Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 68

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 2 Thực hành tiếng Việt trang 68

Để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức được học trong bài 2 Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, VnDoc gửi tới các bạn bài test Trắc nghiệm Văn 8 bài 2: Thực hành tiếng Việt trang 68. Tài liệu gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến cho các em học sinh trực tiếp làm bài và kiểm tra kết quả ngay khi làm xong. Sau đây mời các bạn tham khảo luyện tập.

Để luyện tập các bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Trắc nghiệm lớp 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp bài tập trắc nghiệm online của tất cả các môn, giúp các em ôn luyện ghi nhớ kiến thức và rèn luyện kỹ năng tự học tại nhà tốt hơn. Chúc các em học tốt.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1: Câu chủ đề của văn bản song song nằm ở đâu?
  • Câu 2: Câu chủ đề của văn bản phối hợp nằm ở đâu?
  • Câu 3: Đoạn văn sau được trình bày theo hình thức nào?

    Tình bạn là một điều thiêng liêng, cần thiết đối với cuộc sống của mỗi người. Tình bạn thân còn rất đặc biệt so với những tình bạn khác. Đó là thứ mà khiến con người ta không quản ngại những gian nguy mà hy sinh cho nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, chia sẻ cho nhau những niềm vui, nỗi buồn. Nếu như trong những tình bạn thông thường khác, hạnh phúc có thể dễ dàng tìm thấy nhưng khi hoạn nạn lại chẳng có ai bên cạnh. Nhưng bạn thân thì khác, chúng ta có thể nô đùa với họ mà không cần suy nghĩ, tính toán thiệt hơn. Vì vậy, một tình bạn thân thiết là một tình bạn rất cần thiết đối với mỗi người. Ai trong số chúng ta cũng cố gắng sở hữu ít nhất một người bạn thân.

  • Câu 4: Đoạn văn sau được trình bày theo hình thức nào?

    Quê hương luôn chiếm một vị trí vô cùng thiêng liêng trong tâm trí của mỗi chúng ta. Mỗi người dân Việt Nam đều có một tình cảm đặc biệt đối với quê hương xứ sở của mình. Đối với những người con lao động, nhất là những người nông dân, họ đã gắn bó chặt chẽ, mật thiết với quê hương suốt cả cuộc đời của mình. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ khi ngày ngày ra đồng nô đùa với bọn trẻ, rồi đến lúc lập gia đình, cho đến lúc chết họ vẫn gắn bó với tình cảm làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp, đáng quý từ bao đời nay của nhân dân ta. Cho dù ở bất cứ nơi đâu thì họ vẫn luôn nhớ về làng quê của mình. Quê hương đi vào lòng người một cách rất vô tình, tự nhiên. Người ta có thể dễ dàng nhớ tới quê hương của mình chỉ qua một món ăn đơn giản, những địa danh lịch sử hay chỉ là những hoài ức đẹp đẽ,...

  • Câu 5: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?

    Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

  • Câu 6: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?

    Sách mang tới cho chúng ta nguồn kiến thức vô hạn. Bởi sách không chỉ cung cấp cho chúng ta thông tin, kiến thức về văn hóa, chính trị, về tôn giáo, ... mà còn giúp chúng ta chiêm nghiệm về xã hội xa xưa thông qua các tác phẩm văn học, lịch sử. Nó giúp chúng ta được sống nhiều cuộc đời khác nhau, giúp chúng ta mở mang chân trời mới. Đọc sách, người ta thấu hiểu nhiều điều, nhiều nền văn hóa khác nhau. Vì vậy, có thể nói, sách chính là kho tàng kiến thức của cả nhân loại.

  • Câu 7: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?

    “Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do…Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.

  • Câu 8: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào:

    Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Quê làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Ông được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng 8, với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao sáng tác tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hy sinh trên đường vào công tác vùng sau lưng địch tháng 11 năm 1951.

  • Câu 9: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào:

    Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác của nền văn học Việt Nam. Từ những giá trị nhân đạo mà tác giả mang đến cho con người, ta thêm thấu hiểu, đồng cảm và yêu thương nhân vật. Từ những thành công vang dội của tác phẩm, ta càng thêm tự hào về con người và thi văn Việt Nam. Bên cạnh ý nghĩa nhân văn mà Nguyễn Du mang đến, tác phẩm còn được đánh giá cao về giá trị nghê thuật độc đáo của nó. Từ những yếu tố trên, ta có thể khẳng định Truyện Kiều là niềm tự hào của con người và đất nước Việt Nam.

  • Câu 10: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?

    Tháng ba là tháng bắt đầu của mùa xuân. Vào đầu tháng ba, tiết trời mát mẻ và ấm áp. Ông mặt trời rọi những tia nắng vàng rực rỡ xuống mặt đất. Các loại cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. Các loài hoa cũng đua nhau khoe sắc, tỏa hương vào mùa xuân. Vào những ngày xuân, em thường được ông bà, bố mẹ đưa đi chơi. Em rất thích khung cảnh mùa xuân, vì khung cảnh rất đẹp và thoáng đãng. Em yêu mùa xuân và luôn mong chờ mùa xuân đến với đất trời quê em.

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 37
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

    Xem thêm