Trình bày suy nghĩ về câu nói: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người"

Suy nghĩ về câu nói Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ

Văn mẫu lớp 12: Trình bày suy nghĩ về câu nói: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người" dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo.

Dàn ý nghị luận về câu nói Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Câu nói đều cao vai trò, tầm quan trọng của sách đối với đời sống con người. Sách giúp con người phát triển toàn diện và trở nên khác biệt, tiến bộ. Đọc sách giúp con người tiếp thu nguồn tri thức để hoàn thiện bản thân, suy nghĩ đúng đắn hơn và đủ kiến thức để tìm kiếm công việc nuôi sống bản thân.

b. Phân tích

Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở.

Mỗi người cũng có thể chia sẻ bài học, lan tỏa thông điệp tốt đẹp thông qua sách vở.

Nếu các thế hệ đi trước không lưu lại kiến thức, bài học vào sách vở thì hiện nay chúng ta sẽ không có những bài học bổ ích và xã hội sẽ không phát triển như bây giờ.

Xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng.

Sách còn giúp con người giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng là tầm quan trọng của sách vở đối với đời sống con người.

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của sách vở, chưa có ý thức đọc sách, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mà chỉ lười biếng, dựa dẫm vào người khác. Những người này mãi sẽ không tiến bộ và đáng bị chỉ trích.

3. Kết bài

Khẳng định lại tầm quan trọng của sách và rút ra bài học cho bản thân.

Suy nghĩ về câu: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người" mẫu 1

Con người chỉ khi học tập, trau dồi bản thân mới có thể phát triển cũng như cống hiến cho đất nước, cho xã hội. Có thể nói, việc học tập của con người vô cùng quan trọng, bởi lẽ: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”.

Sách mang lại nguồn tri thức, cung cấp cho con người những kiến thức bổ ích, phục vụ cho cuộc sống, lĩnh vực mà người đó làm việc, theo đuổi,… Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định: sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người, đồng thời mỗi con người cần tích cực đọc sách và tiếp thu nguồn kiến thức quý báu mà sách mang lại.

Sách trước tiên là nguồn tri thức được đúc kết qua nhiều thời kì, cung cấp cho người nguồn kiến thức khổng lồ từ nhiều lĩnh vực khác nhau, qua sự hấp thụ và tích lũy, con người sẽ có vốn sống riêng cho bản thân mình có cuộc sống chất lượng hơn. Bên cạnh đó, sách còn giúp con người nuôi dưỡng tâm hồn, giúp con người tìm ra lí tưởng sống đúng đắn và hình thành những đức tính đẹp đẽ. Ngoài ra, một công dụng không thể không nhắc đến của sách là nguồn giải trí thú vị và bổ ích qua những câu chuyện cười, truyện tiếu lâm,… Chính vì thế, con người muốn trở nên tốt hơn thì phải đọc sách, chẳng có ai không học mà trở thành người có ích cho xã hội. Sách cũng là cách đánh giá con người, người ham học hỏi là người luôn tìm tòi những cuốn sách hay, có giá trị để khai thác kiến thức và đúc kết bài học riêng cho mình.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều loại sách khác nhau chưa được kiểm chứng về chất lượng, mang đến những thông tin không chính xác cho người đọc, điều hướng độc giả đi theo suy nghĩ sai lệch của tác giả. Thế nên mỗi người cần có sự lựa chọn thông minh cho bản thân mình. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người lại chỉ biết cặm cụi vào sách vở mà không chịu rèn luyện thêm kĩ năng sống hoặc thực hành, áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống nên vẫn chưa tối đa hóa chất lượng mà sách mang lại, chúng ta cần phải điều chỉnh, cân bằng giữa học tập trong sách vở và áp dụng vào thực tế để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Chúng ta không thể phủ định được tầm quan trọng của sách cũng như cần phải trau dồi bản thân mình để cống hiến cho xã hội. Thời gian trôi đi không thể lấy lại được, mỗi người cũng chỉ được sống một lần duy nhất nên hãy trở thành người có ích cho xã hội theo cách của riêng mình.

Suy nghĩ về câu: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người" mẫu 2

Đã bao giờ, bạn cảm thấy buồn khi nhìn những cuốn sách bị vứt bừa bãi, bị xé, bị vò, đem đốt, bị coi thường? Đã bao giờ bạn cảm thấy như bị xúc phạm khi chứng kiến cảnh người ta ngang nhiên hủy hoại thứ tài sản đáng giá nhất của nhân loại – những cuốn sách?

Nếu bạn trả lời là có thì hoàn toàn hợp lý, bởi những hành động trên của một số người thật đáng lên án… Dường như người ta vẫn chưa hiểu rằng mọi hành động đốt sách, phá sách cũng đồng nghĩa với việc người ta đang tự tay huỷ hoại vốn kiến thức ít ỏi của mình của họ trong cuộc sống. Từ chối đọc một cuốn sách hoặc đọc sách một cách vội vàng, cẩu thả cũng có nghĩa là bạn đang từ chối một cơ hội để nâng cao hiểu biết, tiếp thu tinh hoa, kinh nghiệm của bao người đi trước để lại, để trở thành con - người - đúng nghĩa, tức là con người có khả năng tư duy vượt trội. Hành động “ngược đãi”, coi thường sách là tự phủ nhận, tự từ bỏ cái quyền được hiểu biết, được trau dồi tri thức của chính mình.

Một nhà văn đã từng nói: “Mỗi cuốn sách là một nấc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để tới gần con người hơn.” Con người cũng là một phần của tự nhiên, cũng đã từng sống man rợ không hơn những loài động vật khác. Nhưng tại sao, hàng triệu năm sau, con người có thể kiêu hãnh ngẩng cao đầu thống trị thế giới? Lý do của sự khác biệt đó là: Con vật chỉ biết sinh tồn, biết sống theo bản năng, còn con người biết tìm tòi, khám phá, không bao giờ thỏa mãn với tầm hiểu biết của mình.

Cái gì giúp cho con người ngày càng thông minh hơn, tri thức của con người ngày càng vô tận hơn? Trợ thủ đắc lực của con người trong việc lưu trữ và tìm kiếm thông tin, không gì khác, chính là sách.

Ta không thể phủ nhận, con người có bộ óc tiến hoá hơn động vật. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, con người đã tách hẳn khỏi động vật để trở thành thứ sinh vật thông minh bậc nhất trên trái đất. Liệu, con người có được gọi là con người hay không nếu như không biết tìm tòi, khám phá? Và liệu những tìm tòi khám phá của con người có còn cho đời sau nếu không có sách? Sách cung cấp cho ta tri thức. Tri thức giúp ta tìm tòi, khám phá những điều mới lạ. Những cái mới lạ ấy lại được ghi lại và tạo nên sách. Chính sách là người bạn đồng hành của con người trên con đường tìm kiếm và phát triển tri thức.

Sách đưa ra những phương pháp tối ưu, những cách làm hay và sáng tạo của những người đi trước. Nếu ta biết áp dụng linh hoạt những kiến thức trong sách vở vào thực tiễn, mọi việc sẽ trở nên thật đơn giản. Nhờ sách, ta biết cách để nấu một món ăn ngon, vá một chiếc áo khéo, sửa một cái xe hỏng hay đơn giản chỉ là mẹo giúp lau nhà nhanh khô. Nhờ đọc sách mà ta có kiến thức về sinh học, hiểu biết thêm về sinh vật và môi trường xung quanh, cũng như hiểu biết thêm về đặc điểm sinh học của chính bản thân, từ đó biết cách phòng chống bệnh tật, bảo vệ chính mình khỏi tác nhân gây hại… Không chỉ đưa ra những kiến thức đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, Sách còn là một nguồn vô tận những kiến thức phong phú và phức tạp về nhiều lĩnh vực chuyên ngành như sử học, toán học, lý học, khoa học… Những hình vẽ được chạm khắc trên các hang động hay các chữ viết trên những thẻ tre của người Trung Hoa cổ, những văn tự bằng đất sét của người Babylon tồn tại đến ngày nay là minh chứng cho khao khát được khám phá và lưu trữ thông tin cho đời sau, là hình thức sơ khai nhất của sách. Trải qua bao thăng trầm, do điều kiện bảo quản hay chiến tranh, sách có thể không được lưu giữ thật đầy đủ và có thể thất lạc, mất mát nhiều. Nhưng, không thể phủ nhận công lao của sách trong việc phát triển tri thức của nhân loại. Rõ ràng, những công trình về số học, hình học, đại số, giải tích… của người xưa để lại qua sách vở đã trở thành nền tảng và là tiền đề cho sự phát triển tri thức của loài người.

Suy nghĩ về câu: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người" mẫu 3

Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại - một tài sản tinh thần vô giá vì nó cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về phong tục tập quán, văn học lịch sử của tất cả các dân tộc trên thế giới làm cho tâm hồn ta phong phú thêm, trí óc ta mở mang, văn minh hơn và ta thấy đời sẽ ý nghĩa và đáng yêu biết bao!

Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất đế con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất... Các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh... đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khối lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần chúng đang có xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn.

Mặc dù vậy, đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi... là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người. Không thể hình dung nếu một ai đó trong suốt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người. Nhiều ông bố bà mẹ mong muốn tạo cho con mình một thói quen tốt là ham mê đọc sách từ thuở ấu thơ. Không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin, người ta đến với sách để thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo của tác giả. Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác đáng, rằng: “Không thể lấy lăng kính “hàn lâm” để nhìn việc đọc sách của công chúng, mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta...”. Rõ ràng, khi nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.

Tóm lại, “Không có sách thì không có tri thức”, ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại, khi đọc sách bạn bè sẽ có cảm giác như mình như đang được dẫn vào thế giới trong sách, bạn sẽ thấy hiểu rõ hơn, biết thêm nhiều điều hay. M. Gorki từng nói rằng: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống”. Vì vậy, ta rất cần đọc sách nhưng nhất thiết phải chọn cho mình những loại sách có giá trị thật sự làm giàu tri thức và hoàn thiện nhân cách.

Suy nghĩ về câu: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người" mẫu 4

Bàn về giá trị của sách, đại văn hào Nga M.Gorki có viết: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước chân lên, tôi tách khỏi con thú để nâng lên tầm một con người”. Đúng vậy, mỗi trang sách mở ra trước mắt ta là cả một chân trời bao la được khám phá. Nào những kiến thức thú vị, nào những tình thương chân thành, rồi những bí ẩn của cuộc đời… tất cả lần lượt hiện ra sau từng trang sách mở. Ta đọc sách, tầm nhìn ta thay đổi, cuộc sống ta cũng được nâng cao, phát triển. Quả thật sách có một giá trị và tầm quan trọng lớn đối với cuộc sống chúng ta, cho nên M.Gorki đã khuyên nhủ mọi người: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Vậy sách là gì? Khó mà có thể định nghĩa được chúng. Theo quan niệm của người học đạo Thánh hiền theo triết lý Á Đông xưa, sách vốn là di huấn tinh thần mà các bậc tiền nhân để lại cho người đời sau. Nhưng đối với ngày nay thì sách lại là một phương tiện do con người đã chế tạo ra nhằm chứa đựng kiến thức được tích luỹ qua bao thế hệ. Sách ra đời để đáp ứng nhu cầu muốn lưu giữ lại kiến thức về mọi lĩnh vực mà người xưa đã bỏ cả đời để khám phá.

Ban đầu, sách được làm bằng cách xâu những chiếc lá lại với nhau, bằng những thanh tre kết lại thành miếng hay trên những tấm da dê, da cừu...Cho đến khi giấy được ra đời và thay thế các phương tiện cổ điển khác và được sử dụng cho đến ngày nay. Từ việc chép tay, người xưa đã nghĩ ra việc khắc bản gỗ để in thủ công. Rồi máy in được ra đời với kĩ thuật hiện đại hơn để từ đó đến nay, chúng ta có là cả một kho tàng sách bất tận.

Câu nói của M.GORKI trình bày rất rõ ràng với hai luận điểm khá thuyết phục: ta yêu sách vì “nó là nguồn kiến thức” và “chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Trong cuộc sống, chúng ta có biết bao nhiêu lĩnh vực để tìm hiểu, để hoạt động. Tương ứng với bao nhiêu lĩnh vực ấy là có bấy nhiêu loại sách ra đời. Mỗi loại lại có nhiều quan điểm tư tưởng, phương pháp khác nhau để hướng dẫn, minh hoạ, phân tích sâu hay phát triển mở rộng. Có rất nhiều loại sách khác nhau, từ sách về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội đến các sách văn học, kinh tế, chính trị, triết học và cả những loại sách bồi dưỡng tâm hồn. Loại sách nào cũng có giá trị riêng của nó trên con đường đưa nhân loại đến với tầm cao trí tuệ.

Có thể nói, sách là kho tàng kiến thức chứa đựng tinh hoa của nhân loại. Từ những tinh hoa tri thức của phương Đông đến những phát minh khoa học của phương Tây, từ những kinh nghiệm của cổ đại đến những kiến thức văn minh hiện đại, tất cả đều được lưu giữ trong những trang sách ấy.

Các sách về khoa học tự nhiên cho ta biết về kiến thức thực tiễn. Nhờ đó mà ta biết được Định luật vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton, Thuyết tương đối của nhà bác học Albert Enstein lừng danh thế kỉ XX, rồi Thuyết điện tử của Micheal Faraday hay là Thuyết tiến hoá của Charles Darwin. Đặc biệt là Louis Pasteur với những nghiên cứu về y học như vắc-xin phòng bệnh chó dại…

Các loại sách về khoa học xã hội lại đưa con người đến với những tư tưởng triết học nổi tiếng của các nhà triết học cổ đại như Lão Tử, Trang Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử của phương Đông; Xô-crát, Pha-ton, Arixtot của phương Tây hay những tác phẩm bất hủ đến muôn đời như các bộ truyện thần thoại, các bộ sử thi Ô-đi-xê, Iliat của Hy Lạp, sử thi Ramayana của Ấn Độ…

Cũng nhờ các pho kinh điển tôn giáo như Vệ Đà, Đại Tạng, Cựu ước-Tân ước, Cô-ran… mà chúng ta mới hiểu một cách sâu sắc về triết lí, niềm tin của các tôn giáo lớn trên thế giới như Ấn giáo, Phật giáo, Thiên Chúa, Hồi giáo…

Sách là những cột mốc đánh dấu những chặng đường phát triển của lịch sử. Nhờ các tác phẩm còn để lại mà người đời sau hiểu rõ được từng bước thăng trầm của lịch sử để thêm tự hào vì các bậc tiền nhân, rút ra bài học kinh nghiệm cho đời sau phát triển.

Cho đến nay, chưa có lĩnh vực nào dám khẳng định không cần đến kiến thức để tồn tại và phát triển. M.GORKI viết: “Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về việc cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi cái trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lí hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống”. Những trang viết của Gorki đã giúp ta hiểu được vì sao “chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Thật thế, nhờ có sách lưu giữ lại tri thức của thế hệ trước mà thế hệ tiếp theo chỉ việc kế thừa và phát triển. Nhờ Jame Watt phát minh ra điện mà ngày nay con người tiến hành điện khí hoá toàn cầu từ thuỷ điện, nhiệt điện, cho đến điện mặt trời, phong điện. Nhờ Graham Bell phát minh ra điện thoại mà thế hệ ngày đã nối mạng toàn cầu bằng hệ thống Internet, hay nhờ có thuyết tương đối của Enstein mà khoa học đã vươn lên tầm vũ trụ. Những phát minh ấy đều lưu truyền cho đời sau đều thông qua những trang sách quý.

Đọc sách giúp ta sát lại gần nhau hơn. Ta hiểu thêm được nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn ta để ta biết cảm ơn cuộc sống, biết căm ghét những điều xấu xa. Ta hiểu thêm được nhiều gương giỏi giang hơn ta để ta biết cố gắng và đạt những thành quả tốt đẹp. Hình ảnh một em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa cùng với những mộng tưởng đẹp đẽ và niềm hạnh phúc khi cùng được bay lên với bà hằng yêu mến chẳng phải là những điều quý giá mà sách mang lại cho chúng ta để khiến nó tươi đẹp và thú vị hơn sao.

Sách nhỏ bé nhưng những gì chúng mang lại cho chúng ta những điều không thể tưởng tượng. Nhờ sách mà con người ở thế kỉ XXI được hiểu biết cả mấy triệu năm trước kể từ thuở hồng hoang của loài người, tìm hiểu những phong tục, tập quán của tất cả các nước trên thế giới, từ cực Nam cho đến cực Bắc, từ Địa Trung Hải cho đến Đại Tây Dương… Sách triệt tiêu khoảng cách giữa con người với con người, tạo ra một thế giới hoà bình.

M.GORKI đã từng viết: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất là về sự thèm khát cuộc sống ấy”.

Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển thì vai trò của sách càng được khẳng định khắp mọi nơi. Sách thật quý giá và cần thiết biết bao! Hãy yêu sách như lời khuyên tha thiết chân thành của nhà đại hào văn Nga bằng cách làm giàu tủ sách của mình từ những quyển sách hay và thú vị.

Suy nghĩ về câu: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người" mẫu 5

Bạn đã bao giờ cảm thấy đau lòng khi thấy những cuốn sách bị xem nhẹ, bị hủy hoại hoặc bị xé rách? Đã từng trải qua cảm giác tức giận khi thấy người khác một cách công khai tiêu hủy tài sản quý báu nhất của loài người - những cuốn sách chưa? Nếu câu trả lời là có, thì điều đó hoàn toàn hợp lý, bởi những hành động như vậy là đáng bị lên án...

Có vẻ như một số người vẫn chưa thấu hiểu rằng đốt sách hoặc phá hủy chúng cũng đồng nghĩa với việc hủy hoại sự tích lũy tri thức của họ trong cuộc sống. Từ chối đọc một cuốn sách hoặc đọc nó một cách cẩu thả cũng đồng nghĩa với việc từ chối cơ hội để nâng cao kiến thức, hấp thụ tri thức và kinh nghiệm của những người đi trước, để trở thành con người tư duy vượt trội. Hành động "phụ lòng" hoặc xem nhẹ sách là một cách tự cắt đứt quyền được hiểu biết, tự bỏ lỡ cơ hội trau dồi tri thức của chính mình.

Như một nhà văn đã từng nói: "Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ giúp chúng ta tiến gần hơn đến con người hoàn hảo." Đúng vậy, con người cũng đã từng là một phần của tự nhiên, sống giữa các loài động vật khác. Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt chính là sự khao khát tìm hiểu, khám phá, và sáng tạo của con người. Chúng ta không chỉ sống để tồn tại, chúng ta khám phá để trở nên thông thái hơn.

Và điều gì làm con người ngày càng thông minh hơn, tri thức của họ ngày càng không giới hạn hơn? Đó chính là sách, người bạn đồng hành đáng tin cậy của con người trong việc lưu trữ và khám phá thông tin.

Con người, qua hàng triệu năm tiến hóa, đã vượt qua nguy cơ của sự sống tự nhiên để trở thành sinh vật thông minh đỉnh cao trên hành tinh này. Nhưng liệu chúng ta có xứng đáng được gọi là con người nếu không tìm kiếm, không khám phá? Và những khám phá của con người liệu có thể truyền đạt cho thế hệ sau mà không có sự góp mặt của sách? Sách là nguồn cung cấp kiến thức cho chúng ta. Nó giúp chúng ta khám phá điều mới mẻ, mở ra những kiến thức sâu sắc. Và những kiến thức đó lại được ghi lại và truyền đi để tạo nên các cuốn sách khác. Sách đem đến phương pháp tối ưu, cách làm thông minh và sáng tạo từ những người tiên phong. Nếu chúng ta biết áp dụng những kiến thức sách vở vào thực tế, mọi việc trở nên đơn giản hơn.

Nhờ sách, chúng ta biết cách nấu ăn ngon hơn, sửa chữa đồ vật, và làm nhiều công việc khác. Sách cung cấp kiến thức về khoa học, môi trường, và sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Sách cũng đưa ra kiến thức chuyên sâu về nhiều lĩnh vực như lịch sử, toán học, khoa học tự nhiên, và nhiều lĩnh vực khác. Các bài viết trên tường đá cổ hay chữ viết trên lá tre của người Trung Quốc xưa là minh chứng cho sự khao khát lưu trữ thông tin cho tương lai, là sơ khai của sách. Sách đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng công lao của nó trong việc phát triển tri thức của loài người là không thể phủ nhận.

Những công trình về toán học, hình học, đại số, và giải tích của người xưa đã đặt nền móng cho sự phát triển tri thức của loài người.

Suy nghĩ về câu: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người" mẫu 6

Sách là kho tàng vô hạn của tri thức, một kho báu tinh thần không giá trị bởi nó mở ra cho ta cửa sổ tới những phong tục tập quán và văn hóa lịch sử của tất cả các dân tộc trên thế giới. Sách là nguồn cảm hứng làm phong phú tâm hồn chúng ta, là nguồn năng lượng cho trí óc, làm cho văn hóa của chúng ta thêm sâu sắc, và làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa và đáng yêu hơn biết bao!

Trước khi có sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại như truyền hình, phim ảnh và Internet, sách đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc chúng ta tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Tuy nhiên, hiện nay, các phương tiện này đã nổi lên với nhiều ưu điểm hấp dẫn hơn so với sách và đang thách thức vị thế của văn hóa đọc. Dù vậy, thói quen đọc sách vẫn có giá trị riêng của nó, là một cách thưởng thức văn hóa đầy tinh tế và chiều sâu.

Đọc sách không chỉ đơn giản là thu thập thông tin, mà còn là một hành trình của tư duy, suy ngẫm, tra cứu và tìm tòi. Điều này là cơ sở quan trọng để nâng cao tri thức, hiểu biết và xây dựng một cơ sở kiến thức đa dạng. Không thể bỏ qua vai trò của sách trong việc đánh giá mức độ hiểu biết và tri thức của mỗi người. Và không ít người cha mẹ mong muốn truyền đạt thói quen đọc sách cho con cái từ khi còn nhỏ. Điều này không chỉ là để cung cấp kiến thức mà còn là để truyền đạt giá trị thẩm mỹ và sự sáng tạo thông qua lời kể của tác giả.

Tóm lại, "Không có sách thì không có tri thức." Sách là nguồn tri thức vô tận mà chúng ta có thể khám phá suốt cuộc đời. Khi đọc sách, chúng ta như đang bước vào một thế giới mới, nhận thấy sự giàu có và thú vị của tri thức. Đó là lý do tại sao việc đọc sách vẫn luôn cần thiết và không thể thay thế bởi bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác. Chọn những cuốn sách có giá trị thực sự để làm phong phú tri thức và hoàn thiện con người của bạn.

Suy nghĩ về câu: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người" mẫu 7

Sự phát triển và đóng góp của con người đến đất nước và xã hội chỉ có thể thực hiện thông qua quá trình học tập và tự hoàn thiện bản thân. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc học hành, vì nó giúp chúng ta tiến bộ và đóng góp sâu sắc hơn cho xã hội. Có thể nói rằng học tập đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, bởi vì "Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ giúp chúng ta tiến gần hơn đến con người hoàn hảo."

Sách là nguồn kiến thức phong phú, cung cấp cho con người kiến thức cần thiết để ứng dụng trong cuộc sống, công việc, và sự nghiệp. Với vai trò quan trọng của nó, chúng ta không thể bỏ lỡ cơ hội tiếp thu tri thức từ sách. Sách không chỉ là nguồn kiến thức, mà còn là nguồn cảm hứng, giúp chúng ta phát triển đức tính và định hình tư duy. Hơn nữa, sách còn mang lại niềm vui và giải trí thông qua những truyện cười, tiểu thuyết hấp dẫn, và truyện tranh thú vị.

Sách không chỉ giúp chúng ta tích lũy kiến thức mà còn giúp tạo nên cuộc sống chất lượng hơn, giúp chúng ta phát triển tâm hồn và xây dựng giá trị sống. Tuy nhiên, việc chọn lựa sách cẩn thận là cần thiết, bởi không phải cuốn sách nào cũng đáng tin cậy. Cần phải cân nhắc một cách thông minh để đảm bảo nguồn thông tin mà chúng ta tiếp thu là chính xác và có giá trị.

Mặc dù sách quan trọng, nhưng chỉ đọc sách mà không áp dụng kiến thức vào thực tế là một sai lầm. Chúng ta cần kết hợp học tập từ sách với việc thực hành và phát triển kỹ năng sống để đạt được hiệu quả tối ưu.

Chúng ta không thể lãng phí thời gian quý báu của cuộc đời và cần phải tự hoàn thiện bản thân để đóng góp tích cực cho xã hội. Hãy tận dụng mọi cơ hội để trở thành người có ích đối với xã hội và tạo dấu ấn của riêng mình.

Suy nghĩ về câu: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người" mẫu 8

Bàn về giá trị của sách, danh văn hào Nga, M. Gorki đã viết: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước chân lên, tôi tách khỏi con thú để nâng lên tầm một con người." Thật vậy, mỗi trang sách mở ra trước mắt ta là một thế giới bao la được khám phá. Từ những kiến thức thú vị, những tình thương chân thành, đến những bí ẩn của cuộc đời, tất cả chờ đợi ta sau từng trang sách.

Đọc sách không chỉ là việc tiếp nhận thông tin mà còn là một hành trình tinh thần, là sự suy ngẫm, tìm hiểu và khám phá. Khi đọc sách, tầm nhìn của chúng ta mở rộng, cuộc sống của ta trở nên phong phú và phát triển. Thật sự, sách mang một giá trị và vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, M. Gorki đã khuyên: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống."

Sách, trong quan điểm của người học đạo Thánh hiền theo triết lý Á Đông xưa, là di huấn tinh thần để truyền đạt cho thế hệ sau. Tuy nhiên, trong thời đại hiện đại, sách trở thành một công cụ do con người tạo ra để chứa đựng kiến thức được tích luỹ qua thế hệ. Sách ra đời để thỏa mãn nhu cầu lưu giữ kiến thức về mọi lĩnh vực mà người xưa đã dành cả đời để khám phá.

Ban đầu, sách được tạo ra bằng cách xâu những chiếc lá lại với nhau, bằng thanh tre kết lại thành miếng, hoặc trên các tấm da dê, da cừu... Từ khi giấy xuất hiện và thay thế các phương tiện cổ điển khác, sách đã trải qua sự tiến hóa. Từ việc sao chép thủ công, người ta đã nghĩ ra việc khắc bản gỗ để in thủ công. Sau đó, máy in đã được phát triển với kỹ thuật hiện đại hơn, tạo nên một kho tàng sách đồ sộ và không giới hạn.

Câu nói của M. Gorki thể hiện hai quan điểm rất thuyết phục: yêu sách vì "nó là nguồn kiến thức" và "chỉ có kiến thức mới là con đường sống."

Trong cuộc sống, có vô số lĩnh vực để tìm hiểu và tham gia. Sách phản ánh đa dạng này thông qua nhiều loại sách khác nhau, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, từ văn học đến kinh tế, chính trị, triết học và sách bồi dưỡng tâm hồn. Mỗi loại sách mang giá trị riêng của nó trên con đường phát triển kiến thức.

