Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vai trò của thị trường tài chính

Vai trò của thị trường tài chính được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn sinh viên tham khảo môn Thị trường tài chính để tiến hành học tập và chuẩn bị kết thúc môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế

Để phát triển kinh tế hàng hóa, thì điều kiện quan trọng hàng đầu chính là vốn, không có vốn không thể nói đến phát triển kinh tế. Chính vì vậy, cần phải có một cơ chế cho phép tạo lập nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Một cơ chế linh hoạt phù hợp với thể chế thị trường đó là Thị trường Tài chính. Nhờ hoạt động của lại thị trường bậc cao này mà có thể tạo lập nguồn vốn rất lớn, đủ để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế. Như vậy, vai trò quan trọng nhất của Thị trường Tài chính là tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế. Trong thực tế, nước nào có Thị trường Tài chính tồn tại và phát triển ổn định, thì nước đó có nền kinh tế phát triển, do cơ chế tạo lập nguồn vốn của loại thị trường này. Chính vì vậy việc hình thành, phát triển Thị trường Tài chính là mục tiêu mà bất kỳ một quốc gia mới nổi nào cũng phải quan tâm.

Trong cơ chế tạo lập vốn cho nền kinh tế, có thể phân biệt hai hệ thống, vừa độc lập lại vừa có tác động tương hòa lẫn nhau:

Cơ chế tạo lập nguồn vốn qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian.

Cơ chế này tạo ra luồng vận động của nguồn vốn gián tiếp. Các chủ thể thừa vốn và chủ thể thiếu vốn không có mối liên hệ về kinh tế mà phải qua trung gian tài chính là các Ngân hàng thương mại, các công ty tài chính…

Cơ chế tạo lập nguồn vốn trực tiếp thông qua thị trường chứng khoán.

Cơ chế này cho phép những người có vốn có thể đầu tư trực tiếp vào nơi nào mà họ cảm thấy có lợi và an toàn mà không phải thông qua một tổ chức trung gian nào. Thị trường chứng khoán sẽ giúp vận hành các kênh đầu tư trực tiếp phát triển mạnh mẽ với sự giám sát của Cơ quan quản lý thị trường.

2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế

Khai thác triệt để các nguồn lực tài chính

Trong nền kinh tế xã hội, các nguồn lực tài chính thì rất lớn nằm rải rác ở khắp nơi nhưng được khai thác đến mức tối đa để sử dụng có hiệu quả cho các chủ thể. Việc khai thác tối đa các nguồn lực tài chính qua cơ chế hoạt động của Thị trường Tài chính, nhất định sẽ có tác dụng tốt đối với nền kinh tế xã hội.

Kích thích việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả

Khi có sự tồn tại và hoạt động của thị trường tài chính, thì vấn đề sử dụng đồng vốn tiết kiệm và hiệu quả trở thành tiêu chuẩn chung của một đối tượng trong xã hội. Kích thích sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả không những mang lại lợi ích cho từng chủ thể riêng biệt mà còn mang lại lợi ích chung cho toàn bộ nền kinh tế.

3. Đẩy nhanh quá trình tự do hóa quá trình tài chính và hội nhập quốc tế

Tự do hóa tài chính và hội nhập Quốc tế là một xu thế tất yếu và là một trào lưu chung trong giai đoạn hiện nay. Quá trình này giúp giải quyết hàng loạt vấn đề kinh tế, về thương mại, về tài chính ngân hàng mà các nước cùng quan tâm và chia sẻ. Khi một quốc gia có Thị trường Tài chính tồn tại và hoạt động ngày càng ổn định và có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế.

Thúc đẩy quá trình tự do hóa tài chính

Tự do hóa tài chính được coi là bước đột phá trong việc giải quyết các quan hệ kệ kinh tế đối nội và đối ngoại. Nhờ quá trình này mà hiệu quả và năng suất của nền sản xuất xã hội sẽ được gia tăng. Tác động của các công cụ tài chính thay thế các công cụ hành chính trực tiếp sẽ là nhân tố chủ yếu để gia tăng tính hiệu quả của nền kinh tế.

