Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vấn đề kẻ ăn không

VnDoc xin giới thiệu bài Vấn đề kẻ ăn không được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Vấn đề kẻ ăn không (free rider)

Người Anh có một câu ngạn ngữ rất nổi tiếng "There is no such thing as a free lunch" (Không có bữa trưa nào miễn phí). Hàm ý của câu ngạn ngữ này là con người không thể đạt được một thứ gì nếu bản thân không bỏ ra chi phí. Tuy nhiên, trong trường hợp của HHC thuần túy, do tính chất không cạnh tranh và không thể loại trừ của chúng, những "bữa trưa miễn phí" vẫn có khả năng xuất hiện.

Như đã đề cập ở phần trên, để HHC có thể được cung ứng ở mức hiệu quả, mỗi cá nhân trong xã hội cần phải bộc lộ trung thực nhu cầu của mình với HHC và tự nguyện đóng góp. Khi đó, khoản đóng góp của mỗi cá nhân sẽ bằng đúng lợi ích biên của họ nhận được từ đơn vị HHC cuối cùng. Tuy nhiên, một số cá nhân nhận ra rằng kể cả khi họ không đóng góp thì HHC vẫn có thể được cung ứng và lợi ích thụ hưởng của họ không hề bị ảnh hưởng. Khi đó, những cá nhân đó sẽ có khả năng được hưởng lợi từ những "bữa trưa miễn phí" và họ được gọi là những kẻ ăn không. Về mặt định nghĩa, kẻ ăn không là nhưng người được thụ hưởng lợi ích từ hàng hoá nhưng lại trốn tránh trong việc chi trả chi phí cung ứng.

Để minh họa rõ ràng cho vấn đề kẻ ăn không, chúng ta xây dựng một ví dụ về pháo hoa - một loại HHC thuần túy. Thị trấn A có 1000 dân và tất cả đều có nhu cầu thưởng thức pháo hoa vào ngày đầu năm. Về mặt lượng hóa, mỗi người dân thị trấn định giá 15 phút pháo hoa là $10, trong khi đó, giá thành của màn trình diễn pháo hoa tổng cộng $2000. Trong trường hợp này, lợi ích biên của xã hội cho màn trình diễn pháo hoa tổng cộng là $10000, lớn hơn rất nhiều so với chi phí cung ứng $2000. Như vậy, ta có thể nói rằng việc pháo hoa được bắn lên là hiệu quả về mặt xã hội. Nếu một doanh nghiệp đứng ra tổ chức bắn pháo hoa và bán vé cho người dân xem, họ có thể thu về một khoản lãi đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế, sẽ không có một doanh nghiệp nào có khả năng tận dụng được cơ hội kinh doanh này. Lí do là vì ngay khi có thông báo về việc màn trình diễn pháo hoa được tổ chức, một số người dân sẽ rất nhanh chóng nhận ra rằng do pháo hoa là một HHC thuần túy không có tính cạnh tranh, họ có thể thưởng thức pháo hoa mà không cần phải mua vé. Về phía doanh nghiệp, họ không có đủ thẩm quyền và chế tài để cưỡng chế người dân mua vé hoặc ngăn chặn những người không mua vé được thưởng thức pháo hoa. Do đó, vấn đề kẻ ăn không hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Nếu chỉ có một vài cá nhân có suy nghĩ như vậy, pháo hoa vẫn có thể được doanh nghiệp cung ứng vì doanh thu thu về từ những người còn lại vẫn đủ khả năng trang trải chi phí. Tuy nhiên, trong trường hợp cực đoan nhất, nếu tất cả mọi người dân trong thị trấn đều nhận ra khả năng hưởng thụ miễn phí lợi ích, toàn bộ họ sẽ trở thành những kẻ ăn không, vé bán ra sẽ không có ai mua và pháo hoa sẽ không bao giờ được bắn lên. Nói tóm lại, tuy rằng việc bắn pháo hoa là có lợi ích về mặt xã hội, doanh nghiệp sẽ vẫn lựa chọn quyết định không hiệu quả do việc cung ứng không đem lại cho họ tiền lãi. Đây là cơ sở cho sự can thiệp của Chính phủ vào cung ứng HHC.

Chính phủ - với thẩm quyền và các chế tài có hiệu lực mạnh - có khả năng khắc phục được thất bại thị trường trong cung ứng HHC thuần túy. Như trong ví dụ về pháo hoa, Chính phủ sẽ bắt buộc mỗi người dân đều phải đóng góp $3 tiền thuế. Tiền thuế thu được sẽ được Chính phủ sử dụng cho việc sản xuất và cung ứng miễn phí hàng hoá. Cần lưu ý rằng, việc can thiệp bằng thuế của Chính phủ chỉ có thể tối đa hoá phúc lợi xã hội trong trường hợp lợi ích biên nhận được từ HHC của các cá nhân là như nhau. Trái lại, nếu lợi ích biên của các cá nhân là khác nhau, việc áp thuế đồng đều có thể làm một số người chịu thiệt. Trong trường hợp này, phúc lợi xã hội chỉ được tối đa hoá nếu Chính phủ có khả năng phân loại lợi ích biên của người dân và áp những mức thuế cá nhân tương ứng.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Vấn đề kẻ ăn không về tính chất không cạnh tranh và không thể loại trừ của chúng, những "bữa trưa miễn phí" vẫn có khả năng xuất hiện....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Vấn đề kẻ ăn không. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 435
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm