Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 7

Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 7: Sóng điện từ được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng qua đây bạn đọc có thêm tài liệu để giải bài tập Vật lý 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bài 1 trang 48 SGK Vật lí 11 Chân trời

Hình 7P.1 mô tả các hiện tượng xảy ra đối với sóng vô tuyến có các tần số khác nhau do tác dụng của tầng điện li ở khí quyển.

a) Gọi tên các hiện tượng liên quan đến sóng vô tuyến có tần số 5 MHz và 100 MHz.

b) Giải thích vì sao các sóng vô tuyến ngắn được sử dụng để truyền thông tin trên mặt đất.

Lời giải

a) Từ 5 MHz đến 10 MHz là sóng trung được dùng để lan tỏa trong các thành phố lớn, phản xạ kém hơn sóng dài và ảnh hưởng bởi giao thoa sóng

Từ 10 MHz đến 100 MHz là sóng ngắn có tần số khá cao và bị hấp thụ bởi các vật cản, ưu điểm của sóng ngắn là có thể liên lạc rất xa.

b) Vì ưu điểm của sóng vô tuyến ngắn là có thể truyền đi và liên lạc rất xa nên thường được sử dụng để truyền thông tin trên mặt đất.

Bài 2 trang 48 SGK Vật lí 11 Chân trời

Các tia UV-A (có bước sóng trong khoảng từ 320 nm đến 400 nm) trong ánh sáng mặt trời có thể có tác dụng sinh học tốt như kích thích sự sản sinh vitamin D. Nhưng các tia UV-B có bước sóng trong khoảng từ 280 nm đến 320 nm lại có thể nguy hiểm như gây ung thư da.

Bằng cách tra cứu sách, báo, hãy lập biểu đồ cho biết ở địa phương em, trong khoảng thời gian nào của một năm và thời gian nào trong ngày ta cần phải phòng tránh tia UV-B.

Lời giải

Các bạn có thể xem và thu thập thông tin về lượng tia UV hàng ngày ở các địa phương qua một số trang web như: Uvlens.com, accuweather.com,kttv.gov.vn,...

Biểu đồ dự báo tia UV ở thành phố Hà Nội ngày 24/3/2023

Vật lý 11 Chân trời sáng tạo bài 7

Khoảng thời gian nắng gay gắt bắt đầu từ 9h sáng đến khoảng hơn 15h và có lượng tia UV cao nên hạn chế ra ngoài vào thời gian đó, nếu phải ra ngoài hãy mặc quần áo dài để che nắng, đeo kính chống tia UV, bôi kem chống nắng,...

Bài 3 trang 48 SGK Vật lí 11 Chân trời

Một vệ tinh nhân tạo chuyển động ở độ cao 575 km so với mặt đất phát sóng vô tuyến có tần số 92,4 MHz với công suất bằng 25,0 kW về phía mặt đất. Hãy tính cường độ sóng nhận được bởi một máy thu vô tuyến ở mặt đất ngay phía dưới vệ tinh. Bỏ qua sự hấp thụ sóng của khí quyển.

Lời giải

Cường độ sóng nhận được bởi một máy thu vô tuyến ở mặt đất ngay phía dưới vệ tinh là:

I=\frac{P}{4\pi r^{2}}=\frac{25.10^{3}}{4\pi(575.10^{3})}=6,017.10^{-9}(W/m^{2})

--------------------------

Bài tiếp theo: Vật lý 11 Chân trời sáng tạo bài 8

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Vật lý 11 Chân trời sáng tạo bài 7: Sóng điện từ. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Vật lí 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Hóa học 11 Chân trời sáng tạo, Toán 11 Chân trời sáng tạo.

Đánh giá bài viết
1 71
Sắp xếp theo

    Vật lý 11 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm