Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 10

Vật lý 11 Chân trời sáng tạo bài 10: Thực hành đo tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 10: Thực hành đo tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm để bạn đọc cùng tham khảo và giải bài tập Vật lý 11 Chân trời sáng tạo nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Luyện tập 1 trang 63 SGK Vật lí 11 Chân trời

Hiện nay, ứng dụng SmartScope Oscilloscope trên điện thoại thông minh có thể được sử dụng để ghi nhận đồ thị dao động âm. Sử dụng ứng dụng này, kết hợp với ứng dụng quay màn hình điện thoại, hãy tiến hành lại thí nghiệm đo tần số của sóng âm và so sánh kết quả đo được với kết quả trong phương án thí nghiệm (sử dụng dao động kí điện tử). Phân tích ưu, nhược điểm của hai phương án này.

Lời giải

So sánhSử dụng phần mềmSử dụng dao động kí điện tử
Ưu điểmTiện lợi
Dễ dàng thực hiện với nhiều thiết bị
Có thể linh hoạt thời gian đo số liệu
Độ chính xác cao
Ít bị ảnh hưởng của môi trường

Nhược điểmDễ bị ảnh hưởng của môi trường
Đòi hỏi người thực hiện phải thao tác cẩn thận chi tiết, nơi có điều kiện yên tĩnh.

Thiết bị cồng kềnh, nhiều thao tác lắp dặt thí nghiệm
Khó có thể mang đi nhiều nơi
Phải thực hiện trong phòng thí nghiệm, nơi có điều kiện yên tĩnh.

Luyện tập 2 trang 65 SGK Vật lí 11 Chân trời

Có thể xác định tốc độ truyền âm trong không khí thông qua việc đo khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thả một vật rơi tự do từ độ cao so với một bề mặt cứng đến khi nghe được âm phát ra từ va chạm của vật với bề mặt. Thực hiện thí nghiệm này và so sánh kết quả đo được với kết quả trong phương án thí nghiệm (sử dụng ống cộng hưởng).

Lời giải

Hai thí nghiệm này cho ra kết quả khác nhau

Khoảng thời gian đo được khi thả rơi tự do vật từ độ cao 2,2m là 0,462s, tốc độ đo khi thả rơi vật là tốc độ rơi tự do của vật không phải tốc độ truyền âm trong không khí.

Vận dụng trang 65 SGK Vật lí 11 Chân trời

Cảm biến âm là cảm biến có nguyên tắc hoạt động tương tự micrô. Khi sóng âm được truyền tới cảm biến thì nó sẽ chuyển tín hiệu âm thành tín hiệu điện có cùng tần số. Kết nối cảm biến âm với bộ xử lí số liệu sẽ thu được tín hiệu điện này trên màn hình (hình 10.4), dựa vào đồ thị và sự cài đặt tỉ lệ trục thời gian ban đầu ta có thể xác định được chu kì của tín hiệu.

Nếu có hai sóng âm tới cảm biến cách nhau một khoảng thời gian nào đó thì bộ xử lí số liệu cũng sẽ hiển thị đồng thời hai tín điện trên màn hình và cũng có thể xác định được hai thời điểm mà cảm biến bắt đầu ghi nhận hai sóng âm.

Từ các thông tin trên, hãy đưa ra một phương án thí nghiệm xác định tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm với cảm biến âm và bộ xử lí số liệu.

Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 10

Lời giải

Phương án thí nghiệm:

- Sử dụng một âm thoa, búa cao su.

- Đặt âm thoa gần bộ cảm biến âm một khoảng vừa đủ, dùng búa cao su gõ nhẹ vào âm thoa, bộ cảm biến âm sẽ nhận sóng âm từ âm thoa và xử lí tín hiệu cho ta đồ thị dao động của sóng âm.

- Do đã cài đặt tỉ lệ trục thời gian ban đầu ta có thể xác định được chu kì của tín hiệu.

- Từ đồ thị xác định được bước sóng (khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp).

- Từ đó xác định được tốc độ truyền âm và tần số của âm thoa.

------------------------------------

Bài tiếp theo: Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 11

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 10: Thực hành đo tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm. Hi vọng qua đây bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Vật lí 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Hóa học 11 Chân trời sáng tạo, Toán 11 Chân trời sáng tạo.

Đánh giá bài viết
1 201
Sắp xếp theo

    Vật lý 11 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm