn Ngữ Văn sách mới đã học.

Câu 1. Truyền thuyết Thánh Gióng kể về sự việc gắn với đời vua Hùng Vương thứ bao nhiêu?

A. 6  Dấu tích

B. 7

C. 8

D. 9

Câu 2. Hội Gióng diễn ra hàng năm ở đâu?

A. Gia Lâm

B. Sóc Sơn Dấu tích

C. Sơn Tây

D. Đông Anh

Câu 3. Hội Gióng được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể năm bao nhiêu?

A. 2010 Dấu tích

B. 2009

C. 2011

D. 2012

Câu 4. Mẹ Gióng thụ thai bao nhiêu tháng rồi sinh ra cậu bé?

A. 9

B. 11

C. 12 Dấu tích

D. 10

Câu 5. Nhân vật Em bé thông minh trải qua mấy lần thử thách?

A. 3

B. 4 Dấu tích

C. 5

D. 6

Câu 6. Chi tiết nào khái quát đúng nhất về sự ra đời của nhân vật Sọ Dừa?

A. Bà mẹ uống nước mưa trong ống tre rồi bà có mang.

B. Bà mẹ uống nước mưa trong bầu nước rồi bà có mang.

C. Bà mẹ uống nước mưa trong lu nước rồi bà có mang.

D. Bà mẹ uống nước mưa trong cái sọ dừa rồi bà có mang. Dấu tích

Câu 8. Thanh gươm thần giúp Lê Lợi đánh thắng giặc nào?

A. Minh Dấu tích

B. Thanh

C. Tống

D. Ngô

Câu 9. Hội thi nào không có trong các hội thi ở làng Đồng Vân?

A. Rước nước

B. Hát chèo

C. Rối nước Dấu tích

D. Thổi cơm thi

Câu 10: Trong truyện Sự tích Hồ Gươm, ai là người trực tiếp nhận được gươm thần?

A. Lê Lợi

B. Nguyễn Trãi

C. Lê Thận Dấu tích

D. Nghĩa quân Lam Sơn

Câu 11: Trong truyện Sự tích Hồ Gươm, gươm thần đã về tay nghĩa quân Lam Sơn bằng cách nào?

A. Long Quân tặng gươm thần cho Lê Thận, Lê Thận tặng lại nghĩa quân Lam Sơn.

B. Lê Thận vớt được gươm từ dưới sông lên, Lê Lợi lấy được chuôi gươm từ ngọn cây xuống, về sau, chắp lại vừa như in, thành gươm báu. Dấu tích

C. Lê Lợi vớt được gươm từ dưới sông lên, Lê Thận lấy được chuôi gươm từ ngọn cây xuống, về sau, chắp lại vừa như in, thành gươm báu.

D. Lê Lợi viết sớ cầu xin Long Quân cho mượn gươm báu về đánh giặc

Câu 12: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn” được tổ chức vào ngày, tháng nào?

A. Ngày rằm tháng giêng Dấu tích

B. Ngày rằm tháng hai

C. Ngày rằm tháng sáu

D. Ngày rằm tháng mười

Câu 13: Trong truyện Thánh Gióng, chi tiết nào không đúng khi nói về sự ra đời của Gióng?

A. Bà mẹ thấy một vết chân to, liền đặt chân vào ướm thử, không ngờ về nhà bà thụ thai.

B. Mang thai 12 tháng mới sinh Gióng.

C. Lên ba tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười

D. Mẹ Gióng mang thai, 9 tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú Dấu tích

Câu 14: Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích điều gì?

A. Tên gọi Hồ Gươm nhưng cũng nói lên khát vọng của nhân dân ta muốn sống trong hào bình, hạnh phúc, không phải dùng vũ khí chiến tranh. Dấu tích

B. Về việc mượn gươm và trả gươm ở Hồ Gươm

C. Về mối quan hệ giữa Lê Lợi và Lê Thận

D. Hiện tượng kỳ lạ và thần kỳ của thanh gươm

Câu 15: Thành ngữ “chết như rạ” có nghĩa là:

A. Chết rất nhiều Dấu tích

B. Chết do bị bắn

C. Chết không sống sót một ai

D. Chết cháy do đốt rạ

................................................................................................

Câu 85: Văn bản "Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng..." của tác giả nào?

a. Bùi Mạnh Nhị. Dấu tích

b. Tác giả dân gian.

c. Tô Hoài.

Câu 86: Trong câu thơ sau, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

a. So sánh. Dấu tích

b. Nhân hóa.

c. Hoán dụ.

Câu 87: Theo cảm nhận của tác giả Bùi Mạnh Nhị, hình ảnh "chẽn lúa đòng đòng" có ý nghĩa gì?

a. Nhánh lúa sắp trổ bông, tràn đầy sức sống. Dấu tích

b. Nhánh mạ non, tràn đầy sức sống.

c. Nhánh lúa đang chín rộ, tràn đầy sức sống.

Câu 88: Trong văn bản "Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng...", tác giả Bùi Mạnh Nhị đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc nào?

a. Tình yêu quê hương, ca ngợi vẻ đẹp con người. Dấu tích

b. Nỗi nhớ quê hương, ca ngợi vẻ đẹp con người.

c. Ngưỡng mộ sự hi sinh của con người, thông cảm với thân phận người phụ nữ.

Câu 89: Bài thơ Hoa bìm của tác giả nào?

a. Nguyễn Đức Mậu. Dấu tích

b. Nguyễn Đình Thi.

c. Nguyễn Tuân.

d. Nguyễn Công Trứ.

Câu 90: Tập thơ "Thơ lục bát" được ra mắt vào năm nào?

a. 2007. Dấu tích

b. 2017

c. 2018

d. 2006

Câu 91: Bài thơ Hoa bìm được viết theo thể loại nào?

a. Lục bát. Dấu tích

b. Song thất lục bát.

c. Tự do.

d. Tám chữ.

Câu 91: Từ "rung rinh" trong câu thơ "Rung rinh bờ giậu hoa bìm" là từ loại gì?

a. Từ láy. Dấu tích

b. Từ ghép đẳng lập.

c. Từ ghép chính phụ.

Câu 92: Hình ảnh nào không được nhắc đến trong bài thơ Hoa bìm?

a. Hoa dâm bụt. Dấu tích

b. Tàn sen.

c. Bờ lau.

d. Nhành gai.

Câu 93: Trong hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Hoa bìm tim tím đong đưa

Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về...?

(Hoa bìm, Nguyễn Đức Mậu)

a. Câu hỏi tu từ. Dấu tích

b. So sánh.

c. Nhân hóa.

d. Ẩn dụ.

Câu 94: Thế nào là từ đồng nghĩa?

a. Là những từ có nghĩa giống nhau, được dùng như nhau và thay thế được cho nhau khi nói hoặc viết. Dấu tích

b. Là những từ có nghĩa gần giống nhau, được dùng như nhau và thay thế được cho nhau khi nói hoặc viết.

c. Là những từ có nghĩa giống nhau, khi nói hoặc viết cần cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với ngữ cảnh.

Câu 95: Có thể thay từ "chăm chỉ" trong câu sau bằng từ nào sau đây?

Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.

(Thánh Gióng)

a. cần mẫn. Dấu tích

b. chăm chú.

c. tỉ mỉ.

Câu 96: Đâu là từ trái nghĩa với "nhược điểm"?

a. Ưu điểm. Dấu tích

b. Yếu điểm.

c. Khuyết điểm.

d. Nhu nhược.

Câu 97: Dòng nào sau đây toàn bộ đều là từ láy?

a. Bình minh, hào hiệp, xinh xắn. Dấu tích

b. Bình minh, hào hiệp, buôn bán.

c. Bình minh, hào hiệp, bạn bè.

d. Bình minh, hào hiệp, chùa chiền.

Câu 98: Bài ca dao sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

- Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đó ai mà quản công.

a. So sánh.

b. Nhân hóa. Dấu tích

c. Ẩn dụ.

d. Hoán dụ.

Câu 99: Khi người viết xưng "tôi" tức đang sử dụng ngôi kể nào?

a. Người kể ngôi thứ nhất số ít. Dấu tích

b. Người kể ngôi thứ nhất số nhiều.

c. Người kể ngôi thứ ba số ít.

d. Người kể ngôi thứ ba số nhiều.

Câu 100: Nội dung chính của hai câu thơ sau là gì?

Nhớ quê lòng dạ bồn chồn
Mỗi lần ngắm cảnh hoàng hôn... xa nhà.

(Quê hương, Đức Trung)

a. Nỗi nhớ quê da diết của một người xa nhà. Dấu tích

b. Niềm tự hào to lớn về quê hương của một người xa nhà.

c. Niềm hạnh phúc khi được trở về quê hương của một người xa nhà.

Tham khảo lời giải 3 bộ sách Ngữ Văn lớp 6 mới:

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các dạng Đề thi học kì 1 lớp 6Đề thi học kì 2 lớp 6 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ Văn 6 Chân trời sáng tạo - Tập 2

    Xem thêm