Các vấn đề tự do hóa tài chính cần được giải quyết theo hướng giảm dần sự can thiệp của Nhà nước, gia tăng tính uyển chuyển và tác động của của các yếu tố thị trường với các nội dung chính sau đây:

  • Tự do hóa lãi suất
  • Thực hiện cơ chế quản lý tỷ giá linh hoạt
  • Tự do hóa các giao dịch vãng lai
  • Tự do hóa các giao dịch vốn
  • Thực hiện chuyển đổi đồng bản tệ

Thúc đẩy hội nhập quốc tế

Cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng cơ bản gồm những điểm sau:

Về hình thức thể hiện của tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam

Theo các cam kết gia nhập WTO, từ ngày 1/4/2017, ngoài các hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng liên doanh, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Yêu cầu về tổng tài sản có đối với tổ chức tín dụng nước ngoài muốn thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, được đưa ra nhằm thu hút các ngân hàng lớn vào hoạt động tại thị trường Việt Nam:

- Để thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng mẹ phải có số vốn tối thiểu là 10 tỷ USD.

- Để mở một chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, phải có tổng tài sản trên 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh.

- Để tham gia thành lập Ngân hàng Liên doanh với đối tác Việt Nam, ngân hàng nước ngoài, hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải có tổng tài sản tối thiểu là 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm ký hợp đồng liên doanh.

- Để thành lập công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, tổ chức tín dụng nước ngoài phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin phép thành lập.

Việc tham gia thị trường tiền tệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hưởng đối xử quốc gia như NHTM của Việt Nam về thiết lập hiện diện thương mại:

  • Được mở các văn phòng đại diện
  • Được mở các chi nhánh để hoạt động
  • Được thành lập các công ty, đơn vị trực thuộc
  • Được góp vốn mua cổ phần tại các NHTM cổ phần Việt Nam.

Với cam kết như vậy, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài có điều kiện để phát triển các dịch vụ ngân hàng bán buôn, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính, tham gia vào quá trình mua bán, sáp nhập ngân hàng…

Về vi phạm hoạt động và và loại hình dịch vụ ngân hàng

Các tổ chức tín dụng có yếu tố nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được phép cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như:

  • Nhận gửi tiền.
  • Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng.
  • Cho thuê tài chính.
  • Kinh doanh ngoại tệ.
  • Tham gia thị trường tiền tệ, các công cụ phát sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản.
  • Cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính.

Về hoạt động huy động vốn, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được nhận tiền gửi VND không giới hạn từ các pháp nhân, Zing huy động tiền gửi từ các thể nhân Việt Nam được nới lỏng từng bước trong vòng năm năm kể từ ngày 1/1/2017, và đạt mức tối đa 650% vốn pháp định của ngân hàng, tiến tới đối xứng Quốc gia đầy đủ vào năm 2011.

Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép mở mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh nhưng được phép lắp đặt và vận hành các máy rút tiền tự động ATM và được phát hành thẻ tín dụng như các ngân hàng trong nước.

Về việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phiếu

Tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi pháp luật Việt Nam có quy định khác hoặc cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Các ngân hàng nước ngoài có thể được chọn phương thức tiếp cận thị trường tài chính khác nhau, để cạnh tranh đối với ngân hàng thương mại Việt Nam tùy theo từng loại hình hoạt động.

Như vậy, hội nhập quốc tế vừa là kết quả vừa là sự phát triển song song của tự do hóa tài chính. Tự do hóa tài chính để phục vụ cho quá trình hội nhập, hội nhập sâu hơn, rộng hơn sẽ giúp các nội dung tự do hóa tài chính bền vững hơn, thực chất hơn.

Tóm lại, Thị trường Tài chính có vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế xã hội, trên cả bình diên quốc gia và trên bình diện quốc tế.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Vai trò của thị trường tài chính về tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình tự do hóa quá trình tài chính và hội nhập quốc tế...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Vai trò của thị trường tài chính. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm