Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ xưa đến nay, cha ông ta luôn coi văn học là một thứ vũ khí chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan niệm đó

Những bài văn mẫu hay lớp 12

Văn mẫu lớp 12: Từ xưa đến nay, cha ông ta luôn coi văn học là một thứ vũ khí chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan niệm đó dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Từ xưa đến nay, cha ông ta luôn coi văn học là một thứ vũ khí chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan niệm đó

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại. Trong muôn loại vũ khí chống chọi với quân thù, có một thứ khí giới “thanh cao mà đắc lực” (Nguyễn Minh Châu), “có sức mạnh hơn mười vạn quân” (Nguyễn Trãi) - đó chính là văn chương nghệ thuật.

Văn học là loại hình nghệ thuật thuộc thượng tầng kiến trúc. Những giá trị nó tạo ra thuộc phạm trù tinh thần, chúng hoàn toàn vô hình nhưng sức tác động của văn học tới tư tưởng con người rất mạnh mẽ.

Tại sao văn học lại được coi là thứ vũ khí chiến đấu? Điều này trước hết xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử đất nước. Từ người Việt còn nằm trong bọc trứng của mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân đã phải chiến đấu với lũ thuỷ quái, yêu tinh. Rồi quân xâm lược phương Bắc, bầy giặc cỏ phương Nam, đến lũ cướp nước phương Tây thay nhau quấy nhiễu, giày xéo, thống trị đất nước ta. Sống giữa cảnh chiến tranh loạn lạc, “mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt, mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng”, “ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ”, lẽ nào ngòi bút của người nghệ sĩ không trở thành vũ khí chiến đấu?

Ở Việt Nam, quan điểm văn nghệ Nho giáo đã thấm sâu vào trí thức, kẻ sĩ. Quan niệm có phần tích cực là kích thích kẻ sĩ đem văn chương phục vụ đất nước. Trong Bảo kính cảnh giới bài số 56, Nguyễn Trãi viết:

“Đao bút phải dùng tài đã vẹn

Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên

Vệ Nam mãi mãi ra tay thước

Điện Bắc đà đà yên phận tiên”.

Thế kỉ XIX, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng viết:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đám mấy thằng gian bút chẳng tà”

Văn chương một mặt chuyên chở đạo lí thánh hiền, mặt khác phục vụ chính trị, đạo đức, giáo hoá.

Đến Sóng Hồng - nhà cách mạng cũng làm những vần thơ:

“Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ

Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”

Các nhà văn cách mạng đều đề cao chức năng tuyên truyền, giáo dục của văn học, coi văn học là thứ vũ khí sắc bén, lợi hại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dõng dạc khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Vậy nên Người đã chủ động tăng cường chất thép trong những vần thơ của mình:

“Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải kiệt xung phong”

Bao nhiêu năm qua, văn học đã không ngừng chiến đấu với bọn ngoại xâm, nội phản. Mỗi vần thơ, mỗi câu chuyện là một mũi tên xuyên trực diện vào lũ cướp nước. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi không ngại ngần lên án tội ác của bọn giặc Minh:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế

Gây binh kết oán trải hai mươi năm

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời

Nặng thuế khóa sạch không đầm núi"

Những vần thơ Đông A, những vần thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, những vần thơ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... bừng bừng khí huyết căm thù giặc. Thời chống Pháp, chống Mĩ cỏ cà một thế hệ những nhà văn, nhà "thơ vừa cầm súng vừa cầm bút chiến đấu. Hàng loạt những bài thơ của Phạm Tiến Duật, Anh Thơ, Xuân Quỳnh, hàng loạt tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Minh Châu... vừa là bài ca ca ngợi lòng yêu nước của nhân dân, vừa là bản cáo trạng đanh thép tuyên cáo tội ác tày trời của giặc. Bằng cách đối lập hai hình tượng nhân vật thằng Xám và chị Sứ, nhà văn Anh Đức đã lột trần tội ác của tên Việt gian và ngợi ca lòng yêu nước của người con gái xứ Hòn (Hòn Đất). Cũng theo cách đó, Nguyễn Đình Thi đã viết những vần thơ hạ bệ quân giặc một Cách thảm hại:

“Xiềng xích chúng bay không khóa được

Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không đánh được

Lòng dân ta yêu nước thương nhà”

(Đất nước)

Bất kì thời đại nào, mỗi vần thơ, mỗi câu văn chiến đấu chống giặc ngoại xâm cũng là những bài ca đanh thép nhất, kiên cường nhất. Những bài ca đó thẳng thắn lên án sự phi nghĩa của quân giặc, chĩa mũi nhọn vào tội ác của chúng. Chiến thắng mà các nhà thơ, nhà văn đạt được có khi là sự kinh hãi quân thù. Bài ca Nam quốc sơn hà tương truyền của Lí Thường Kiệt khi được đọc bên bờ sông Như Nguyệt đã khiến quân giặc khiếp sợ. Những bài dụ tướng giặc làm quân tướng giặc hoang mang, nao núng vì Nguyễn Trãi đã chỉ ra cho chúng hàng loạt các điểm yếu. Mỗi bài ca thể hiện khí phách, tinh thần quyết chiến của dân tộc cổ vũ thêm lòng yêu nước cho nhân dân.

Đất nước sạch bóng quân thù, điều đó không có nghĩa là văn học không còn nhiệm vụ chiến đấu nữa. Đối tượng chiến đấu của văn học không phải là quân cướp nước, bán nước mà là những cái ác, cái xấu đang đày đọa con người. Các truyện ngắn Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) có tính chiến đấu không? Tất nhiên là có. Chừng nào còn những điều phi nghĩa giày vò con người, chừng nào còn có những điều bất an đe dọa cuộc sống của con người, chừng đó người nghệ sĩ còn cầm bút để chiến đấu.

Bản chất của“văn học là nhân học”. Khi nhà văn dùng ngòi bút của mình tham gia chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội, cũng là lúc họ đang thực thi nhiệm vụ là khoa học của lòng người, của con người. Mặt trận không tiếng súng này không có máu, nhưng mồ hôi và nước mắt sẽ không lúc nào vơi cạn.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Từ xưa đến nay, cha ông ta luôn coi văn học là một thứ vũ khí chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan niệm đó. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 12 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 12.

Bài tiếp theo: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn”

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 12

    Xem thêm