Sách là kho tàng chứa đựng tinh hoa kiến thức của nhân loại. Từ tri thức phương Đông đến các phát minh khoa học phương Tây, từ kiến thức cổ điển đến kiến thức hiện đại, tất cả đều được ghi lại trong những trang sách.

Sách giúp ta hiểu biết về lịch sử và phát triển của nhân loại. Những tác phẩm cổ điển giúp chúng ta hiểu rõ sự thăng trầm của lịch sử và rút ra bài học cho tương lai.

Ngày nay, không có lĩnh vực nào có thể tồn tại và phát triển mà không cần đến kiến thức. Sách mang đến cho chúng ta tri thức từ hàng triệu năm trước đến hiện tại, từ thời kỳ đầu đời của loài người cho đến hiện đại. Sách là nguồn kiến thức vô giá, giúp chúng ta hiểu biết thế giới và cuộc sống hơn.

Suy nghĩ về câu: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người" mẫu 9

Sách là kho tàng quý giá của nhân loại, chứa đựng những tinh hoa kiến thức tích luỹ trong hàng ngàn năm. Sách không chỉ là nơi lưu giữ mà còn là cách để con người truyền đạt, chia sẻ những kiến thức này từ đời này sang đời khác. Việc đọc sách không chỉ đơn thuần là giải trí mà còn là cách để rèn luyện bộ não, nâng cao trình độ, và thay đổi tính cách của con người theo hướng tích cực. Đối với những người chưa tìm ra con đường riêng của mình, việc đọc sách có thể giúp họ tìm ra định hướng, cách làm để thành công hơn trong cuộc sống. Trong xã hội hiện đại, đọc sách là một yếu tố vô cùng quan trọng để có thể nổi bật và thành công hơn trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Việc đọc sách sẽ giúp con người tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới, rèn luyện và nâng cao khả năng suy nghĩ, giúp não bộ trở nên thông minh hơn và trở thành thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày.

Đọc sách không chỉ giúp bổ sung những kiến thức còn thiếu của bộ não, mà còn có tác dụng thư giãn tinh thần, giải tỏa áp lực cuộc sống và đem lại những giá trị tinh thần vô cùng quý giá. Một ngày làm việc vất vả, đọc sách và thưởng thức trà sẽ giúp bạn tìm lại sự yên bình và thư giãn đầu óc. Đọc sách cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về những giá trị cuộc sống, ca ngợi tình yêu thương và hướng đến một chân lý tươi sáng. "Chỉ có trong sách, con người mới có thể tìm thấy sự thật, tình yêu và cái đẹp hoàn hảo" - George Bernard Shaw đã từng nói.

Tuy nhiên, đọc sách không phải là điều đơn giản như mọi người nghĩ. Những người thực sự yêu thích đọc sách và biết cảm nhận được giá trị của chúng rất hiếm. Chỉ có những người như vậy mới có khả năng nâng cao năng lực bản thân và trở nên đặc biệt hơn so với những người khác. Chính nhờ việc đọc sách, con người có thể tìm được cách tồn tại trong xã hội và phát triển bản thân để nổi bật hơn so với người khác.

Ngược lại, những người không quan tâm đến việc đọc sách sẽ gặp khó khăn trong việc vươn lên và vượt qua những thử thách cuộc đời. Việc đọc sách là yếu tố quan trọng để trở thành một người thành công. Đó chính là điều khác biệt giữa những người thành công và những người còn đang tìm kiếm thành công cho bản thân.

Đọc sách là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất dẫn đến thành công. Nó không chỉ mở ra cánh cửa hy vọng, mà còn mang lại những giá trị đích thực khi kết thúc. So với những hình thức giải trí khác, đọc sách là một phương tiện vô cùng kinh tế và đặc biệt hấp dẫn, giúp ta tìm thấy sự thú vị mãi mãi. Ngoài việc mở rộng kiến ​​thức, đọc sách còn giúp nâng cao nhân cách của con người. Mỗi ngày, chỉ cần đọc vài trang sách, ta có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống, giá trị của nó và cách để sống có ý nghĩa hơn.

Đánh giá bài viết
12 29.561
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 12

    Xem thêm