Tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng không thuần túy

Tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng không thuần túy được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đối với HHC có thể tắc nghẽn

HHC có thể tắc nghẽn là những hàng hóa mà khi có quá nhiều người sử dụng thì có thể gây ra ngoại ứng tiêu cực và làm giảm lợi ích của những người đang sử dụng chúng. Nói cách khác, vượt qua điểm tắc nghẽn, chi phí biên để phục vụ thêm một người tiêu dùng là lớn hơn 0. Ví dụ, đường phố vào giờ cao điểm là HHC có tính cạnh tranh rất cao vì đường quá đông sẽ có tác động làm giảm tốc độ lưu thông, tăng mức ô nhiễm không khí, đồng thời tăng nguy cơ tai nạn đối với người đi đường. Trong trường hợp HHC có thể tắc nghẽn, phương pháp thu phí thường được sử dụng nhằm hạn chế lượng tiêu dùng ở mức vừa phải. Tuy nhiên, việc thu phí trong một số trường hợp lại gây ra tổn thất phúc lợi xã hội nếu việc tiêu dùng HHC đó chưa đạt tới điểm tắc nghẽn. Tại điểm này, hàng hóa chưa có tính cạnh tranh và cơ chế giá sẽ làm một số cá nhân chịu thiệt vì không được sử dụng. Hình 3.4 mô tả ví dụ về con đường cao tốc có thu phí với trục hoành là số người sử dụng và trục tung là phí sử dụng. Nhu cầu đi lại trên đường này của người dân tuân theo quy luật cầu, nghĩa là mức phí cao đồng nghĩa với lượt sử dụng sẽ thấp. Qt là công suất thiết kế của con đường (điểm tắc nghẽn). Trong trường hợp việc đi đường cao tốc là miễn phí, lượng lượt đi đường sẽ là Q1 và phúc lợi xã hội là toàn bộ hình A0Q1. Tuy nhiên nếu việc đi đường có thu phí P, số lượt đi sẽ giảm xuống chỉ còn Q2. Khi đó, sẽ có một số lượt đi đường (Q1-Q2) sẽ không xảy ra cho dù chi phí biên để phục vụ bằng 0 và lợi ích biên dương. Tổn thất phúc lợi xã hội được thể hiện bằng tam giác BQ1Q2.

lý thuyết kinh tế công cộng

Hình 3.4 Cung cấp HHC có thể tắc nghẽn

Trong trường hợp con đường cao tốc trên, do chi phí biên để phục vụ thêm một người tiêu dùng là 0, phương pháp tốt nhất nhằm tối ưu hoá phúc lợi xã hội là Chính phủ cung cấp miễn phí và trang trải chi phí sản xuất bằng các nguồn thu khác như thuế.

Đối với HHC có thể loại trừ nhưng việc loại trừ rất tốn kém

Trong bất kì giao dịch kinh tế nào diễn ra, thường xuất hiện một loại chi phí cần phải bỏ ra nhằm giúp cho giao dịch diễn ra trôi chảy và hiệu quả. Những chi phí đó được gọi chung là chi phí giao dịch. Ở ví dụ về đường cao tốc có thu phí, chi phí giao dịch bao gồm chi phí cố định xây dựng các trạm thu phí và chi phí để duy trì việc hoạt động các trạm đó bao gồm tiền thuê mướn nhân công, tiền điện, nước, v.v. Trong trường hợp chi phí giao dịch này quá lớn, kể cả khi lượng tiêu dùng tối đa lớn hơn công suất sử dụng, việc lựa chọn hình thức cung ứng HHC miễn phí hoặc có thu phí phải phụ thuộc vào từng trường hợp. Xét ví dụ được mô tả trong hình 3.5. Lượng đi lại tối đa là Q0, lớn hơn công suất của con đường Qt. Với những lượng lượt đi lại lớn hơn Qt, chi phí biên để phục vụ thêm một lượt đi lại tăng dần thể hiện ngoại ứng tiêu cực gây ra do tắc nghẽn. Như vậy, lượng đi lại tối ưu qua con đường cao tốc là Q* tương ứng với điểm cắt C giữa đường cầu và đường chi phí biên. Nếu Chính phủ cung cấp miễn phí việc đi lại trên đường cao tốc, số lượng lượt đi lại sẽ là tối đa, tại Q0. Việc số lượt đi lại vượt quá công suất con đường sẽ làm xã hội phải gánh chịu một phần tổn thất phúc lợi thể hiện qua diện tích tam giác ACQ0. Tại các điểm thuộc tam giác ACQ0, chi phí biên xã hội lớn hơn lợi ích biên xã hội.

Để tránh tổn thất từ việc tiêu dùng quá mức, cơ chế thu phí cần được áp dụng. Tuy nhiên, do chi phí giao dịch quá lớn, mức phí cần phải thu P vượt quá mức phí tối ưu P’*. Số lượt đi lại trên đường cao tốc giảm xuống còn Q1. Điều này lại gây ra tổn thất phúc lợi xã hội do những lượt đi lại có lợi ích xã hội lớn hơn chi phí biên xã hội không được diễn ra. Phần tổn thất này được thể hiện bằng diện tích BAQtQ1.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng không thuần túy về chi phí giao dịch này quá lớn, kể cả khi lượng tiêu dùng tối đa lớn hơn công suất sử dụng, việc lựa chọn hình thức cung ứng HHC miễn phí hoặc có thu phí phải phụ thuộc vào từng trường hợp....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng không thuần túy. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 286
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm