Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tỷ giá chính thức

Chúng tôi xin giới thiệu bài Tỷ giá chính thức được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn sinh viên tham khảo môn Thị trường tài chính để tiến hành học tập và chuẩn bị kết thúc môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Khái niệm về tỷ giá chính thức

Là tỷ giá của NHTW công bố để chính thức xác định tỷ lệ chuyển đổi từ đồng tiền bản tệ sang đồng ngoại tệ, hoặc tỷ lệ chuyển đổi từ đồng tiền ngoại tệ sang đồng bản tệ.

Ý nghĩa

Tỷ giá chính thức là tỷ giá được sử dụng để xác định tính toán và thu thuế xuất – nhập khẩu, cũng như các hoạt động tài chính đối ngoại khác.

Tỷ giá chính thức là tỷ giá có ý nghĩa chủ đạo mà các loại tỷ giá khác hình thành trên thị trường hối đoái phải phù hợp với nó.

Tại Việt Nam NHNN công bố tỷ giá bình quân thị trường liên ngân hàng thay cho tỷ giá chính trước đây. Với cơ chế này tỷ giá được công bố sẽ phù hợp và phản ánh được tình hình của thị trường hối đoái.

Song song với việc công bố tỷ giá chính thức hoặc tỷ giá bình quân, NHTW sẽ quy định biên độ biến động của tỷ giá thị trường – căn cứ vào biên độ này, các NHTW được quyền công bố tỷ giá kinh doanh nhưng không được vượt quá tỷ giá chính thức + - biên độ giao dịch

Cơ chế quản lý tỷ giá chính thức

Thứ nhất: Cố định tỷ giá.

Theo cơ chế này NHTW công bố tỷ giá chính thức đồng thời giữ nguyên hoặc không để cho tỷ giá đó biến động quá một biên độ nhất định trong một thời gian dài. Tỷ giá được ổn định lâu dài như vậy gọi là tỷ giá cố định.

Thứ hai: Thả nổi tỷ giá

Theo cơ chế này NHTW sẽ không dùng biện pháp gì để cố định (ổn định) tỷ giá mà để cho tỷ giá tăng lên hay giảm xuống một cách tự do. Tỷ giá được biến động lên xuống tự do như vậy gọi là tỷ giá thả nổi.

Về mặt lý thuyết, cố định tỷ giá là cơ chế thể hiện sự can thiệp của chính phủ để giữ vững sự ổn định của thị trường tài chính tiền tệ, đồng thời thể hiện sức mạnh của chính phủ và NHTW trong điều hành tỷ giá. Tuy nhiên cố định tỷ giá là một cơ chế cứng nhắc, mâu thuẫn và xem nhẹ quy luật thị trường, sự đổ vỡ là điều không tránh khỏi.

Ngược lại với cơ chế cố định là cơ chế thả nổi tỷ giá – sự buông xuôi, sự không can thiệp mà để cho tỷ giá lên xuống tự do là điều mà các chính phủ và NHTW các nước không bao giờ mong muốn. Sự thả nổi chỉ xảy ra khi “lực bất tòng tâm” nghĩa là chính phủ và NHTW không còn khả năng can thiệp, hoặc sẽ không có lợi khi can thiệp tỷ giá. Như vậy cơ chế thả nổi là một cơ chế bắt buộc hoặc là một cơ chế được áp dụng khi thị trường tài chính tiền tệ của nước đó đã ổn định vững chắc.

Thứ ba: Cơ chế thả nổi có quản lý

Với cơ chế này, NHTW để cho tỷ giá thị trường biến động theo quan hệ cung cầu, nhưng khi tỷ giá đó tăng lên quá cao hoặc giảm xuống quá thấp thì NHTW sẽ can thiệp để giữ cho tỷ giá không biến động quá lớn, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất – nhập khẩu và các hoạt động đối ngoại khác.

Thứ tư: Cơ chế điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hoạt động

Đây là cơ chế có sự pha trộn giữa cố định thả nổi và quản lý – Nghĩa là tùy từng điều kiện cụ thể mà chủ động điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt – tỷ giá được điều chỉnh như vậy gọi là tỷ giá linh hoạt. Phần lớn các nước áp dụng cơ chế này, trong đó có Việt Nam.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Tỷ giá chính thức về khái niệm, ý nghĩa về tỷ giá chính thức và cơ chế quản lý tỷ giá chính thức...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Tỷ giá chính thức. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 166
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm